Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.3. địa bàn nghiên cứu

- Tỉnh Gia Lai

Từ cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp đã chú trọng điều tra, đánh giá đất ở tỉnh Gia Lai cũng như vùng Tây Nguyên, kết quả đã xây dựng được bản đồ lãnh thổ cấp huyện tỷ lệ 1:25.000, sau đó thu về toàn tỉnh Gia Lai với tỷ lệ 1:100.000. Đi kèm với đó là thành lập được bản đồ phân loại đất ở tỉnh Gia Lai với 9 nhóm, 27 đơn vị phân loại [2].

Những năm 1980 - 1995, công tác nghiên cứu về tài nguyên đất ở Gia Lai tiếp tục được thực hiện với những nghiên cứu cụ thể hơn với việc thành lập các bản đồ

đất tỷ lệ 1:10.000, 1:5.000 cho các nông trường cà phê, cao su và một số vùng chuyên canh…được viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp chủ trì.

Năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai có báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất tỉnh Gia Lai đến năm 2020. Báo cáo đã tổng kết những thành tựu đạt được cũng như hạn chế trong công việc sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020, trong đó có bố trí cho cây ăn quả và ưu tiên phát triển nhằm phát huy tiềm năng lãnh thổ.

Ngoài ra, còn có các đề tài, công trình, luận văn thạc sĩ được đào tạo ở các trường đại học có uy tín thuộc các chuyên ngành Quản lý đất đai, Kinh tế nông nghiệp, Địa lí tự nhiên, Quản lý tài nguyên - Môi trường… đã nghiên cứu, ĐGĐĐ phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở Gia Lai nói chung, từng huyện, thị xã nói riêng là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả.

- Ở thị xã An Khê

Là địa phương miền núi có nhiều tiềm năng đất đai cho phát triển nông, lâm nghiệp, thị xã An Khê đã được nhiều công trình nghiên cứu từ các nguồn vốn khác nhau nhằm đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp hoặc ứng dụng mô hình sản xuất tiên tiến vào phát triển nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trên cơ sở đánh giá các nguồn lực tự nhiên và KT - XH trong vùng [2].

Các dự án cấp nhà nước thuộc Chương trình Nông thôn - Miền núi giai đoạn 2005 - 2010 “Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng công nghệ cao tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai”. Hiện tại, địa phương thông qua kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 [15], có đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp có đề cập đến tiềm năng, thế mạnh của đất đai và thực trạng phát triển cây ăn quả của địa phương. Ngoài ra, ở thị xã An Khê cũng đã lập kế hoạch Đề án phát triển nông nghiệp thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, trong báo cáo tổng hợp Đánh giá chất lượng đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn mới trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, của Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, báo cáo đã đánh giá và nghiên cứu chi tiết hơn về tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng của thị xã An Khê.

Với giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn của tác giả thì chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện, do đó việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc đối với địa phương trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Đánh giá tài nguyên đất phục vụ cho phát triển nông nghiệp nói chung cũng như phục vụ cho định hướng phát triển cây ăn quả có múi nói riêng là việc làm rất cần thiết nhằm hướng đến việc sử dụng, khai thác có hiệu quả, hợp lí nguồn TNTN nhất là tài nguyên đất đai.

Trên cơ sở các tài liệu, công trình nghiên cứu về tài nguyên đất, đánh giá tài nguyên đất, phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp cũng như mảng nghiên cứu về cây trồng, luận văn đã kế thừa, chọn lọc, phân tích làm rõ nội hàm các khái niệm, quan niệm về đất, đất đai, ĐVĐĐ, loại hình sử dụng đất…Xác định và làm rõ các phương pháp nghiên cứu cụ thể trên địa bàn.

Xác định cụ thể các loại cây ăn quả có múi về quy trình lựa chọn giống, đặc điểm sinh thái, địa bàn phân bố…

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)