Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.1. Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp

Suy thoái đất, hạn hán đã gây tổn thất cho sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới ước tính khoảng 42 tỷ USD mỗi năm. Nó đang ảnh hưỏng đến

18

1/3 diện tích đất, đe dọa an ninh lương thực, gây đói nghèo của hơn một tỷ người dân của hơn 110 nước trên thế giới. Hiện tại trên thế giới đang có khoảng 10 - 20% diện tích đất khô hạn đã bị suy thoái. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng do quá trình hoang mạc hóa ước tính từ 6 - 12 triệu km2, lớn hơn so với tổng diện tích đất của Brazil, Canada và Trung Quốc cộng lại. Đất khô hạn đang chiếm tới 43% diện tích đất canh tác của thế giới. Gần 1/3 diện tích đất trồng trọt của thế giới đã bị bỏ hoang trong 40 năm qua do xói mòn không thể sản xuất được.

Ở Việt Nam hiện nay tổng diện tích đất đai bị thoái hóa đã lên tới 9,34 triệu ha, lớn hơn gấp năm lần so với Nghệ An, tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước. Việt Nam không có sa mạc rộng hàng trăm nghìn héc ta như Trung Quốc, Mông Cổ và các nước châu Phi, nhưng diện tích đất bị suy thoái là nguyên nhân làm diện tích đất nông, lâm nghiệp bị thu hẹp. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có 9,43 triệu héc ta đất bị sa mạc hóa, chiếm 28% diện tích đất sản xuất. Đây là lực cản không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 22 triệu người dân nông thôn chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Tình trạng đất sản xuất mất cân bằng dinh dưỡng, độ phì nhiêu thấp, bị ong hóa, mặn hóa, phèn hóa... xảy ra ở nhiều địa phương. Cùng với đó là sự suy giảm của rừng, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm nguồn nước, nạn hạn hán hoành hành ở một số nơi, nhất là ở miền Trung, vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên, bên cạnh đó là sự cố nứt đất và trượt lở đất xảy ra ngày một nghiêm trọng dẫn tới hằng năm, 1,5% diện tích đất bị xói mòn, không có khả năng sản xuất.

Miền Trung là khu vực diễn ra quá trình hoang mạc hóa nhanh, phạm vi ảnh hưởng cũng rất rộng do đất đai bị xói mòn, rửa trôi xảy ra hằng năm. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu mới đây thì đất của khu vực này có độ phì thấp, phần lớn diện tích là đất dốc (khoảng 80%), tập trung

19

tại địa bàn rừng núi và bán sơn địa như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận... Tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích đất hoang đồi núi trọc chiếm gần 1,2 triệu héc ta và hơn 60 nghìn héc ta đất đồng bằng (tổng số đất tự nhiên là 3 triệu héc ta) thuộc loại đất khô cằn, xói mòn thoái hóa hoang mạc. Riêng hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hóa khoảng 35 nghìn héc ta, phân bố trên chiều dài 50km bờ biển. Các đồi cát di động ở đây có diện tích khoảng 5 nghìn héc ta và hiện là nguy cơ suy thoái hàng đầu trong khu vực.

Theo phân tích của các chuyên gia ngành nông nghiệp, do những đặc thù về địa hình, địa chất, thiên tai lũ lụt và hạn hán liên tục hoành hành, việc khai thác tài nguyên biển, phát triển nuôi trồng thủy sản không có sự kiểm soát chặt chẽ..., đặc biệt là tốc độ gia tăng dân số, nhưng khung pháp lý và năng lực bảo vệ còn hạn chế nên việc phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra phức tạp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoang mạc hóa, làm suy thoái môi trường sinh thái ở các khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)