Uông Chu Lưu Phó Chủ tịch Quốc hộ

Một phần của tài liệu 15-11c (Trang 44 - 45)

Kính thưa Quốc hội,

Hôm nay có 24 đại biểu Quốc hội đăng ký và đã phát biểu tại Hội trường, nhìn chung các đại biểu đều đồng tình cao với việc cần phải ban hành luật này tách từ Luật khiếu nại, tố cáo ra thành 2 luật.

Vấn đề thứ hai, về phạm vi điều chỉnh, đa số đại biểu Quốc hội đều đồng tình với dự án luật, nhưng cũng có ý kiến đề nghị cần xác định lại chỉ có khiếu nại hành chính trong các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính, những hành vi này, quyết định này trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân. Đây là những vấn đề thực tế của Việt Nam, chúng ta đã có Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản pháp luật khác. Cho nên giữa Điều 1 và Điều 4 cần tính lại cho chặt chẽ, theo hướng cơ bản là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính, nhưng cũng có những quyết định hành chính, hành vi hành chính của những cơ quan khác của Nhà nước như Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, những quyết định đó là những quyết định hành chính trong các cơ quan đó, trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội cũng được coi là các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Tôi nói chung như thế để chúng ta tiếp tục hoàn thiện.

Vấn đề thứ ba, về khái niệm, đây là vấn đề rất cơ bản, liên quan trực tiếp đến Luật tố tụng hành chính, cho nên việc thể hiện khái niệm này cho chính xác và thống nhất, đề nghị các cơ quan tiếp thu ý kiến đại biểu để quy định cho rõ, sau này dễ áp dụng và thống nhất, không là mỗi nơi hiểu một cách khác nhau. Thực tế hiện nay đúng là chúng ta nói quyết định hành chính được hiểu như là một hình thức ban hành quyết định, còn các hình thức kết luận, văn bản, thông báo đều không được xem xét, cho nên chỗ này cần phải xử lý cho nó chính xác và thống nhất.

Vấn đề khiếu nại đông người, cũng có nhiều loại ý kiến khác nhau, nhưng mà đa số hôm nay các vị đại biểu Quốc hội đều cho rằng đây là một vấn đề thực tế dang diễn ra ở đất nước chúng ta và chúng ta không thể không xem xét, không giải quyết vấn đề này. Còn vấn đề cách qui định, giải quyết như thế nào trong luật này

cho nó hợp lý, phù hợp với tình hình chúng ta, thì đề nghị chúng ta cân nhắc, thêm cho nó chặt chẽ.

Vấn đề thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tán thành với qui định ở trong dự thảo luật, nhưng mà đề nghị qui định rõ hơn trách nhiệm của từng chủ thể.

Vấn đề xử lý vi phạm các qui định giải quyết khiếu nại ở Điều 41 thì tán thành phải có điều này để thấy rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền, nhưng mà những hình thức và hình thức xử lý, trách nhiệm ở đây thì theo đại biểu còn nhẹ và nên đề nghị thay khiển trách có thể là bằng cảnh cáo đối với một số trường hợp như các Điểm d, đ, e ở trong Điều 41. Còn những các trường hợp mà cố ý thì trong dự thảo đã nói rõ rồi là còn có thể cách chức, có thể truy cứu cả hình thức trách nhiệm khác nữa.

Còn việc tổ chức tiếp công dân thì đồng ý là phải có điểm này ở trong luật, nhưng mà cần phải tổng kết lại thực tế tiếp công dân của chúng ta hiện nay và cân nhắc việc có nên để trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng trong dự án luật này không.

Về vấn đề giám sát, tôi tán thành là cần phải có quy đinh nhưng nếu giữ lại thì phải nói rõ cơ chế, trình tự, thẩm quyền, trách nhiệm, thời hạn chứ không thể viết chung chung như dự thảo hiện nay. Nếu để như hiện nay thì không nên, bởi vì chúng ta đã có Luật giám sát Quốc hội, luật của mặt trận cũng có giám sát mặt trận, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cũng có quy định về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử rồi, đề nghị các đồng chí cũng cân nhắc về vấn đề này.

Các vấn đề cụ thể khác thì Đoàn thư ký đã ghi chép đầy đủ và chúng tôi sẽ tập hợp và sẽ có nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ để báo cáo lại Quốc hội trong lần sau khi xem xét thông qua. Xin cám ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu 15-11c (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w