Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 48 - 49)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả thăm dò khoáng sản tỉnh Gia Lai cho thấy thị xã An Khê có tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là các khoáng sản đá Granit ốp lát và Sét gạch ngói, cát xây dựng với trữ lượng thấp, trong đó: Đá Granit ốp lát thuộc dạng xâm nhập với trữ lượng 0,4 triệu m3 tại xã Song An, Sét gạch ngói có ở xã Cửu An, trữ lượng 0,60 triệu m3, xã Tú An, trữ lượng 0,5 triệu m3; cát sỏi xây dựng phân bố dọc theo sông Ba… Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện thuộc diện nghèo [14].

2.1.2.5. Tài nguyên du lịch và nhân văn

An Khê là địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống, cảnh quan đẹp, độc đáo... Cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt. Trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo... rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước, cũng như các du khách quốc tế như: Quần thể di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo đã được Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia, điểm cao 638 ghi lại chiến công thời kỳ chống Mỹ, di tích ấp Tây Sơn Nhì, chiến thắng đồn hòn Bùi, chiến thắng đồn Cửu An, chiến thắng Sư Không vận số 1 của Mỹ tại hòn Kong, chiến thắng Rộc Dứa gắn với người anh hùng Ngô Mây [14].

Trong những năm gần đây, cùng với quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo, các nhà khảo cổ trong nước và thế giới đã phát hiện những di chỉ khảo cổ sơ kỳ Đá cũ tại khu vực Rộc Tưng (xã Xuân An) và Gò Đá (phường An Bình) có niên đại từ 80 vạn năm đến 1 triệu năm. Đây là cơ sở chứng minh An Khê là một trong những cái nôi của loài người. Quần thể Di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo và các di tích khảo cổ học trên địa bàn thị xã là nguồn tài nguyên vô giá của địa phương nói riêng, cả nước nói chung, cần được bảo tồn, phát huy trong thời gian tới.

Nhìn chung, những tài nguyên du lịch trên địa bàn thị xã hầu hết còn ở dạng nguyên sơ, được đầu tư khai thác chưa nhiều. Do đó, cần có các biện pháp, chính sách khai thác và phát triển các tài nguyên du lịch hiện có, nhằm phát triển KT - XH của thị xã nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung.

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên đất phục vụ định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)