Một số tồn tại, hạn chế trong việc phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 89)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1.3. Một số tồn tại, hạn chế trong việc phát triển cây ăn quả có múi trên địa bàn

Cùng với sự tăng trưởng diện tích, sản lượng, sản xuất cây có múi nước ta nói

chung, An Khê nói riêng đang đứng trước một số hạn chế, thách thức, chủ yếu là:

- Cơ cấu giống địa phương là chủ yếu, trong đó nhiều giống có mẫu mã, chất lượng chưa cao, giống thoái hóa, có nhiều hạt, làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm ăn tươi, khó khăn cho công nghiệp chế biến;

- Tỷ lệ cây giống lưu hành trong sản xuất chưa được kiểm soát về nguồn gốc, chất lượng, sạch bệnh chưa cao;

- Tác động của biến đổi khí hậu (khô hạn, mưa bão, ngập lụt,…), nhiều đối tượng sâu bệnh hại (với trên 30 loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng

lá Greening, vàng lá thối rễ, thối rụng quả…) xuất hiện, gây hại tại khắp các vùng

trồng cây ăn quả có múi, nhất là tại các vùng phát triển tự phát, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm, tuổi thọ vườn cây và làm tăng chi phí đầu tư, chăm sóc;

- Trong quá trình sản xuất thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác còn những bất cập như:

+ Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nguy cơ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, bùng phát dịch hại và ảnh hưởng chất lượng, ATTP; có nơi, có lúc người tiêu dùng giảm lòng tin, quay lưng với sản phẩm làm cho giá cả giảm mạnh;

+ Kỹ thuật cắt tỉa chưa được áp dụng phổ biến trong sản xuất cây có múi, làm cho sâu bệnh hại phát sinh gây hại, giảm chất lượng và độ đồng đều của quả;

+ Bà con trồng cây ăn quả có múi ở nhiều diện tích có độ dốc lớn, không thiết kế đường đồng mức phù hợp, khó khăn cho canh tác, thu hái, mói mòn, rửa trôi;

+ Giá thành sản xuất còn khá cao, làm giảm sức cạnh tranh, nguyên nhân cơ bản là: Năng suất còn thấp và chưa ổn định; chuỗi giá trị còn quá nhiều khâu trung gian, chủ yếu là thương lái, chưa hợp lý về phân chia lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận cho người nông dân trực tiếp sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)