Trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Trên thế giới

Kế thừa trên cơ sở của những nghiên cứu về tính chất, đặc điểm của đất, công tác đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp được nhiều nước trên thế giới quan tâm nhằm thích ứng với sự suy thoái, ô nhiễm môi trường đất trước những thay đổi nhanh chóng, sự phát triển KT - XH và các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là khí hậu.

Từ những năm 50 của thế kỷ XX, con người bắt đầu nhận thấy cần có những hiểu biết tổng hợp để đánh giá tiềm năng đất đai (land) cho các mục tiêu sử dụng đã được xác định, do đó đánh giá đất đai được xem là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất (soil). Từ đó, công tác nghiên cứu và đánh giá đất đã trở thành chuyên ngành nghiên cứu quan trọng để phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển KT - XH, trong đó có nông nghiệp và giảm nghèo cho người dân.

Ở Hoa Kì: Công tác nghiên cứu, đánh giá và phân loại đất đai có tưới được thực hiện từ năm 1951. Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng được (Arable), đến lớp có thể trồng được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng được (non arable). Trong cách phân loại này, các chỉ tiêu kinh tế cũng được xem xét bên cạnh các đặc điểm và tính chất đất đai [5].

Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Được chú trọng và triển khai từ năm 1960 và phổ biến theo 2 phương pháp đánh giá:

+ Phương pháp đánh giá tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm chuẩn và chú ý vào phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể.

+ Phương pháp đánh giá từng yếu tố: Bằng cách thống kê các chỉ tiêu tự nhiên, kinh tế để so sánh trong đó lấy lợi nhuận làm điểm mốc để so sánh với các loại đất khác.

Ở các nước còn lại thuộc châu Âu: Việc đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai cũng được chú trọng thực hiện và phổ biến theo 2 hướng là định tính và định lượng như: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất (định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định sản xuất thực tế của đất đai (định lượng).

Ở Ấn Độ và các quốc gia thuộc vùng nhiệt đới ẩm châu Phi: Thường áp dụng phương pháp tham biến để biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng đất được thể hiện bằng phần trăm hoặc cho điểm [5].

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan điểm về phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương trình nghiên cứu có tính toàn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm bền vững. Thời gian này, FAO đã tập hợp những nhà khoa học đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm về đánh giá đất của các quốc gia, kết quả là đã xây dựng được bộ tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO, 1976), sau đó được bổ sung, hoàn chỉnh năm 1983. Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm, vận dụng và được chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai.

Ngoài tài liệu hướng dẫn công tác ĐGĐĐ, có nhiều tài liệu khác hướng dẫn cụ thể về ĐGĐĐ cho từng đối tượng chuyên biệt được FAO xuất bản như: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1984); Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985); Hướng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất (1988); Đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (1989); Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (1990); Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (1990) [4].

Ngày nay, công tác ĐGĐĐ được thực hiện ở nhiều quốc gia, trở thành khâu trọng yếu của hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai [2], [12].

Hình 1.4. Sơ đồ đề cương đánh giá đất đai theo FAO [5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)