6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2.1. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện Phù Cát tương đối đa dạng với đầy đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng ven biển và đồi núi thấp. Dãy núi Bà ở giữa huyện có độ cao gần 900m, chia huyện thành 4 vùng địa hình, cụ thể như sau:
* Vùng phía Bắc: gồm các xã Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh (trừ hai thôn Tân Hóa Bắc và Tân Hóa Nam của xã Cát Hanh) với tổng diện tích tự nhiên 10.813,30 ha chiếm 15,90% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, có độ cao bình quân 20 - 30m so với mực nước biển. Vùng này nằm ở phía bắc núi Bà, đất trồng cây hàng năm chủ yếu nằm dọc theo sông La Tinh. Do địa hình dốc, sông ngắn, rừng nghèo, chủ yếu là đồi trọc cho nên
34
hàng năm vào mùa mưa vùng hạ lưu hay bị ngập úng.
* Vùng phía Nam: gồm các xã Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Chánh, Cát Tiến và một phần xã Cát Trinh với diện tích tự nhiên là 19.554,03 ha, chiếm 28,74% so với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Địa hình vùng này nằm ở phía Nam núi Bà, đất nông nghiệp chủ yếu nằm dọc theo hạ lưu sông Đại Ân (sông Côn và sông La Vĩ). Các xã Cát Tiến, Cát Thắng và Cát Chánh nằm cuối hạ lưu sông Côn nên thường xảy ra ngập úng.
* Vùng ven biển: gồm các xã Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải. Tổng diện tích tự nhiên 11.781,70 ha, chiếm 17,31% với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Địa hình vùng này có diện tích đồi núi chiếm hơn 1/2 nhưng chủ yếu là đồi trọc, bờ biển dài hơn 20km, trong tương lai có nhiều tiềm năng phát triển nuôi tôm trên cát và du lịch. Quặng titan sa khoáng nằm ở ven biển của khu vực này và hiện đang khai thác.
* Vùng phía Tây: gồm các xã Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Thị trấn Ngô Mây, một phần xã Cát Trinh và hai thôn Tân Hóa Bắc, Tân Hóa Nam của xã Cát Hanh, có tổng diện tích tự nhiên 25.899,80 ha, chiếm 38,10% với tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Đây là vùng bán sơn địa, đất đai chủ yếu là gò đồi, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như: điều, xoài... và trồng rừng tập trung.
Từ đặc điểm địa hình địa mạo của huyện, dễ dàng nhận thấy vùng ven biển sẽ là vùng có nguy cơ chịu nhiều tổn thương của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng ngập lụt do nước biển dâng, xói mòn đê biển và xâm nhập mặn. Mặt khác với địa hình dốc, vùng phía Tây sẽ luôn tiềm ẩn lũ quét, sạt lở đất do bão nhiệt đới, mưa lớn.