6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Dân cư nguồn lao động
Dân cư
Dân số trung bình năm 2018 là 193.874 người (chiếm 12,9% dân số của toàn tỉnh - Phù Cát là huyện có dân số lớn thứ 3 trong tỉnh, sau huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn), mật độ dân số trung bình 285 người/km2
, cao gấp 1,13 lần so với mức bình quân chung của cả tỉnh (252,3 người/km2
) [2].
Mật độ dân số của huyện có sự phân bố không đồng đều từ vùng miền núi, đồng bằng ra ven biển. Ở các xã thuộc vùng miền núi của huyện gồm Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Tài và Cát Hưng. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên dân cư tập trung ở những dải đất tương đối bằng phẳng hơn với địa hình và trải dài theo các tuyến đường giao thông. Năm 2018 dân số của khu vực là 32.719 người chiếm 17%, mật độ trung bình đạt trên 152 người/km2 thấp hơn 2 lần so với mật độ trung bình của toàn huyện.
41
Ở vùng đồng bằng gồm các xã Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Trinh, Cát Hanh và Cát Hiệp mang đặc điểm của nền văn minh lúa nước, nên các điểm dân cư của khu vực tập trung đông đúc dọc theo các dòng sông, suối và những nơi tụ thủy để dễ dàng sản xuất nông nghiệp. Dân số tập trung ở khu vực này cao nhất huyện với 95.041 người chiếm 49,1% dân số toàn huyện, mật độ trung bình của khu vực đạt trên 457 người/km2, cao hơn 1,5 lần so với mật độ trung bình của toàn huyện.
Vùng ven biển mật độ dân cư sống tập trung cao ở các xã ven biển gồm Cát Chánh, Cát Tiến, Cát Hải, Cát Thành, Cát Khánh và Cát Minh với 65.502 người (năm 2018) chiếm 33,9% dân số toàn huyện, mật độ trung bình của khu vực đạt trên 434 người/km2 cao gấp hơn 1,5 lần so với mật độ trung bình của toàn huyện là 283,9 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số (0,16%), tăng 3,38%; tỉ suất sinh 10,610
/00, giảm 0,120/00.
Nguồn lao động
Tỉ lệ dân số huyện Phù Cát tham gia vào lực lượng lao động trung bình năm 2018 trên 58%. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên trung bình trên 67 năm 2018, so với giai đoạn 2011-2015 có sự suy giảm về số lao động tại địa phương trong những năm qua. Không có sự chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ.
Lao động tập trung ở khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao, trung bình năm 2018 là 92,2%; chủ yếu là lao động trong các ngành nông nghiệp chiếm 60%, tiếp đến là thương mại - dịch vụ 23% năm 2018, lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là 17%; sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế là không đáng kể trong giai đoạn này. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở mức thấp với 1,3% lao động.
Công tác đào tạo nghề cho lao động được chú trọng, số lượng lao động chưa qua đào tạo giảm dần qua các năm song vẫn còn ở mức cao.
42 Đánh giá chung
- Thuận lợi
- Phù Cát là một huyện có quy mô dân số lớn, nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nghề sản xuất của huyện.
- Khó khăn
- Tỷ lệ tăng dân số giảm nhưng chưa đồng đều giữa các vùng, khu vực; dân số tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển, khu vực trung tâm xã, huyện và ven các trục đường giao thông chính; việc dùng đất đai vào xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi ở các vùng này tăng cao.
- Lao động có việc làm được đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao.
2.4. Hiện trạng sử đất nông nghiệp huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định
Tính đến năm 2018, đất đã đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau chiếm trên 96% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó chủ yếu cho mục đích nông, lâm nghiệp chiếm 66,7%. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018, huyện Phù Cát có tổng diện tích tự nhiên là 68.071,1 ha, được phân bổ như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2018
Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %)
Đất nông nghiệp 45.397,1 66,7
Đất phi nông nghiệp 9.743,66 14,3 Đất chưa sử dụng 12.930,38 19,0
Tổng 68.071,10 100,0
43
Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2018 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2010 và 2018
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2018 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 68.048,83 100,0 68.071,1 100,0 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 39.674,63 58,30 45.397,1 66,7
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.617,31 51,97 20.714,32 45,6
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.209,89 68,92 17.329,65 83,7
1.1.1.1 Đất trồng lúa 8.803,53 61,95 9.465,1 54,6 a Đất chuyên trồng lúa nước 6.962,90 79,09 7.804,54 82,5 b Đất trồng lúa còn lại 1.840,63 20,91 1.660,56 17,5 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 5.406,36 38,05 7.864,55 45,4
66,7% 14,3%
19%
Cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Cát năm 2018
44
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.407,42 31,08 3.384,67 16,3
1.2 Đất lâm nghiệp 18.592,97 46,86 23.950,59 52,8 1.2.1 Đất rừng sản xuất 5.320,92 28,62 11.082,95 46,3 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 10.630,65 57,18 9.991,56 41,7 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 2.641,40 14,21 2.876,08 12,0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 241,07 0,61 437,79 1,0 1.4 Đất làm muối 66,44 0,17 75,17 0,2 1.5 Đất nông nghiệp khác 156,84 0,40 219,19 0,5
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 9.508,33 13,97 9.743,66 14,3
2.1 Đất ở 1.187,06 12,48 1.283,6 13,2
2.2 Đất chuyên dùng 3.847,43 40,46 4.740,54 48,7
2.3 Đất tín ngưỡng, tôn giáo 31,21 0,33 61,86 0,63
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.200,60 12,63 837,7 8,60
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 3.242,03 34,10 2.628,35 27,0
3 ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 18.865,87 27,72 12.930,38 19,0
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.571,03 13,63 1.838,94 14,2 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 14.427,96 76,48 1.0419,9 80,6 3.3 Núi đá không có rừng cây 1.866,88 9,90 671,54 5,2
Nguồn: [12]
Qua bảng 2.2 cho thấy đất nông nghiệp huyện Phù Cát có diện tích là 45.397,1 ha, chiếm 66,7% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 3.511,1m2, cao hơn bình quân của tỉnh và của cả nước. Đất nông nghiệp của huyện bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
45
xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6% năm 2018, đất chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số đất nông nghiệp của huyện là đất làm muối với 0,2%.
Đất lâm nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (52,8%) năm 2018. Đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện chủ yếu được phát triển theo các dự án trồng rừng như WB3 và dự án 5 triệu ha rừng, trong những gần đây huyện còn đặc biệt chú ý đến việc trồng rừng ở đầu nguồn nhằm hạn chế việc xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất ở các vùng đồi núi.
Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích tăng nhanh từ 241,07 ha lên 437,99 ha tăng 1,8 lần, loại đất này trong những năm gần đây được huyện chú ý tập trung cho việc nuôi tôm trên cát, nuôi tôm giống và nuôi một số loại cá nước ngọt theo hướng sản xuất trang trại.
Hình 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cát
Đánh giá chung
Qua thống kê số liệu cũng như điều tra thực tế trên địa bàn huyện Phù Cát có thể rút ra nhận xét như sau: Đất đai của huyện tương đối đa dạng với nhiều loại đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và cho hiệu quả cao. Cơ cấu chuyển dịch các loại đất tương đối phù hợp với tình hình chung, cụ thể đối với đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng hàng
45,6% 52,8%
1% 0,2% 0,5%
Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phù Cát năm 2018
Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác
46
năm tăng, diện tích đất trồng cây lâu năm giảm; đất lâm nghiệp ngày càng mở rộng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác tăng không đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về thời tiết - khí hậu thì việc chú trọng trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần được quan tâm hơn nữa. Diện tích trồng cây lâu năm giảm nhanh và vẫn hạn chế trong việc khai thác tiềm năng của loại đất này. Vì vậy cần có sự quan tâm và có bước đi đúng đắn hơn trong việc phân bố, phát triển đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát.
47
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ CÁT,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Phù Cát giai đoạn 2010 - 2018
3.1.1. Ngành trồng trọt
Tình hình sản xuất ngành trồng trọt từ năm 2010 – 2018 có những thay đổi đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 3.1. Sản xuất trồng trọt
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015 2018
Cây lúa: - Diện tích ha 16.999 16.610 15.621,6
- Năng suất tạ/ha 55,0 59,5 61,1 - Sản lượng tấn 93.509,0 98.782,0 95.493,9 Đông xuân: - Diện tích ha 7.354 7.229 7.041,6 - Năng suất tạ/ha 61,4 67,0 66,2 - Sản lượng tấn 45.153,6 48.449,0 46.615,4 Hè - Thu: - Diện tích ha 5.774 6.011 6.024 - Năng suất tạ/ha 57,4 58,5 61,4 - Sản lượng tấn 33.142,8 35.158 36.969,3 Mùa: - Diện tích ha 3.871 3.370 2.556 - Năng suất tạ/ha 39,3 45,0 46,6 - Sản lượng tấn 15.213 15.175 11.909,2
Cây Ngô: - Diện tích ha 585 853 924
- Năng suất tạ/ha 58,0 62,4 63,7 - Sản lượng tấn 3.393 5.324 5.888,5
Cây Mì: - Diện tích ha 2.420 2.560 2.599,5
48
- Sản lượng tấn 53.240 66.560 71.624
Đậu phụng:- Diện tích ha 2.856 4.057 4.425
- Năng suất tạ/ha 33,2 35,5 38,60 - Sản lượng tấn 9.479 14.416 17.057
Cây Mè:- Diện tích ha 290 443 628
- Năng suất tạ/ha 8.0 9.0 10.0 - Sản lượng tấn 232 399 628
Cây Điều - Diện tích ha 3.626 2.700 1.906
- Năng suất tạ/ha 6,3 10,0 10,0 - Sản lượng tấn 2.284 2.700 1.906
Nguồn: [12]
Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2018 là 15.621,6 ha, đạt 97% so kế hoạch năm, giảm 1.377,4 ha so năm 2010; năng suất bình quân ước đạt 61,1 tạ/ha, tăng 6,1 tạ/ha so năm 2010; sản lượng lúa ước đạt 95.493,9 tấn, đạt 98,6% so kế hoạch năm, giảm 1984,9 tấn so năm 2010. Trong đó, vụ đông xuân 7.041,6 ha, năng suất đạt 66,2 tạ/ha, sản lượng 46.615,4 tấn; vụ hè thu 6.024 ha, năng suất 61,4 tạ/ha, sản lượng 36.969,3 tấn; vụ mùa 2.556 ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 11.909,2 tấn.
Cây ngô lai 924 ha, đạt 97,3% so kế hoạch năm, tăng 339 ha so năm 2010, năng suất bình quân ước đạt 63,7 tạ/ha, tăng 5,7 tạ/ha so năm 2010, sản lượng ngô ước đạt 5.888,5 tấn, tăng 2495,5 tấn so năm 2010. Trong đó, năm 2018 vụ đông xuân 175 ha, năng suất 67 tạ/ha; vụ hè thu 376 ha, năng suất 64,1 tạ/ha; vụ mùa 373 ha, năng suất ước đạt 62 tạ/ha.
Cây mì 2.599,5 ha, đạt kế hoạch, tăng 179,5 ha so năm 2010, năng suất ước đạt 275,9 tạ/ha, tăng 55,5 tạ/ha so năm 2010. Cây lạc 4.425 ha, vượt 0,6% so kế hoạch, tăng 1.569 ha so năm 2010, năng suất bình quân ước đạt 38,60 tạ/ha, tăng 5,4 tạ/ha so năm 2010. Trong đó, năm 2018 vụ
49
đông xuân 3.439 ha, năng suất 39 tạ/ha; vụ hè thu 591 ha, năng suất 36 tạ/ha; vụ mùa 395 ha, năng suất ước đạt 34 tạ/ha.
Cây mè 628 ha, vượt 4,7% so kế hoạch, tăng 338 ha so năm 2010, năng suất 10 tạ/ha. Cây điều cho quả 1.906 ha, năng suất 10 tạ/ha. Ngoài ra đối với một số cây trồng như:
Cây hành 458 ha, đạt 95,4% so kế hoạch, giảm 61 ha so cùng kỳ 2017, năng suất ước đạt 75 tạ/ha. Trong đó, vụ đông xuân 135 ha, năng suất 78 tạ/ha; vụ hè thu 164 ha, năng suất 74 tạ/ha; vụ mùa 159 ha, năng suất ước đạt 73,2 tạ/ha. Cây kiệu 86 ha, vượt 22,9% so kế hoạch, tăng 19 ha so cùng kỳ 2017, năng suất ước đạt 55 tạ/ha. Cây ớt 566 ha, vượt 2,9% so kế hoạch, tăng 26 ha so cùng kỳ 2017, năng suất đạt 232,6 tạ/ha.
Cây dưa 685 ha, vượt 5,4% so kế hoạch, tăng 8 ha so cùng kỳ 2017, năng suất đạt ước đạt 305,3 tạ/ha. Trong đó, vụ đông xuân 397 ha, năng suất 314,9 tạ/ha, vụ hè thu 208 ha, năng suất ước đạt 320 tạ/ha; vụ mùa 80 ha, năng suất ước đạt 220 tạ/ha. Cây mía 82 ha, năng suất 485 tạ/ha. Rau các loại 1.075 ha, trong đó, vụ đông xuân 535 ha, vụ hè Thu 380 ha, vụ mùa 160 ha. Rau các loại: 1.075 ha.
Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ được chú trọng để phù hợp với điều kiện thời tiết - khí hậu của các xã trên địa bàn huyện Phù Cát. Cụ thể như việc thực hiện chuyển đổi cây trồng với diện tích 2.409 ha, vượt 0,4% so kế hoạch năm, tăng 172 ha so cùng kỳ 2017. Trong đó, vụ đông xuân 1.473 ha, vụ hè thu 535 ha, vụ mùa 401 ha. Các xã thực hiện chuyển đổi cây trồng tốt như: Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Hải, Cát Tường, Cát Nhơn.
Thực hiện đề án chuyển đổi 3 vụ lúa/ năm sang cây trồng khác đạt hiệu quả cao hơn; năm 2018, chuyển 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm ở 3 xã với diện tích 182,7 ha (Cát Tường 104,65 ha, Cát Trinh 53,02 ha, Cát Tân 25
50
ha); lũy kế chuyển 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm là 1.813 ha, vượt 4,8% so với kế hoạch; chuyển sang sản xuất 2 vụ lúa + 1 vụ màu 2.041 ha, vượt 0,5% so kế hoạch, tăng 211 ha so cùng kỳ; chuyển sang sản xuất 2 vụ màu + 1 vụ lúa 82 ha, vượt 5,1% so kế hoạch. Thực hiện 44 cánh đồng mẫu lớn và cánh đồng liên kết, với diện tích 2.244,5 ha (40 cánh đồng mẫu lớn, diện tích 2.153 ha, 04 cánh đồng liên kết, diện tích 91,5 ha); Trong đó:
- Vụ đông xuân 2017-2018: Thực hiện 28 cánh đồng, diện tích 1.423 ha, trong đó, 25 cánh đồng mẫu lớn, diện tích 1.333 ha; 03 cánh đồng liên kết, diện tích 90 ha (01 cánh đồng lúa, diện tích 50 ha; 02 cánh đồng lạc, diện tích 40 ha).
- Vụ hè thu: Thực hiện 16 cánh đồng, diện tích 821,5 ha, trong đó, 15 cánh đồng mẫu lớn lúa, diện tích 788 ha, 01 cánh đồng liên kết sản xuất lạc, diện tích 33,5 ha.
3.1.2. Ngành lâm nghiệp
Bảng 3.2. Diện tích các loại rừng và hoạt động lâm sinh huyện Phù Cát
Danh mục ĐVT 2010 2015 2017 2018
Diện tích rừng các loại ha 23.307,2 24.217,7 22.974,9 31.703,01
Diện tích rừng phòng hộ ha 9.482,3 10.088,2 11.717,5 13.385,30 Diện tích rừng đặc dụng ha 2.857,2 2.881,5 4.752,3 7.499,76
Diện tích rừng sản xuất ha 10.967,7 11.248,0 6.505,1 10.817,95
Hoạt động lâm sinh
Trồng rừng tập trung ha 641 750 967 740 Trồng rừng sản xuất ha 561 750 950 720 Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng ha 80 0 17 20 Tỷ lệ độ che phủ % 31,2 37,0 37,6 37,8 Nguồn: [12]
51
Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp năm 2018 là 31.703,01 ha, trong đó, quy hoạch đặc dụng 7.499,76 ha, quy hoạch phòng hộ 13.385,30 ha, quy hoạch sản xuất 10.817,95 ha. Hoạt động lâm sinh cũng chú trọng trong công tác trồng rừng phòng hộ và đặc dụng; trồng rừng tập trung và rừng sản xuất có xu hướng giảm về diện tích. Hiện nay ban quản lý rừng