6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.2.2. Khí hậu, thời tiết
35
Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,10C; tại vùng duyên hải là 270C.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương đối 79 - 92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79%.
Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình 1.751 mm/năm, cực đại là 2.658 mm, cực tiểu là 1.131 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12; mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8.
Gió, bão: Hàng năm trên địa bàn huyện có các loại hình gió chính: - Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. - Gió Nam - Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6.
- Gió Tây - Tây Nam xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 8.
Từ tháng 9 đến tháng 10 thường hay xuất hiện bão lớn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và nhà ở của người dân, những năm gần đây số lượng và tần suất các cơn bão ngày càng gia tăng (cơn bão số 9 năm 1984 làm hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp rất lớn; cơn bão số 12 năm 2017 hơn 650 ha lúa vụ Đông Xuân đang sạ bị ngập nước, nguy cơ bị mất giống, nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng; mưa bão vào những ngày trong tháng 12 năm 2018 tại Phù Cát nước mưa cộng dồn hai ngày qua đã khiến hơn 2.200 ngôi nhà bị ngập, đây là địa phương nhà dân bị ngập nhiều nhất trong tỉnh..…).
2.2.3. Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: - Sông La Tinh (sông Phù Ly): Bắt nguồn từ vùng núi xã Cát Sơn (phía Tây của huyện), chảy qua các xã Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Tài và Cát Minh rồi đổ ra đầm Đề Gi. Chiều dài của sông là 54,0 km với các đặc điểm:
36
* Diện tích lưu vực sông 719 km2, độ dốc bình quân 0,150
. * Lưu lượng nước trung bình 1,44 m3
/s. * Lưu lượng nước mùa kiệt 0,10 m3
/s.
* Tổng dòng chảy trong năm 45,6 triệu m3/s.
Lòng sông hẹp, lưu lượng nước không đáng kể. Hiện nay trên thượng nguồn sông La Tinh đã xây dựng được hồ chứa nước thuỷ lợi (hồ Hội Sơn thuộc xã Cát Sơn). Đây là công trình thuỷ lợi lớn nhất cung cấp nước tưới cho các xã Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh và một số xã của huyện Phù Mỹ. Tuy nhiên về mùa khô dòng sông thường bị cạn.
- Sông Đại An: Là nhánh của sông Côn chảy qua các xã Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Tiến, Cát Chánh sau đó đổ ra đầm Thị Nại - thành phố Quy Nhơn. Sông có tổng chiều dài 15,0 km với các đặc điểm:
* Diện tích lưu vực sông 2.235 km2. * Lưu lượng nước bình quân 68,8 m3
/s. * Lưu lượng nước tháng kiệt nhất 12,6 m3
/s (tháng 5).
Lưu lượng nước của sông Đại Ân hoàn toàn phụ thuộc vào lưu lượng nước của sông Côn. Vì vậy việc cung cấp nước vào mùa khô cho các xã phía Nam huyện gặp nhiều khó khăn. Vào mùa mưa, sông Đại Ân phải tiếp nhận khối lượng nước lớn từ các nơi đổ về nên gây ngập úng ở 3 xã Cát Thắng, Cát Tiến và Cát Chánh (vào tháng 10, tháng 11).
Ngoài 2 sông chính kể trên, trên địa bàn huyện còn có các suối nhỏ như: Suối An Hành, suối Bà Lễ, suối nước nóng, suối Chay… Lượng nước trên các suối này chỉ có ở những mùa lũ. Mùa khô lượng nước chỉ còn lại rất ít thậm chí nhiều nơi không có nước.
Nhìn chung, hệ thống sông suối của huyện Phù Cát ít, dòng chảy ngắn, lưu lượng nước không đáng kể. Mùa mưa dòng chảy mạnh gây xói mòn ở vùng cao và gây ngập úng ở một số xã vùng sâu. Mùa khô lượng
37
nước kiệt từ tháng 2 đến tháng 7, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân.
Với nhiều hồ chứa lớn có khả năng điều hòa nước cho huyện, trong tương lai khi hệ thống kênh mương của huyện được hoàn chỉnh hơn, đây sẽ là tiền đề cho việc thích nghi và giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp, lũ lụt.
2.2.4. Thảm thực vật
Năm 2018, tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp huyện Phù Cát có 31.703,01 ha. Gồm 13.385,30 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất 10.817,95 ha, rừng đặc dụng 7.499,76 ha. Độ che phủ rừng đạt 37,8%. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai đa dạng là điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng, đảm bảo độ che phủ lớp thảm thực vật. Những năm gần đây, huyện đã tăng cường trồng và bảo vệ diện tích rừng thông qua các dự án WB3 và dự án 5 triệu ha rừng; đặc biệt là huyện đã chú trọng đến rừng đầu nguồn và rừng phi lao chắn gió, chắn cát ven biển.
2.2.5. Thổ nhưỡng
Phù Cát có 6 nhóm đất chính với diện tích như sau:
Nhóm bãi cát, cồn cát và đất ven biển: diện tích 3.434 ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên. Hạn chế sử dụng lớn nhất đối với nhóm này là độ phì nhiêu tự nhiên thấp, thiếu nước tưới, độ che phủ thấp và không ổn định. Được phân bố ở các xã Cát Khánh, Cát Thành, Cát Tiến, Cát Chánh, Cát Hiệp, Cát Lâm.
Nhóm đất mặn (salicfluvisols): diện tích 2.155,48 ha, chiếm 3% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất có độ phì nhiêu cao, tiện canh tác, phân bố ở phía Đông các xã Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải và Cát Chánh.
Nhóm đất xám bạc màu: diện tích 16.173,44 ha, chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. Đất hình thành ở địa hình cao của vùng đồng bằng, địa
38
hình thấp, nằm ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi.
Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 35.211,76 ha, chiếm 52% diện tích đất tự nhiên. Đất đỏ vàng có nguồn gốc bazan có độ phì tự nhiên cao.
Nhóm đất thung lũng: diện tích 3.007,24 ha, chiếm 4,0% diện tích đất tự nhiên. Đây là đất nông nghiệp chính ở các vùng miền núi, hầu hết diện tích đất lúa, màu ở các địa phương trên đều được canh tác trên đất này. Hạn chế lớn thường bị lũ lụt, xói mòn, cần có công thức mùa vụ hợp lí.
Nhóm đất phù sa: diện tích 6.962,99 ha, chiếm 10% diện tích đất tự nhiên. Phân bố dọc các xã Cát Tài, Cát Minh, Cát Thắng…
Còn lại là nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: đất hình thành từ kết quả của quá trình xói mòn, rửa trôi tự nhiên trong nhiều năm trên các loại đất dốc có độ che phủ thấp.
Tính đến năm 2018, đất đã đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau là 455,62 ha (chiếm trên 96% diện tích tự nhiên của huyện), trong đó chủ yếu cho mục đích nông, lâm nghiệp (66,7%). Trong những năm tới, yếu tố gây sức ép về sử dụng đất để giải quyết nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện ngày càng lớn, nhất là nhu cầu về diện tích đất chuyên dùng.
2.2.6. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu từ sông Đại Ân, sông La Tinh và các hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn huyện. Hồ Hội Sơn là công trình thủy lợi lớn nhất cung cấp nước tưới cho các xã Cát Lâm, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh và một số xã của huyện Phù Mỹ. Hồ nằm trên địa bàn thôn Hội Sơn, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát với sức chứa khoảng 45 triệu m3
, diện tích mặt thoáng 400 ha và cao hơn mực nước biển 71,5m, chịu trách nhiệm cung ứng nước tưới cho 117 ha đất canh tác trên địa bàn thôn Hội Sơn và tiếp nước cho hồ Thạch Bàn để tưới thêm một số diện tích khác.
39
Đây là hồ nước ngọt lớn thứ hai ở Bình Định sau hồ Định Bình. Hệ thống thủy lợi của huyện tương đối lớn, gồm 19 hồ chứa nước với dung tích 58,4 triệu m3
cùng với các đập dâng, trạm bơm và biện pháp khai thác nước ngầm đảm bảo tưới cho 25.835 ha gieo trồng và cải thiện môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: huyện Phù Cát có trữ lượng nước ngầm tiềm năng 127.756,15 (m3
/ngày), trong đó trữ lượng nước động 121.952,05 (m3/ngày); trữ lượng nước tĩnh 5.804,1 (m3/ngày).
Đánh giá chung
Tóm lại vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Cát.
+ Về thuận lợi
- Với vị trí địa lý thuận lợi, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn không xa. Phù Cát còn có những trục giao thông quan trọng chạy qua và đặc biệt là có sân bay Phù Cát, do đó có điều kiện giao lưu văn hóa, trao đổi hàng hóa, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
- Đất đai phong phú, đa dạng với nhiều dạng địa hình, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây công nghiệp… nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Ngoài ra đất đai rộng lớn, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều (chiếm 19% tổng diện tích tự nhiên) nên có tiềm năng lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng khu đô thị, khu công nghiệp tập trung và khu du lịch sinh thái.
- Tài nguyên rừng phong phú, thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời cũng là nguồn thu đáng kể cho huyện.
40
- Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa, bãi biển đẹp...là một lợi thế cho việc phát triển du lịch của huyện nhằm khai thác tiềm năng từ điều kiện tự nhiên góp phần tạo việc làm cho người dân cũng như tăng thu ngân sách cho huyện.
+ Những khó khăn, hạn chế
Diện tích tự nhiên có gần một nửa là đồi núi, nên kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (xuất phát điểm của nền kinh tế thấp), đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi..). Vì vậy cần có sự đầu tư thích đáng, trong đó cần tích cực đầu tư các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ xanh để giảm thiểu phát thải khí nhà kính ra ngoài môi trường đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất chính là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới.
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân cư - nguồn lao động
Dân cư
Dân số trung bình năm 2018 là 193.874 người (chiếm 12,9% dân số của toàn tỉnh - Phù Cát là huyện có dân số lớn thứ 3 trong tỉnh, sau huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn), mật độ dân số trung bình 285 người/km2
, cao gấp 1,13 lần so với mức bình quân chung của cả tỉnh (252,3 người/km2
) [2].
Mật độ dân số của huyện có sự phân bố không đồng đều từ vùng miền núi, đồng bằng ra ven biển. Ở các xã thuộc vùng miền núi của huyện gồm Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Tài và Cát Hưng. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên dân cư tập trung ở những dải đất tương đối bằng phẳng hơn với địa hình và trải dài theo các tuyến đường giao thông. Năm 2018 dân số của khu vực là 32.719 người chiếm 17%, mật độ trung bình đạt trên 152 người/km2 thấp hơn 2 lần so với mật độ trung bình của toàn huyện.
41
Ở vùng đồng bằng gồm các xã Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Trinh, Cát Hanh và Cát Hiệp mang đặc điểm của nền văn minh lúa nước, nên các điểm dân cư của khu vực tập trung đông đúc dọc theo các dòng sông, suối và những nơi tụ thủy để dễ dàng sản xuất nông nghiệp. Dân số tập trung ở khu vực này cao nhất huyện với 95.041 người chiếm 49,1% dân số toàn huyện, mật độ trung bình của khu vực đạt trên 457 người/km2, cao hơn 1,5 lần so với mật độ trung bình của toàn huyện.
Vùng ven biển mật độ dân cư sống tập trung cao ở các xã ven biển gồm Cát Chánh, Cát Tiến, Cát Hải, Cát Thành, Cát Khánh và Cát Minh với 65.502 người (năm 2018) chiếm 33,9% dân số toàn huyện, mật độ trung bình của khu vực đạt trên 434 người/km2 cao gấp hơn 1,5 lần so với mật độ trung bình của toàn huyện là 283,9 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số (0,16%), tăng 3,38%; tỉ suất sinh 10,610
/00, giảm 0,120/00.
Nguồn lao động
Tỉ lệ dân số huyện Phù Cát tham gia vào lực lượng lao động trung bình năm 2018 trên 58%. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên trung bình trên 67 năm 2018, so với giai đoạn 2011-2015 có sự suy giảm về số lao động tại địa phương trong những năm qua. Không có sự chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ.
Lao động tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao, trung bình năm 2018 là 92,2%; chủ yếu là lao động trong các ngành nông nghiệp chiếm 60%, tiếp đến là thương mại - dịch vụ 23% năm 2018, lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là 17%; sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế là không đáng kể trong giai đoạn này. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở mức thấp với 1,3% lao động.
Công tác đào tạo nghề cho lao động được chú trọng, số lượng lao động chưa qua đào tạo giảm dần qua các năm song vẫn còn ở mức cao.
42 Đánh giá chung
- Thuận lợi
- Phù Cát là một huyện có quy mô dân số lớn, nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nghề sản xuất của huyện.
- Khó khăn
- Tỷ lệ tăng dân số giảm nhưng chưa đồng đều giữa các vùng, khu vực; dân số tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển, khu vực trung tâm xã, huyện và ven các trục đường giao thông chính; việc dùng đất đai vào xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi ở các vùng này tăng cao.
- Lao động có việc làm được đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao.
2.4. Hiện trạng sử đất nông nghiệp huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định
Tính đến năm 2018, đất đã đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau chiếm trên 96% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó chủ yếu cho mục đích nông, lâm nghiệp chiếm 66,7%. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018, huyện Phù Cát có tổng diện tích tự nhiên là 68.071,1 ha, được phân bổ như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2018
Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %)
Đất nông nghiệp 45.397,1 66,7
Đất phi nông nghiệp 9.743,66 14,3 Đất chưa sử dụng 12.930,38 19,0
Tổng 68.071,10 100,0
43
Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2018 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2010 và 2018
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2018 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 68.048,83 100,0 68.071,1 100,0 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 39.674,63 58,30 45.397,1 66,7
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.617,31 51,97 20.714,32 45,6
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.209,89 68,92 17.329,65 83,7
1.1.1.1 Đất trồng lúa 8.803,53 61,95 9.465,1 54,6 a Đất chuyên trồng lúa nước 6.962,90 79,09 7.804,54 82,5 b Đất trồng lúa còn lại 1.840,63 20,91 1.660,56 17,5 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 5.406,36 38,05 7.864,55 45,4
66,7% 14,3%
19%
Cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2018
44
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.407,42 31,08 3.384,67 16,3
1.2 Đất lâm nghiệp 18.592,97 46,86 23.950,59 52,8 1.2.1 Đất rừng sản xuất 5.320,92 28,62 11.082,95 46,3 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 10.630,65 57,18 9.991,56 41,7 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 2.641,40 14,21 2.876,08 12,0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 241,07 0,61 437,79 1,0