7. Cấu trúc luận văn
1.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ứng dụng trong đánh giá thích hợp đất đai
Đề xuất quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành từ việc ĐGĐĐ, trong khi ĐGĐĐ thường tập trung vào tiềm năng của các ĐVĐĐ riêng lẻ và cho các mục đích sử dụng khác nhau thì việc quy hoạch sử dụng đất đai và đề xuất hình thức sử dụng được tiến hành trên quy mô tổng thể. Để đi đến quy hoạch và đề xuất sử dụng đất thì các vấn đề về KT - XH và môi trường phải được nghiên cứu và đánh giá cụ thể. ĐGĐĐ phải tính đến hiệu quả kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn nghiên cứu, từ đó có hướng đề xuất phù hợp đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai [2].
1.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ứng dụng trong đánh giá thích hợp đấtđai đai
Trong đánh giá phân hạng thích hợp đất đai, ngày nay vai trò của hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System (GIS) rất quan trọng nhằm giúp định lượng kết quả ra không gian và thuộc tính của dữ liệu. GIS là một nhánh của công nghệ thông tin (IS-Information System), đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây [1].
GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS đã trở thành
công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối phó với thảm hoạ thiên tai,... GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân,... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền bản đồ số nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu bản đồ đầu vào.
Trong quá trình phát triển của khoa học công nghệ hiện nay thì hệ thống thông tin địa lý có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa này có cùng những nội dung bên trong gần tương đồng và giống nhau như dữ liệu không gian, phân biệt giữa hệ thống thông tin quản lý và GIS, chẳng hạn:
- Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một tập công cụ để thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi và hiển thị các dữ liệu không gian từ thế giới thực nhằm thực hiện mục đích cụ thể. Đó là hệ thống thể hiện các đối tượng từ thế giới thực thông qua: Vị trí địa lý của đối tượng thông qua một hệ toạ độ; Các thuộc tính của chúng mà không phụ thuộc vào vị trí; Các quan hệ không gian giữa các đối tượng [1].
- Theo Burrough (1986), Hệ thống thông tin địa lý là một tổ công cụ phục vụ đắc lực cho việc thu thập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các số liệu mang tính chất không gian từ thế giới để phục vụ cho các mục đích cụ thể.
- Theo David Cowen, NCGIA, Hoa Kỳ, GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu qui chiếu không gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp.
- Theo Arrnoff, GIS là một hệ thống máy tính cơ bản tạo ra bốn khả năng để lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu vào, quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, truy xuất dữ liệu.
Từ các quan điểm trên có thể khái quát: Hệ thống thông tin địa lý GIS là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, hiển thị dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết rộng lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt Trái đất. Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp những nguyên lý, phương pháp,
công cụ và dữ liệu không gian được sử dụng để quản lý, duy trì, chuyển đổi, phân tích, mô hình hoá, mô phỏng, làm bản đồ những hiện tượng và quá trình phân bố trong không gian địa lý,...
- Ứng dụng kỹ thuật GIS trong thu thập xử lí thông tin, trên các bản đồ đơn tính để chồng lớp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. So sánh đối chiếu, so sánh các yêu cầu sử dụng đất của cây trồng đối với các đơn vị đất đai trên địa bàn để xây dựng bản đồ thích nghi [7].