6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.1. Cơ sở đánh giá ảnh hưởng của hạn hán
nghiệp tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010 – 2018
59
a) Kết quả khô hạn SPI
Chỉ số SPI được tính toán đơn giản bằng sự chênh lệch của lượng giáng thủy thực tế R (tổng lượng mưa tuần, tháng, mùa, vụ thực tế) so với trung bình nhiều năm và chia cho độ lệch chuẩn:
̅
Và bảng phân cấp mức độ khô hạn theo chỉ số SPI
SPI Mức độ khô hạn >2 Quá ẩm 1.5 1.99 Rất ẩm 1.01.49 ẩm vừa -0.990.99 ẩm trung bình -1.0-1.49 Hơi khô hạn -1.5-1.99 Hạn nặng <=-2 Hạn cực nặng Nguồn : [3]
Có thể đưa ra kết quả khô hạn SPI như sau: Tại trạm đo Phù Cát ghi nhận chỉ số SPI và lượng mưa trung bình tháng qua các năm có tương quan nghịch. Lượng mưa càng lớn chỉ số SPI càng cao. SPI dao động trong khoảng -0.72 đến 4.54, từ mức độ ẩm trung bình cho tới quá ẩm ướt. Các thời điểm có chỉ số SPI thấp -0.73 vào tháng 12/2013, -0.72 vào tháng 1/2016, -0.71 vào tháng 5/2012 và tháng 2/2018. Các thời điểm có chỉ số SPI cao 4.54 vào tháng 12/2016, 3.88 vào tháng 11/2010, 3.65 vào tháng 11/2017.
60
Hình 3.4. Diễn biến lƣợng mƣa và SPI trạm Phù Cát theo thời gian
b) Kết quả khô hạn PDI
Đề tài tính PDI quy mô một tháng, kết quả cho thấy PDI dao động lần lượt trong khoảng (-5.25 : 2.1) tại trạm Phù Cát. Giá trị PDI càng lớn, độ khô hạn càng cao.
Tại Phù Cát Tháng 6/2014 PDI là 2.1, sang tháng 5/2015, PDI là 2.05. Từ tháng 9 đến tháng 12 có khi kéo dài qua tháng 1, tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung vào giai đoạn này nên nền nhiệt và chỉ số PDI cũng giảm đi. Tháng 12/2016, PDI trạm Phù Cát là -5.25, đây là thời điểm có lượng mưa nhiều nhất trong năm lần lượt là 1212.8mm và nhiệt độ tương đối thấp khoảng 24 độ.
61
bị hạn vừa tới hạn nặng từ tháng 5 tới tháng 8 hằng năm, lượng mưa trung bình luôn dưới 200mm/tháng, nhiệt độ dao động 29 - 30 độ, phản ánh đúng thực trạng lượng mưa ít và nhiệt độ cao vào giai đoạn này. Đề tài quyết định sử dụng chỉ số PDI để đánh giá mức độ tương quan giữa chỉ số nhiệt độ và lượng mưa với tình trạng khô hạn trong khu vực khảo sát.
Hình 3.5. Diễn biến chỉ số PDI, lƣợng mƣa và nhiệt độ tại trạm Phù Cát
c)Kết luận phân tích các chỉ số khô hạn
Từ các số liệu trên có thể nhận định việc sử dụng chỉ số SPI để đánh giá tình trạng khô hạn tổng quan trên toàn khu vực khảo sát là không thực tế và hợp lí, đặc biệt đối với tỉnh Bình Định thuộc Nam Trung Bộ vốn biết tới là vùng hay xảy ra khô hạn hàng năm do lượng mưa không đều, chỉ tập trung vào một hoặc hai tháng trong năm. Do đó, đề tài sử dụng kết quả tính chỉ số khô hạn PDI để phân tích và đánh giá với kết quả của phương pháp viễn thám. Từ đó xây dựng bản đồ khô hạn dựa trên hệ số tương quan.
62
3.3.1.2. Thống kê hạn hán theo vùng sản xuất nông nghiệp
Mức độ phân bố hạn hán theo vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát không giống nhau. Hạn hán xuất hiện đầu tiên ở vùng phía Tây gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp…, sau đó lan rộng lên phía bắc, xuống phía nam và dịch chuyển ra vùng ven biển. Thường là vào các 5,6,7,8 tùy từng năm, ở vùng núi phía Tây đều xuất hiện hạn nặng và hạn cực nặng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Có thể khái quát cụ thể qua bảng dưới đây:
Bảng 3.7. Mức độ hạn hán theo vùng SXNN huyện Phù Cát Vùng Mức độ hạn Hạn nhẹ Hạn trung bình Hạn nặng Hạn cực nặng Phía bắc Phía nam Phía đông Phía tây
63
3.3.1.3. Điều tra thực địa
Hình 3.6. Sơ đồ các chuyến khảo sát thực địa trên địa bàn Phù Cát
Công việc khảo sát thực địa được tiến hành từ ngày 5/5/2019 đến 26/5/2019 tại địa bàn các xã trên địa bàn huyện. Mỗi một xã tác giả chỉ điều tra một số khu vực trong từng xã. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện Phù Cát. Trong quá trình điều tra thực địa tác giả luận văn chỉ chụp hình ảnh minh họa lưu lại những địa điểm đã đi có tọa độ GPS, không gắn định vị các điểm đã đi trực tiếp trên hành trình. Vì vậy mà sơ đồ khảo sát thực địa chỉ mang tính chất minh họa.
(Thu nhỏ từ bản đồ tỉ lệ 1: 50.000) Người biên tập: Lê Thị Thùy
64
3.3.1.4. Kết cấu hạ tầng giao thông
Đến nay toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn về đến trụ sở UBND xã ở Phù Cát là đường bê tông, 92,2% đường liên thôn, đường liên xã được cứng hóa; 60% chiều dài đường thôn, xóm, trục chính nội đồng được cứng hóa. Làm mới nâng cấp sửa chữa là 83,401 km với 331.069 triệu đồng. Đây là điều kiện giúp cho việc đánh giá được tốt hơn.
3.3.1.5. Công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiêu
Năm 2018, hệ thống thủy lợi được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, 416 km kênh mương tưới, tiêu các loại đã được đúc bê tông, 24 hồ thủy lợi trên địa bàn với tổng dung tích thiết kế 64,89 triệu m3, đáp ứng nhu cầu nước tưới hơn 80% diện tích sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất các cây trồng. Ở các hạng mục được tập trung sửa chữa, làm mới như đập Đức Phổ, đập Cây Cam, đập Chánh Lợi, đập Vân Phong, đập cây Gai, cây Ké.... nhằm cung cấp đủ nước tưới sản xuất và chống xâm nhập mặn. Sau khi hệ thống kênh mương Văn Phong, Thuận Ninh đưa vào sử dụng, diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện được mở rộng, trong đó diện tích trồng cây lương thực đạt 16.235 ha.