6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.1. Diễn biến tình hình hạn hán tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010-
trong đó, quy hoạch đặc dụng 7.499,76 ha, quy hoạch phòng hộ 13.385,30 ha, quy hoạch sản xuất 10.817,95 ha. Hoạt động lâm sinh cũng chú trọng trong công tác trồng rừng phòng hộ và đặc dụng; trồng rừng tập trung và rừng sản xuất có xu hướng giảm về diện tích. Hiện nay ban quản lý rừng phòng hộ tiếp tục khoán quản lý, bảo vệ 9.202,2 ha rừng phòng hộ và đặc dụng theo kế hoạch năm; hướng dẫn nông dân đầu tư chăm sóc, quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng trồng từ năm 2017 trở về trước. Diện tích khai thác rừng trồng sản xuất và trồng lại rừng sau khai thác 720 ha. Diện tích trồng mới rừng đặc dụng 20 ha.
Bên cạnh đó tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng, qua kiểm tra với kết quả như sau: Tổng diện tích rừng bị phá và đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm trái phép 1.178,931 ha (khoanh nuôi 1.124,4 ha, phá bỏ 54,4 ha), giảm 1.491,6 ha so với ban đầu (2.670,5 ha).
3.2. Tình hình hạn hán tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010 - 2018
3.2.1. Diễn biến tình hình hạn hán tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010 - 2018 2018
Tình hình hạn hán tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010 – 2018 diễn biến với mức độ khác nhau về thời gian và không gian.
Năm 2010: vào tháng 1, 10,11,12 là những tháng trong năm không xảy ra hạn hán điều này cũng dễ hiểu vì đây là những tháng trùng với mùa mưa của vùng. Hạn hán nhẹ và trung bình bắt đầu xuất hiện vào tháng 2 và tháng 3; hạn nặng xuất hiện vào tháng 4 ở các xã phía tây như Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh; tháng 5,6,7,8,9, xuất hiện hạn cực nặng ở một số khu vực, đặc biệt vào tháng 5,6,7.
Năm 2011: hạn xuất hiện vào các tháng 5,6,7,8, đến tháng 9 mức độ hạn có xu hướng giảm, trong đó hạn hán xảy ra trên diện rộng bao phủ
52
toàn huyện là các tháng 5,6 hầu như là không mưa. Tháng 3 và tháng 4 hạn bắt đầu xuất hiện ở các xã phía tây Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, một số nơi ở các xã xuất hiện hạn nặng.
Năm 2012: từ tháng 3 đến tháng 8, nặng nhất là tháng 5,6,8. So với năm 2011 thì tháng 9 mức độ phân bố hạn giảm dần, ở các xã Cát Lâm và một số xã ven biển mưa sớm hơn có nơi còn thừa ẩm.
Năm 2013: mức độ hạn so với những năm trước thì hạn nặng và cực nặng phân bố trên phạm vi hẹp hơn, song cũng không làm giảm mức độ thiệt hại của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp.
Năm 2014: hạn nặng và cực nặng bắt đầu sớm hơn vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 8, trong đó phân bố diện rộng và mức độ nghiêm trọng vào tháng 6 và tháng 8.
Năm 2015: hạn hán xuất hiện với mức cực nặng vào tháng 5, 6; hạn nặng trung bình vào các tháng 4,7,8,9. Vào tháng 10 do mùa mưa đến muộn hơn nên hạn hán phân bố trên phạm vi các xã Cát Tân, thị trấn Ngô Mây, Cát Hiệp, Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Khánh với mức độ nhẹ và trung bình, một vài điểm đã xuất hiện hạn nặng.
Năm 2016: hạn bắt đầu xuất hiện từ tháng 3, kết thúc vào tháng 9, trong đó hạn nặng và cực nặng kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 9.
Năm 2017: vào tháng 6 và tháng 7, đặc biệt là tháng 7 hạn nặng và cực nặng phân bố trên diện rộng; các tháng còn lại 4,5,8,9 mức độ hạn giảm hơn.
Năm 2018: so với những năm về trước tần suất có xu hướng giảm, mặc dù lượng mưa không nhiều nhưng do công tác thủy lợi được quan tâm nên nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu được đảm bảo. Song hạn vẫn xuất hiện vào các tháng 4,5,6,7,8,9, nặng nhất vào tháng 7 và tháng 8.
53
Bảng 3.3. Diễn biến tình hình hạn hán giai đoạn 2010 – 2018
Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đánh giá chung
Nhìn chung từ năm 2010 - 2018 hạn hán bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9, riêng năm 2015 kéo dài sang tháng 10. Có thể thấy rằng khi mùa khô bắt đầu cũng là lúc xuất hiện hạn hán. Đặc biệt các đợt hạn hán nghiêm trọng đều diễn ra ở các tháng 5,6,7,8 của từng năm. Xuất hiện sớm ở các xã phía Tây của huyện Phù Cát, tạo nên sự phân bố hạn hán theo thời gian và không gian với mức độ khác nhau giữa các vùng trên địa bàn huyện Phù Cát.
3.2.2. Nguyên nhân gây hạn hán tại địa phương
Qua điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn nông hộ - cán bộ và phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Cát cho thấy một số nguyên nhân gây nên hạn hán tại địa phương như sau:
Vị trí địa lí: việc phân bố đồng ruộng không tập trung, một số nơi xa nguồn nước sông đã gây khó khăn rất lớn cho địa phương vì dân cư
54
phân bố không tập trung nên khó khăn cho việc xây dựng các công trình thủy lợi, bên cạnh đó là một số đập tưới tiêu đang trong quá trình sửa chữa đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Địa hình: thấp dần theo hướng từ tây sang đông. Khu vực ruộng ở phía bắc và phía nam thấp hơn vùng phía tây và phía đông (mặc dù phía đông giáp biển song diện tích đồi núi ở đây chiếm hơn ½ nhưng chủ yếu là đồi núi trọc. Ở đây ngoài tác động của hạn hán vào mùa khô còn gây ngập lụt vào mùa mưa.
Đất đai: vào mùa khô, nắng nóng kéo dài khu vực sản xuất bị ảnh hưởng đáng kể do ở đây có nhiều nhóm đất khác nhau, trong đó có một số nhóm đất có tính liên kết kém, khả năng giữ nước kém, khi nắng nóng kéo dài thì đất khô khó sản xuất như đất cát ven biển, đất xói mòn trơ sỏi đá…
Khí hậu: mặc dù khí hậu có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, song ở đây mùa khô kéo dài đến 8 tháng, đặc biệt vào tháng 7,8 hoạt động của gió Lào càng làm thời tiết trở nên khô nóng, gây khô hạn trên diện rộng.
Cơ sở hạ tầng: mặc dù đang được tu bổ, sửa chữa song nó cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Phù Cát, như việc sửa chữa đập dâng cây Gai (2016), đập cây Ké (2017), hồ Chánh Hùng, đê Đá Han, hồ Hóc Xeo… Nhìn chung, hệ thống kênh đập, hồ của xã còn tồn tại một số hạn chế như cỏ dại mọc nhiều, về mùa mưa bão kênh thường bị vỡ, sạt lở, lòng kênh bị thu hẹp. Vì vậy vào mùa hạn bơm nước về đồng ruộng thường phải dọn dẹp, sửa chữa.
Nguồn nước tưới dẫn: được lấy từ các sông La Tinh, sông Côn… dẫn nước đến các xã còn xa, cộng với một số hệ thống đập, hồ xuống cấp nên nó sẽ làm thất thoát nước khi dẫn đến các ruộng.
Nguồn vốn hỗ trợ còn ít (hỗ trợ giống cây trồng, chi phí sản xuất), chủ yếu hỗ trợ cho người dân trong mùa mưa lũ.
55
3.2.3. Xác định mức độ hạn hán dựa trên các yếu tố PDI
Sau khi sử dụng phương pháp viễn thám kết hợp tính chỉ số PDI tại trạm Phù Cát (2010-2018) đề tài ghi nhận một số kết quả sau: giá trị của hai chỉ số đều dao động tương tự nhau vào các thời điểm trong năm, tăng lên vào mùa hè và giảm xuống vào mùa mưa do nền nhiệt và lượng mưa thay đổi, tương quan giữa hai chỉ số lần lượt tại trạm Phù Cát được xây dựng và tiến hành hiệu chỉnh. Các kết quả được minh họa từ hình 3.1 tới hình 3.5.
56
Hình 3.2. Tƣơng quan giữa PDI và TVDI huyện Phù Cát
57
Bảng 3.4. Xác định chỉ số khô hạn TVDI dựa trên hàm tƣơng quan Xác định TVDI dựa trên hàm tƣơng quan (TVDI = 0.1069*PDI + 0.594)
PDI TVDI -3 0.2733 -2 0.3802 -1 0.4871 0 0.594 1 0.7009 2 0.8078 3 0.9147
Bảng 3.5. So sánh mức độ khô hạn của PDI và TVDI Mức độ khô hạn theo PDI Mức độ khô hạn theo TVDI
PDI Mức độ TVDI Mức độ < 0 Không hạn 0 0.2 Rất Ẩm 0 1 Hạn nhẹ 0.2 0.4 Ẩm 1 2 Hạn trung bình 0.4 0.6 Trung Bình 2 3 Hạn nặng 0.6 0.8 Khô > 3 Hạn cực nặng 0.8 1 Rất khô Từ bảng 3.4 và bảng 3.5 nhận định được mức độ khô hạn phù hợp như sau:
- Khi các điều kiện về nhiệt độ, lượng mưa và chỉ số thực vật thay đổi vào đầu mùa khô thì cả hai chỉ số đều có bắt đầu khô hạn trùng nhau: TVDI 0.6 và PDI = 0. Dưới mức của hai chỉ số này được xác định là không xảy ra khô hạn dưới mọi cấp độ. Do đó, chọn TVDI = 0.6 và PDI = 0 là biên xác định hạn hay không hạn.
58
- Với hệ số tương quan TVDI = 0.1069*PDI + 0.594 có R2 0.76, nên kết quả tương quan mang tính xấp xỉ gần đúng, thỏa mãn mức độ khô hạn của hai chỉ số TVDI và PDI theo lý thuyết của các yếu tố khí tượng và phương pháp viễn thám. Mức độ khô hạn được mô tả chi tiết như sau:
Bảng 3.6. Mức độ khô hạn của TVDI dựa trên hàm tƣơng quan PDI TVDI Mức độ khô hạn
< -2 < 0.40 Rất ẩm -2 -1 0.40 0.50 Ẩm -1 0 0.50 0.60 Trung bình 0 1 0.60 0.70 Hạn nhẹ 1 2 0.70 0.80 Hạn trung bình 2 3 0.80 0.90 Hạn nặng > 3 > 0.90 Hạn cực nặng
Mức độ khô hạn sau khi được xác định sẽ áp dụng cho kết quả tính toán từ dữ liệu vệ tinh. Kết quả TVDI sẽ được phân lớp giá trị dựa trên mức độ khô hạn trong bảng 3.6.
3.2.4. Xây dựng bản đồ hiện trạng hạn hán qua các năm
Kết quả tính toán chỉ số khô hạn được thể hiện qua thang màu cho thấy được mức độ ảnh hưởng của những vùng hạn hán. Với các mức độ được trình bày ở bảng trên sẽ giúp cho công tác đánh giá mức độ thiệt hại hạn hán đối với hoạt động sản xuất ở khu vực nghiên cứu được chính xác và trực quan hơn. Bản đồ hạn hán qua các năm (xem phụ lục)
3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010 – 2018
3.3.1. Cơ sở đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010 – 2018 nghiệp tại huyện Phù Cát giai đoạn 2010 – 2018
59
a) Kết quả khô hạn SPI
Chỉ số SPI được tính toán đơn giản bằng sự chênh lệch của lượng giáng thủy thực tế R (tổng lượng mưa tuần, tháng, mùa, vụ thực tế) so với trung bình nhiều năm và chia cho độ lệch chuẩn:
̅
Và bảng phân cấp mức độ khô hạn theo chỉ số SPI
SPI Mức độ khô hạn >2 Quá ẩm 1.5 1.99 Rất ẩm 1.01.49 ẩm vừa -0.990.99 ẩm trung bình -1.0-1.49 Hơi khô hạn -1.5-1.99 Hạn nặng <=-2 Hạn cực nặng Nguồn : [3]
Có thể đưa ra kết quả khô hạn SPI như sau: Tại trạm đo Phù Cát ghi nhận chỉ số SPI và lượng mưa trung bình tháng qua các năm có tương quan nghịch. Lượng mưa càng lớn chỉ số SPI càng cao. SPI dao động trong khoảng -0.72 đến 4.54, từ mức độ ẩm trung bình cho tới quá ẩm ướt. Các thời điểm có chỉ số SPI thấp -0.73 vào tháng 12/2013, -0.72 vào tháng 1/2016, -0.71 vào tháng 5/2012 và tháng 2/2018. Các thời điểm có chỉ số SPI cao 4.54 vào tháng 12/2016, 3.88 vào tháng 11/2010, 3.65 vào tháng 11/2017.
60
Hình 3.4. Diễn biến lƣợng mƣa và SPI trạm Phù Cát theo thời gian
b) Kết quả khô hạn PDI
Đề tài tính PDI quy mô một tháng, kết quả cho thấy PDI dao động lần lượt trong khoảng (-5.25 : 2.1) tại trạm Phù Cát. Giá trị PDI càng lớn, độ khô hạn càng cao.
Tại Phù Cát Tháng 6/2014 PDI là 2.1, sang tháng 5/2015, PDI là 2.05. Từ tháng 9 đến tháng 12 có khi kéo dài qua tháng 1, tháng 2 năm sau, lượng mưa tập trung vào giai đoạn này nên nền nhiệt và chỉ số PDI cũng giảm đi. Tháng 12/2016, PDI trạm Phù Cát là -5.25, đây là thời điểm có lượng mưa nhiều nhất trong năm lần lượt là 1212.8mm và nhiệt độ tương đối thấp khoảng 24 độ.
61
bị hạn vừa tới hạn nặng từ tháng 5 tới tháng 8 hằng năm, lượng mưa trung bình luôn dưới 200mm/tháng, nhiệt độ dao động 29 - 30 độ, phản ánh đúng thực trạng lượng mưa ít và nhiệt độ cao vào giai đoạn này. Đề tài quyết định sử dụng chỉ số PDI để đánh giá mức độ tương quan giữa chỉ số nhiệt độ và lượng mưa với tình trạng khô hạn trong khu vực khảo sát.
Hình 3.5. Diễn biến chỉ số PDI, lƣợng mƣa và nhiệt độ tại trạm Phù Cát
c)Kết luận phân tích các chỉ số khô hạn
Từ các số liệu trên có thể nhận định việc sử dụng chỉ số SPI để đánh giá tình trạng khô hạn tổng quan trên toàn khu vực khảo sát là không thực tế và hợp lí, đặc biệt đối với tỉnh Bình Định thuộc Nam Trung Bộ vốn biết tới là vùng hay xảy ra khô hạn hàng năm do lượng mưa không đều, chỉ tập trung vào một hoặc hai tháng trong năm. Do đó, đề tài sử dụng kết quả tính chỉ số khô hạn PDI để phân tích và đánh giá với kết quả của phương pháp viễn thám. Từ đó xây dựng bản đồ khô hạn dựa trên hệ số tương quan.
62
3.3.1.2. Thống kê hạn hán theo vùng sản xuất nông nghiệp
Mức độ phân bố hạn hán theo vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát không giống nhau. Hạn hán xuất hiện đầu tiên ở vùng phía Tây gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp…, sau đó lan rộng lên phía bắc, xuống phía nam và dịch chuyển ra vùng ven biển. Thường là vào các 5,6,7,8 tùy từng năm, ở vùng núi phía Tây đều xuất hiện hạn nặng và hạn cực nặng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Có thể khái quát cụ thể qua bảng dưới đây:
Bảng 3.7. Mức độ hạn hán theo vùng SXNN huyện Phù Cát Vùng Mức độ hạn Hạn nhẹ Hạn trung bình Hạn nặng Hạn cực nặng Phía bắc Phía nam Phía đông Phía tây
63
3.3.1.3. Điều tra thực địa
Hình 3.6. Sơ đồ các chuyến khảo sát thực địa trên địa bàn Phù Cát
Công việc khảo sát thực địa được tiến hành từ ngày 5/5/2019 đến 26/5/2019 tại địa bàn các xã trên địa bàn huyện. Mỗi một xã tác giả chỉ điều tra một số khu vực trong từng xã. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện Phù Cát. Trong quá trình điều tra thực địa tác giả luận văn chỉ chụp hình ảnh minh họa lưu lại những địa điểm đã đi có tọa độ GPS, không gắn định vị các điểm đã đi trực tiếp trên hành trình. Vì vậy mà sơ đồ khảo sát thực địa chỉ mang tính chất minh họa.
(Thu nhỏ từ bản đồ tỉ lệ 1: 50.000) Người biên tập: Lê Thị Thùy
64
3.3.1.4. Kết cấu hạ tầng giao thông
Đến nay toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn về đến trụ sở UBND xã ở Phù Cát là đường bê tông, 92,2% đường liên thôn, đường liên xã được cứng hóa; 60% chiều dài đường thôn, xóm, trục chính nội đồng được cứng hóa. Làm mới nâng cấp sửa chữa là 83,401 km với 331.069 triệu đồng. Đây là điều kiện giúp cho việc đánh giá được tốt hơn.
3.3.1.5. Công trình thủy lợi và hệ thống tưới tiêu
Năm 2018, hệ thống thủy lợi được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, 416 km kênh mương tưới, tiêu các loại đã được đúc bê tông, 24 hồ thủy lợi trên