6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương
- Tập trung chỉ đạo các xã trên địa bàn huyện chủ động ứng phó trước, trong và sau khi xảy ra hạn hán;
- Ưu tiên đảm bảo cấp nước uống, sinh hoạt cho người, chăn nuôi; rà soát khoanh vùng sản xuất và quản lý chặt chẽ nguồn nước các hồ chứa để chống hạn. Tập trung điều tiết nước tưới hợp lý, tiết kiệm, hạn chế tình trạng tranh chấp nước tưới, ưu tiên nước tưới cho lúa thu và diện tích lúa sạ vụ 3;
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các vùng chuyên canh cây lúa, cây lạc..., chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng cạn cho năng suất cao,
73
thực hiện cánh đồng mẫu lớn.
- Thực hiện việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; chỉnh trang lại đồng ruộng từ hệ thống giao thông, thủy lợi, bờ vùng, bờ thửa để chủ động tưới tiêu và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; thực hiện xong quy hoạch lại vùng sản xuất, trên cơ sở đó thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa trên cùng một đơn vị diện tích.
- Tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng tình hình nắng hạn, các giải pháp khắc phục để nhân dân biết và cùng tham gia phòng, chống hạn.
- Thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước như tưới luân phiên, tưới ẩm, tưới ướt khô xen kẽ; áp dụng canh tác lúa cải tiến SRI; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn. Trong điều tiết nước, ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất lúa giống, cánh đồng mẫu lớn, vùng ven biển có nguy cơ bị xâm nhập mặn.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước vụ mùa và cập nhật điều chỉnh theo diễn biến thời tiết. Đối với diện tích không có nguồn nước cần kiên quyết không để nhân dân gieo trồng tự phát, hạn chế thiệt hại; đồng thời hỗ trợ lương thực theo chính sách để ổn định đời sống;
- Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong điều kiện nắng nóng, hạn hán;
- Cán bộ địa phương tích cực đi kiểm tra thực tế, đề xuất các giải pháp chỉ đạo phù hợp với Ban chỉ đạo chống hạn của huyện.
- Phát động phong trào trồng và chăm sóc bảo vệ rừng để ngăn cản sự thất thoát nước, giữ dòng chảy ngầm và chống nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn...
74