7. Cấu trúc luận văn
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích điều tra 14.555,37ha, chiếm 72,75% diện tích tự nhiên. Diện tích điều tra không tính đến đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm trong khu dân cư và diện tích đất phi nông nghiệp. Kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất thị xã An Khê tỷ lệ 1:25.000 xác định 8 loại đất thuộc 5 nhóm [14].
Bảng 2.1. Phân loại đất thị xã An Khê tỉnh Gia Lai [14]
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ
(%)
I Nhóm đất phù sa P 428,72 2,14
1 Đất phù sa ngòi suối Py 304,99 1,52
2 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 123,73 0,62
II Nhóm đất xám bạc màu X 8.064,65 40,31
3 Đất xám trên đá macma axit Xa 8.064,65 40,31
III Nhóm đất đen R 5,00 0,02
4 Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa của đá
bọt và bazan Ru 5,00 0,02
IV Nhóm đất đỏ vàng F 5.562,39 27,80
5 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 4.759,66 23,79
6 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk 5,49 0,03 7 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 797,24 3,98
V Nhóm đất thung lũng D 494,61 2,47
8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 494,61 2,47
Tổng diện tích đất 14.555,37 72,75
Đất nuôi trồng thủy sản NTS 231,60 1,16
Đất phi nông nghiệp PNN 3.352,62 16,76
Đất trồng cây lâu năm trong khu dân cư 1.867,19 9,33
a. Nhóm đất phù sa
Có diện tích 428,72ha, chiếm 2,14% tổng diện tích tự nhiên của toàn thị xã. Trong nhóm này được chia thành 2 loại đất là đất phù sa ngòi suối, diện tích 304,99ha (Py), chiếm 1,52%; loại thứ 2 là đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng diện tích 123,73ha (Pf), chiếm 0,62%. Các loại đất này phân bố ven sông suối một số xã nhiều nhất ở phường An Bình 116,43ha, xã Tú An 99,26ha, xã Xuân An 85,73ha và rải rác ở một vài xã phường khác. Loại đất này hiện đang sử dụng để canh tác lúa là chính.
Điều kiện hình thành và phân loại: Đất phù sa được hình thành từ trầm tích có nguồn gốc sông, suối, tuổi Holocene muộn (aQ3-IV). Thành phần trầm tích chủ yếu là cấp hạt mịn và trung bình. Do phân bố ở những khu vực có vị trí và địa hình tương đối cao, thấp khác nhau, dẫn đến có những phân biệt về mức độ bồi đắp phù sa về mùa lũ, độ sâu và mức độ bão hòa nước ngầm là yếu tố quyết định đến ưu thế xảy ra của 1 trong 2 quá trình oxy hóa và khử trong đất, đây là yếu tố làm phân hóa phẫu diện đất [14].
Đất phù sa của thị xã An Khê được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của các dòng sông như sông Ba và các hệ thống suối khác... Do địa hình phức tạp, các dãy núi xen kẽ với đồng bằng, các vật liệu phù sa còn được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích từ các dãy núi xung quanh. Đất hình thành trên thềm bồi tích hiện tại của các sông, suối và phạm vi hình thành hẹp chỉ cách bờ suối vài chục mét đến vài trăm mét nên không tạo thành vùng lớn.
b. Nhóm đất xám bạc màu
Có diện tích lớn nhất với 8.064,65ha chiếm 40,31% tổng diện tích tự nhiên.
Đất xám có thể hình thành trên các loại mẫu chất khác nhau, song để đạt tiêu chuẩn đất xám, những mẫu chất trên phải thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Có thành phần cơ giới nhẹ và có trên 8% sét trong suốt, độ sâu 0 - 80cm; (2) Phân bố trong điều kiện nhiệt đới ẩm; (3) Có thời gian phát triển đủ để hình thành một tầng tích tụ sét (tầng Bt) trong phạm vi từ 0 - 100cm.
nhưỡng cơ bản trong sự phát triển hình thái phẫu diện đất. Việc giữ lại một cách tương đối các cấp hạt cát, thịt trong các lớp bề mặt và rửa trôi sét, sắt, nhôm và các Cation kiềm làm cho đất có màu xám, xám sáng là chủ đạo. Nhóm đất này cũng chỉ có 1 loại đất duy nhất là đất xám trên đá macma axit.
Đất xám trên đá macma axit phát triển chủ yếu trên đá Granite và đá cát phân bố ở các dạng địa hình bậc thềm cao đến đồi núi thấp có độ dốc thay đổi từ 0 - 150. Trong đó phổ biến là dạng bậc thềm cao có độ dốc 3 - 80.
Trong nhóm này cũng chỉ có 1 loại đất duy nhất là đất xám trên đá macma axit (Xa). Đất phân bố chủ yếu ở vùng gò đồi phía Bắc và Tây thị xã diện tích đất có ở khắp các phường, xã. Tập trung nhiều nhất ở xã Tú An 2.280,24ha, xã Xuân An 1.849,34ha, xã Thành An 1.181,74ha, xã Cửu An 930,27ha [14].
c. Nhóm đất đen
Có diện tích 5,00ha chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên. Có 1 đơn vị đất trong nhóm này là đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt và bazan (Ru), phân bố ở phía bắc xã Tú An và giáp với huyện Kbang [14].
Đất hình thành từ đá mẹ Bazan giàu kiềm có biểu hiện của quá trình rửa trôi, tích tụ sét. Tuy nhiên quá trình phá hủy khoáng sét và rửa trôi kiềm còn ở mức thấp.
d. Nhóm đất đỏ vàng
Có diện tích lớn thứ 2 chỉ sau nhóm đất xám bạc màu với 5.562,39ha chiếm 27,80% tổng diện tích tự nhiên của thị xã. Đất hình thành phát triển trên các loại đá mẹ mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, quá trình tích lũy sắt, nhôm… phổ biến. Đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt tùy thuộc mức độ tích lũy sắt và nhôm. Nhóm đất này có 3 đơn vị đất.
Đất vàng đỏ trên đá mácma axit (Fa)
Có diện tích 4.759,66ha, chiếm 23,79% diện tích tự nhiên, đất phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp phía Đông Nam thị xã, có mặt ở 8/11 xã phường và tập trung nhiều trên địa bàn các xã Song An 3.065,09ha, Cửu An 708,55ha, Tú An 348,6ha [14].
Đất vàng đỏ trên đá Macma axit chủ yếu là đá granite nghèo kiềm, giàu thạch anh và thường có thành phần cơ giới rất nhẹ, phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm;
khoáng sét đã bị biến đổi đáng kể, phần lớn đất phân bố ở địa hình đồi núi trung bình tới cao, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh, vì vậy quá trình rửa trôi xảy ra rất mạnh mẽ, đất có tầng mỏng, đá lộ đầu.
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk)
Có diện tích 5,49ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên, diện tích không đáng kể phân bố rải rác xã Song An và xã Tú An.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl)
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước có diện tích 797,24ha, chiếm 3,98% diện tích tự nhiên. Đất hình thành do việc cải tạo đất đỏ vàng để trồng lúa, trong điều kiện ngập nước quá trình rửa trôi diễn ra chậm, kết cấu đất bị phá vỡ dẫn đến quá trình rửa trôi sét theo chiều sâu.
Đất phân bố ở các ruộng bậc thang, dưới chân vùng gò đồi, núi thấp ở một số các phường xã trong thị xã, tập trung nhiều nhất ở xã Tú An 288,51ha, Song An 163,16ha, phường An Phước 138,85ha [14].
e. Nhóm đất thung lũng
Có diện tích 494,61ha, chiếm 2,47% diện tích tự nhiên, trong nhóm này chỉ có 1 đơn vị đất duy nhất là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở các chân, sườn đồi thoải hoặc các khe dốc, vật liệu được dòng nước mang từ các vùng đồi núi kế cận về nơi địa hình thấp, cùng với các vật liệu này còn có các chất hữu cơ. Do ở địa hình thấp, nước mặt đọng nên đất thường bị glây.
Đất phân bố ở địa hình thấp, trũng ở các thung lũng hẹp rải rác trong vùng gò đồi, núi thấp ở hầu hết các phường, xã trong thị xã. Tập trung nhiều nhất ở các Cửu An 230,86ha, xã Thành An 85,73ha và rải rác ở các xã phường khác [14].