7. Cấu trúc luận văn
3.2.1.4. Xây dựng các bản đồ đơn tính
a. Bản đồ loại đất
Loại đất là chỉ tiêu tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của khoanh đất. Loại đất phản ánh hàng loạt các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học cơ bản của đất, nó còn cho ta khái niệm về khả năng sử dụng đất và các mức độ tốt xấu, đáp ứng cho các nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Theo kết quả xây dựng bản đồ đất, đất vùng nghiên cứu được phân loại thành 8 loại đất là đất phù sa ngoài suối, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất xám trên
macma axit, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ và đất xám trên macma axit (hình 3.2).
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.2. Bản đồ Thổ nhưỡng thị xã An Khê
b. Bản đồ độ dốc
An Khê nằm trên khu vực Tây Nguyên có địa hình khá đa dạng, vùng nghiên cứu có 6 dạng độ dốc. Độ dốc có ảnh hưởng quan trọng đến chế độ canh tác như: làm đất, tưới, tiêu, khả năng giữ nước và các tính chất khác của đất. Độ dốc liên quan
đến cách bố trí cây trồng phù hợp. Diện tích đất đai phân theo độ dốc được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Diện tích đất đai phân theo độ dốc thị xã An Khê
TT Cấp độ dốc (độ) Diện tích (ha) 1 > 25 339,8 2 20 - 25 447,9 3 15 - 20 788,8 4 8 - 15 2560,9 5 3 - 8 9679,8 6 < 3 6249,6 - Đất có độ dốc từ 0 - 30 có diện tích 6249,6ha là vùng đất bằng phẳng, ít dốc thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
- Đất có độ dốc từ 3 - 80 có diện tích 9679,8ha là vùng đất dốc thoải, tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, đặc biệt là áp dụng các biện pháp cơ giới hóa trong nông nghiệp.
- Đất có độ dốc từ 8 - 150 có diện tích 2560,9ha là khu vực địa hình tương đối dốc, sản xuất nông nghiệp tương đối khó khăn, nhưng áp dụng các biện pháp canh tác đúng kỹ thuật thì cây trồng vẫn phát triển tốt trên diện tích đất này (cải tạo tốt).
- Đất có độ dốc từ 15 - 250 có diện tích 1236,7ha, là những vùng có độ dốc trung bình nhưng canh tác nông nghiệp gặp nhiều hạn chế, cần áp dụng các kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp để chông xói mòi cho đất (có thể cải tạo).
- Đất có độ dốc trên 250 có diện tích 339,8ha chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, không thích hợp cho canh tác nông nghiệp, phân bố rải rác ở các vùng núi thuộc xã Song An (Hình 3.3).
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.3. Bản đồ độ dốc thị xã An Khê
c. Bản đồ độ dày tầng canh tác
Độ dày tầng canh tác liên quan đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo thành năng suất của cây, đặc biệt là những loại cây ăn quả như: Bưởi, cam, quýt, chanh... Độ dày tầng canh tác là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Khu vực nghiên cứu độ dày canh tác được chia thành 4 cấp (trên 70cm, từ 50 - 70cm, từ 30 -
50cm và dưới 30cm). Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng đất được thể hiện ở hình 3.4.
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.4. Bản đồ Độ dày tầng canh tác
Tại địa bàn nghiên cứu độ dày tầng đất từ 100cm trở lên đạt trên 11.000ha chiếm trên 77% diện tích đánh giá phân bố ở cả 11 xã phường. Diện tích đất 70 - 100cm có 1.595ha ở Cửu An, An Phước, Ngô Mây, Song An, Thành An, Tú An, Xuân
An. Diện tích đất dày từ 50 - 70cm là 1.498,62ha, còn lại là diện tích dưới 50cm chiếm tỷ trọng nhỏ, diện tích không đáng kể.
d. Bản đồ thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới của đất có liên quan đến nhiều vấn đề như: Khả năng giữ nước, tiêu nước, điều kiện canh tác… ở từng khu vực khác nhau. Thành phần cơ giới có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật, vừa ảnh hưởng đến các đặc tính lý, hóa và quá trình hình thành đất.
Thành phần cơ giới đất là tỷ lệ tương đối (%) của các cấp hạt cát, limon và sét có trong đất là cơ sở để bố trí cây trồng và xây dựng các biện pháp canh tác khác như làm đất, bón phân, tưới tiêu… Kết quả phân tích khu vực nghiên cứu thành phần cơ giới được chia thành 5 loại: Đất cát, cát pha, thịt nhẹ, thịt trung bình và thịt nặng.
Bảng 3.4. Diện tích đất chia theo thành phần cơ giới thị xã AN Khê
TT Thành phần cơ giới Diện tích (ha)
1 Cát 136.8
2 Cát pha 223.3
3 Thịt nhẹ 19623.7
4 Thịt trung bình 47.5
5 Thịt nặng 18.3
Kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới được thể hiện ở hình 3.5. Tổng hợp diện tích theo thành phần cơ giới được thể hiện qua bảng 3.4.
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.5. Bản đồ Thành phần cơ giới thị xã An Khê
e. Bản đồ lượng mưa
Lượng mưa liên quan đến khả năng cung cấp nguồn nước tưới, cung cấp độ ẩm cho đất, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất của cây trồng, đặc biệt là những loại cây ăn quả có múi. Theo trạm khí tượng, thủy văn thị xã An Khê, lượng mưa trung bình nhiều năm giao động từ 1.200mm - 1.750mm, cá biệt năm 2016 lượng mưa trung bình năm đạt 3442,3mm, độ ẩm không khí đạt
81%. Lượng mưa là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Khu vực nghiên cứu lượng mưa được chia thành 4 cấp. Kết quả xây dựng bản đồ lượng mưa được thể hiện ở hình 3.6 và bảng 3.5 diện tích đất phân theo lượng mưa trung bình nhiều năm của thị xã An Khê.
Bảng 3.5. Bảng diện tích đất phân theo lượng mưa trung bình nhiều năm
Đơn vị Địa danh Lượng mưa (mm) Diện tích (ha)
xã Tú An 2000 83,2 1700 525,5 1600 1394,0 1500 1487,7 Cửu An 1700 0,9 1600 1462,4 1500 1429,8 Song An 1600 1618,5 1500 2506,8 Thành An 2000 1214,9 1700 1003,0 phường An Bình 2000 484,8 1700 475,6 Tây Sơn 2000 325,7 An Phú 2000 364,8 1700 25,9 An Tân 2000 382,8 1700 32,8 xã Xuân An 1700 1067,5 1600 698,2 1500 1092,6 phường An Phước 1700 497,3 1600 693,0 1500 118,8 Ngô Mây 1700 458,8 1600 406,2
1500 154,4
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.6. Bản đồ Lương mưa trung bình nhiều năm
f. Bản đồ nhiệt độ
Nhiệt độ liên quan đến khả năng cung cấp nhiệt độ, ánh sáng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây trồng, đặc biệt ở miền núi nơi có nền nhiệt phân hóa theo độ cao và hướng phơi của sườn núi rất rõ nét. Theo trạm khí tượng,
thủy văn thị xã An Khê, nhiệt độ trung bình năm là 23,60C, cao nhất 27,8 - 40,80C, thấp nhất 8,5 - 16,50C. Khu vực nghiên cứu nhiệt độ được chia thành 3 cấp dưới 250C, từ 25 - 300C và trên 300C. Kết quả xây dựng bản đồ nhiệt độ được thể hiện ở hình 3.7.
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.7. Bản đồ Nhiệt độ trung bình nhiều năm
Khí hậu An Khê Trong năm có hai mùa, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, khô nhất là tháng 2 và tháng 3. Vào mùa khô khi mực nước sông, suối, nước ngầm giảm mạnh ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nước tưới cho cây trồng. Do đó, việc phân vùng khả năng tưới phụ thuộc rất nhiều vào sự phân bố mạng lưới sông, suối, ao, hồ. Đặc biệt thông qua hệ thống các tuyến kênh bê tông kiên cố được UBND thị xã đầu tư hoàn thiện 21,337km, chủ yếu tập trung ở xã Tú An, Cửu An, Song An. Khu vực nghiên cứu khả năng tưới được chia thành 3 cấp (không được tưới, tưới bán chủ động, tưới chủ động). Kết quả xây dựng bản đồ khả năng tưới được thể hiện ở hình 3.8.
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.8. Bản đồ Phân vùng khả năng tưới
h. Bản đồ độ phì
Trong thành phần của mùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như N, P, K, một số nguyên tố trung lượng và vi lượng. Mặt khác mùn còn ảnh hưởng tới lý tính của đất như tạo kết cấu, tăng độ xốp, tới một số tính chất sinh học đất... Số lượng chất hữu cơ và mùn trong đất được tính theo tổng cacbon hữu cơ trong đất, ký hiệu là OM%, độ chua của đất (pH), dung tích hấp thu (CEC).
Chỉ tiêu phân cấp các yếu tố tham gia cấu thành độ phì nhiêu được xác định theo các trường hợp:
Về độ chua: Với lý do là đa số cây trồng đều thích hợp với khoảng pHKCl từ ít chua đến gần trung tính. Vì thế, điểm cao nhất cho độ chua của đất được xuất phát từ 5,0 - 6,0 sau đó tiến dần về phía 2 cực là kiềm và axit.
Về hàm lượng chất hữu cơ (OM): Do thang phân cấp chung chỉ chia 3 cấp, vì thế
việc chia nhỏ 3 cấp này thành 5 cấp nhằm thống nhất với các chỉ tiêu khác cũng như với thang cho điểm được thực hiện bằng cách: Giữ nguyên cấp cao nhất; chia nhỏ 2 cấp thấp hơn thành 4 khoảng đều nhau (ứng với mỗi khoảng đất đồi núi là 1% thay vì 2% của thang 3 cấp trước đây). Như vậy, cấp thấp nhất (tương ứng với mức điểm 20) của hàm lượng OM ở đất đồi núi sẽ là 1,0%.
Bảng 3.6. Phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu cấu thành độ phì
Chỉ tiêu Giá trị phân cấp Phân cấp
1. Độ chua của đất pHKCl > 7,0 pH1 > 6,0-7,0 pH2 > 5,0-6,0 pH3 > 4,0-5,0 pH4 ≤ 4,0 pH5
2. Dung tích hấp thu (lđl/100g đất) CEC
> 25 CE1 > 20-25 CE2 > 15-20 CE3 > 10-15 CE4 > 5-10 CE5 ≤ 5 CE6
3. Chất hữu cơ tổng số (OM%)
> 4,0 OM1
> 3,0-4,0 OM2
> 2,0-3,0 OM3
> 1,0-2,0 OM4
Kết quả xây dựng bản đồ độ phì khu vực nghiên cứu chủ yếu có độ phì cao, độ phì trung bình và độ phì thấp, không có độ phì rất cao. Độ phì 3 cấp được thể hiện ở hình 3.9. Phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu cấu thành độ phì ở bảng 3.6.
Tác giả biên tập: Hoàng Sỹ Tuấn Hướng dẫn biên tập: TS. Ngô Anh Tú
Hình 3.9. Bản đồ độ phì