Ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 74)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.2. Ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Cát

Cát giai đoạn 2010 – 2018

Những năm gần đây, hạn hán cục bộ xảy ra và tác động tại nhiều nơi, vùng duyên hải miền Trung là một trong các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai này cùng với các vùng khác như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tứ Giác Long Xuyên. Hạn hán có thể làm giảm năng suất cây trồng và ảnh hưởng tới sản lượng nông nghiệp của các địa phương [3].

65

3.3.2.1. Đối với cây lúa

a) Ảnh hưởng của hạn hán đến diện tích đất trồng lúa

Hình 3.7. Diện tích lúa huyện Phù Cát theo vụ

Theo số liệu ở hình 3.7 cho thấy diện tích canh tác lúa huyện Phù Cát không có nhiều biến động, vụ đông xuân có diện tích gieo trồng có sự chênh lệch khá lớn so với vụ hè thu do chủ động được nước tưới và thời tiết thuận lợi hơn. Vụ mùa chiếm diện tích gieo trồng thấp nhất.

Cụ thể như sau, tổng diện tích lúa cả năm từ 16.999 ha năm 2010, năm 2013 giảm xuống còn 15.442 ha, đến năm 2015 tăng 16.610 ha và giảm xuống còn 15.621,6 ha vào năm 2018. Trong đó:

Diện tích lúa vụ đông xuân năm 2010 là 7.354 ha , năm 2013 là 6.822 ha, năm 2015 tăng lên 7229 ha và giảm xuống còn 7.041,6 ha vào năm 2018.

Diện tích lúa vụ hè thu năm 2010 là 5.774 ha , năm 2013 là 5.302 ha, năm 2015 tăng lên 6.011 ha và tăng không đáng kể vào năm 2018 với 6024 ha. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2010 2013 2014 2015 2018

Diện tích lúa huyện Phù Cát

66

Diện tích lúa vụ mùa năm 2010 là 3.871 ha , năm 2013 là 3.318 ha, năm 2015 tăng lên 3.370 ha và giảm mạnh vào năm 2018 chỉ còn 2.556 ha.

b) Ảnh hưởng của hạn hán đến sản lượng lúa

Hình 3.8. Sản lƣợng lúa huyện Phù Cát theo vụ

Theo hình 3.8 cho thấy sản lượng lúa huyện Phù Cát tăng dần qua các năm giai đoạn 2010 – 2018, do diện tích canh tác lớn hơn nên vụ đông xuân thu hoạch sản lượng cao hơn vụ hè thu, đối với vụ mùa có diện tích canh tác không đáng kể nên sản lượng thấp nhất trong 3 vụ. Vụ đông xuân sản lượng cao nhất vào năm 2014 đạt 49.073 tấn, lúa hè thu đạt 36.969,3 tấn năm 2018, lúa mùa cao nhất cũng chỉ đạt 15.213 tấn vào năm 2010. Có thể thấy rằng lúa vụ đông xuân gấp 1,3 lần vụ hè thu và 3,2 lần vụ mùa.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2010 2013 2014 2015 2018

Sản lượng lúa huyện Phù Cát

67

c) Ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa

Hình 3.9. Năng suất lúa huyện Phù Cát theo vụ

Hình 3.9 cho thấy năng suất lúa trung bình dao động từ 55 – 61 tạ/ha. Trong đó, vụ đông xuân đạt trung bình từ 61 – 67 tạ/ha; vụ hè thu thu đạt từ 57 – 61 tạ/ha; vụ mùa 39 – 47 tạ/ha. Có thể nhận thấy năng suất cây trồng gồm lúa và các loại cây vụ mùa nói chung không cao, nguyên nhân phần lớn từ khí hậu hay khô hạn và thiếu nước cũng như công tác quản lí, xây dựng cơ cấu sản xuất của vùng.

Bảng 3.8. Thống kê diện tích lúa bị hạn huyện Phù Cát Năm Diện tích lúa bị hạn

Đông xuân Hè thu Mùa

2010 815 419 269 2011 510 335 118 2013 1.019 856 442 2015 1000 2016 1.184 Nguồn: [2] 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2010 2013 2014 2015 2018

Năng suất lúa huyện Phù Cát

68

Bảng 3.8 cho thấy diện tích lúa bị hạn và thiếu nước tập trung chủ yếu vào vụ hè thu, diện tích tăng từ năm 2010 đến 2016. Riêng vụ đông xuân năm 2013 diện tích lúa bị hạn cao nhất đạt 1.019 ha, thấp nhất là vụ mùa.

Về tình hình thiệt hại do hạn hán gây ra nhìn chung không có tình trạng mất trắng diễn ra ở cả 3 vụ mà chủ yếu làm giảm năng suất cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp nói chung.

3.3.2.2. Đối với cây trồng khác

Ngoài cây lúa thì hạn hán còn gây ảnh hưởng nghiêm đến một số cây trồng khác như lạc, đậu, sắn (mì).... Năm 2015 trong tổng số 1.350 ha diện tích cây trồng bị hạn, trong đó diện tích cây hoa màu bị hạn là 350 ha, chiếm 25,9% cây trồng bị hạn trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó tình trạng hạn hán gay gắt đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí trong việc tạo nguồn nước tưới cho cây trồng cạn, giảm năng suất và sản lượng cây trồng.

3.3.2.3. Ảnh hưởng của hạn hán đến cơ cấu cây trồng, mùa vụ

Trước tình hình diễn biến hạn hán có phần phức tạp trong những năm vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nhằm phù hợp hơn với điều kiện thời tiết trên địa bàn huyện, vừa mang lại hiệu quả cao về năng suất và sản lượng cây trồng.

Vụ đông xuân: ở những nơi cao thời gian gieo sạ trong tháng 11, những nơi trũng hơn thời gian kết thúc gieo sạ vào cuối tháng 1.

Vụ hè thu: chuyển đổi cây trồng trên đất lúa sang các loại cây khác như lạc, vừng (mè), hành, dưa…; chuyển đổi sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ lúa/năm hoặc chuyển đổi sản xuất 3 vụ lúa sang sản xuất 2 vụ lúa + 1 vụ màu/năm, chuyển đổi sản xuất 3 vụ lúa sang sản xuất 1 vụ lúa + 2 vụ màu/năm mang lại hiệu quả cao hơn cũng như khắc phục được khó khăn do thời tiết mang lại. Thực hiện cánh đồng mẫu lớn trên cây lúa, lạc. Lịch thời vụ ở đây cũng được đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt gieo sạ

69

để tranh thủ nguồn nước, thu hoạch lúa đông xuân tới đâu thì làm đất và gieo sạ tới đó. Còn đối với những nơi chân ruộng trũng thì lịch gieo sạ có thể chậm hơn.

Vụ mùa: năm 2018 thực hiện chuyển đổi cây trồng từ đất lúa với diện tích 240 ha (cây ngô 60 ha, đậu phụng 100 ha, cây dưa 26 ha, rau các loại 54 ha), tập trung ở các địa phương như: Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Hải. Về lịch thời vụ được chú ý hơn để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra. Cụ thể như gieo sạ từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7/2018, thu hoạch trong tháng 9/2018.

Hạn hán tác động chủ yếu vào vụ hè thu vì vậy việc đảm bảo nước tưới tiêu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng là việc làm rất quan trọng.

3.3.2.4. Sâu bệnh hại cây trồng

Theo kết quả điều tra nông hộ thì 100% người dân cho rằng tác động của hạn hán sẽ phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng, trong đó phải kể đến sâu đục thân, đạo ôn, sâu cuốn lá, chuột, rầy nâu, bệnh khô vằn ở cây lúa.

70

Bảng 3.9. Đặc điểm các loài sâu bệnh hại lúa

Sâu bệnh Đặc điểm

Rầy nâu, rầy lƣng trắng

Có 3 cao điểm rầy non nở:

- Từ 10/5 – 20/5: Hại lúa hè giai đoạn đứng cái - làm đòng. - Từ 07 - 19/6: Hại lúa hè trỗ và lúa thu đứng cái – làm đòng. - Từ 04 - 14/7: Hại lúa hè chắc xanh-chín và lúa thu sớm giai đoạn trỗ.

- Từ 01 - 11/8: Hại lúa thu trỗ - chín.

Chuột Gây hại ngay từ đầu vụ, tập trung chủ yếu tháng 5,6 giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái – đòng.

Bệnh khô vằn Phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đòng trỗ trở đi trên diện rộng, nhưng hại nặng từ tháng 5,6 (nhất là thời kỳ có nắng mưa xen kẽ).

Sâu đục thân 2 chấm

Có các đợt bướm rộ sau:

- Đợt 1: Bướm rộ từ 10 - 20/5, sâu non hại dảnh héo lúa hè và lúa thu đẻ nhánh.

- Đợt 2: Bướm rộ từ 15 - 25/6, sâu non gây bông bạc lúa hè trỗ đại trà và dảnh héo lúa thu.

- Đợt 3: Bướm rộ từ 18 - 28/7, sâu non gây bông bạc lúa thu sớm giai đoạn trỗ và hại dảnh héo lúa vụ 3 trà sớm.

- Đợt 4: Bướm rộ từ 20 - 30/8, sâu non gây bông bạc lúa thu muộn.

Bệnh thối thân, thối gốc

Phát sinh gây hại từ cuối tháng 5 – 6 trên lúa hè đòng trỗ, và cuối tháng 7 – tháng 8 trên lúa thu đòng trỗ.

Bệnh đạo ôn Phát sinh gây hại lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh đến làm đòng

71

Ngoài ra còn các đối tượng khác: Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh vàng lá, đốm nâu, bệnh đen lép hạt … phát sinh gây hại cục bộ.

- Cây lạc: Bệnh đốm lá, gỉ sắt gây hại cục bộ;

- Cây đậu đỗ: Bệnh lở cổ rễ, phát sinh gây hại thời kỳ cây con; bệnh héo xanh hại nặng từ giai đoạn bắt đầu ra hoa – đâm tia, nhất là sau những đợt mưa; bọ trĩ, nhện đỏ, rầy, rệp, dòi đục thân, sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh gỉ sắt, đốm lá hại rải rác hoặc nặng cục bộ từng vùng.

- Cây ngô: Sâu xám hại thời kì cây con; sâu đục thân, đục quả hại giai đoạn trổ cờ, quả non; bệnh đốm lá, bệnh khô vằn hại cục bộ giai đoạn ngô 6-8 lá trở đi.

- Cây điều: Sâu đục quả, sâu róm đỏ, bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bệnh khô cành phát sinh hại rải rác và cục bộ.

3.3.2.5. Tăng chi phí đầu tư nông nghiệp

Ngoài ảnh hưởng về năng suất, diện tích cũng như cơ cấu mùa vụ, cây trồng thì còn một vấn đề mà người dân thường nhắc đến đó là chi phí phát sinh do hạn hán gây ra. Việc ứng phó với hạn hán cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí cho hoạt động chống hạn đối với cây trồng. Nó liên quan đến nhiều loại chi phí, phải kể đến là bón phân, thủy lợi, vật liệu chống hạn để giúp cây trồng có khả năng chịu hạn tốt nhất. Tùy vào vị trí và diện tích canh tác mà người dân phải bỏ ra chi phí tương đương. Bên cạnh đó là số lượng các loại giếng khoan không ngừng tăng, chi phí đào giếng không phải là rẻ về lâu dài việc sử dụng các loại giếng khoan sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, hệ lụy là các hiện tượng sụt đất...

3.4. Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Phù Cát

Theo kết quả điều tra nông hộ và thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp của Phòng nông nghiệp huyện Phù Cát cho thấy một số biện pháp

72

ưu tiên hàng đầu là các giải pháp về chính sách ở cấp vĩ mô, giải pháp đối với chính quyền địa phương, giải pháp đối với công tác thủy lợi và giải pháp đối với người dân trong việc thích nghi và ứng phó thiệt hại do thiên tai gây ra.

3.4.1. Giải pháp về chính sách

- Lắp đặt bổ sung và thay thế một số máy bơm điện, bơm dầu các loại, nối dài ống hút các trạm bơm dọc các triền sông nhằm cung cấp nước tưới kịp thời và hiệu quả.

- Đề xuất tăng thêm mức hỗ trợ kinh phí hàng năm cho địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu trong công tác chống hạn và xâm nhập mặn.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi để phục vụ công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn;

- Tiếp tục đầu tư kiên cố hóa kênh mương;

- Bổ sung đầu tư, nâng cấp hệ thống đê Đông để chống xâm nhập mặn. - Tiếp tục củng cố và khôi phục hoạt động của các tổ, đội thủy nông nội đồng để dẫn nước, điều tiết nước, hạn chế thất thoát nước và tranh chấp nguồn nước.

3.4.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương

- Tập trung chỉ đạo các xã trên địa bàn huyện chủ động ứng phó trước, trong và sau khi xảy ra hạn hán;

- Ưu tiên đảm bảo cấp nước uống, sinh hoạt cho người, chăn nuôi; rà soát khoanh vùng sản xuất và quản lý chặt chẽ nguồn nước các hồ chứa để chống hạn. Tập trung điều tiết nước tưới hợp lý, tiết kiệm, hạn chế tình trạng tranh chấp nước tưới, ưu tiên nước tưới cho lúa thu và diện tích lúa sạ vụ 3;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các vùng chuyên canh cây lúa, cây lạc..., chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng cạn cho năng suất cao,

73

thực hiện cánh đồng mẫu lớn.

- Thực hiện việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; chỉnh trang lại đồng ruộng từ hệ thống giao thông, thủy lợi, bờ vùng, bờ thửa để chủ động tưới tiêu và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; thực hiện xong quy hoạch lại vùng sản xuất, trên cơ sở đó thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa trên cùng một đơn vị diện tích.

- Tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng tình hình nắng hạn, các giải pháp khắc phục để nhân dân biết và cùng tham gia phòng, chống hạn.

- Thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước như tưới luân phiên, tưới ẩm, tưới ướt khô xen kẽ; áp dụng canh tác lúa cải tiến SRI; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn. Trong điều tiết nước, ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất lúa giống, cánh đồng mẫu lớn, vùng ven biển có nguy cơ bị xâm nhập mặn.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước vụ mùa và cập nhật điều chỉnh theo diễn biến thời tiết. Đối với diện tích không có nguồn nước cần kiên quyết không để nhân dân gieo trồng tự phát, hạn chế thiệt hại; đồng thời hỗ trợ lương thực theo chính sách để ổn định đời sống;

- Các cơ quan chuyên môn cần tăng cường hướng dẫn người dân cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong điều kiện nắng nóng, hạn hán;

- Cán bộ địa phương tích cực đi kiểm tra thực tế, đề xuất các giải pháp chỉ đạo phù hợp với Ban chỉ đạo chống hạn của huyện.

- Phát động phong trào trồng và chăm sóc bảo vệ rừng để ngăn cản sự thất thoát nước, giữ dòng chảy ngầm và chống nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn...

74

3.4.3. Giải pháp đối với công tác thủy lợi

- Tu bổ, sửa chữa các công trình hồ đập, cống để chủ động giữ và điều tiết nước tưới; nạo vét, tu bổ kênh mương để dẫn nước thông suốt, hạn chế thất thoát nước; sửa chữa các cống, đê ngăn mặn để giữ ngọt, chống xâm nhập mặn. Lắp đặt trạm bơm dã chiến, sửa chữa, khôi phục các giếng, ao đã có để chống hạn. (minh họa hình 3.14, phụ lục)

3.4.4. Giải pháp đối với người dân

Kết quả điều tra nông hộ ở các xã trên địa bàn huyện nơi xảy ra hạn hán cho thấy. Để đối mặt với những ảnh hưởng mà hạn hán gây ra, người dân địa phương đã thực hiện một số giải pháp sau:

a) Giải pháp sử dụng các giống chịu hạn

Đây là hình thức thích ứng chính của người dân ở đây, việc sử dụng các giống chịu hạn sẽ chống chịu được với sâu bệnh hiện nay. Theo kết quả điều tra đã có 85/100 hộ áp dụng biện pháp này. Từ năm 2010 - 2018 các giống cây trồng được người dân sử dụng như sau:

- Lúa giống:

+ Vụ đông xuân với các giống chủ lực là Khang dân đột biến, ĐV 108, TBR36, ANS1, Q5, ĐB 6, TBR1.

+ Vụ hè thu: Các giống lúa thuần đưa vào sản xuất vụ hè - thu, như ĐV 108, VĐ 8, ĐB 6, TBR 36, TBR 1, KD 28, DT 45, MT 10, ML 48, ML 202, AN 1.

+ Vụ mùa: ĐV 108, VĐ8, PC 6, TBR 36, TBR1, Q5, DT45.

Nhìn chung các giống lúa này đều có khả năng chịu hạn, khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)