KẾT TRÀNG TRÁ

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 50 - 52)

3.1. Phần di động kết tràng ngang và góc tỳ

Từ bờ trong phần xuống tá tràng tới góc tỳ, chạy chếch lên trên sang trái và ra sau. Kích thước dài từ 30 - 50 cái. Kết tràng ngang (colon transversum) được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo kết tràng ngang còn góc tỳ (góc kết tràng trái - flexra con sinistra) cố định vào cơ hoành bởi dây chằng hoành kết tràng nên kết tràng ngang trông như bị võng xuống dưới.

- Liên quan:

+ Ở mặt trước nằm sát ngay sau thành bụng trước, có mạc nối lớn che phủ.

+ Ở mặt sau kết tràng ngang và mạc treo của nó chia ổ bụng làm 2 phần: trên và

dưới mạc treo kết tràng ngang, liên quan với khối tá tuỵ và thận trái.

+ Ở mặt trên liên quan với bờ cong lớn của dạ dày và tỳ. + Ở mặt dưới liên quan với các quai tiểu tràng.

Kết tràng xuống (colon descendens) đi từ góc tỳ đến hố chậu trái. Dài 22 cm, nhưng đường kính nhỏ hơn kết tràng lên và nằm ở sâu hơn. Hình thể ngoài chỉ có 2 dải cơ dọc không có các bờm mỡ, được nuôi dưỡng bởi các nhánh của động mạch mạc treo tràng dưới. Kết tràng trái cũng được cố định vào thành bụng sau bởi mạc dính kết tràng trái (mạc Ton trái).

- Liên quan:

+ Ở phía trước và phía trong liên quan với các quai ruột non.

+ Ở phía sau liên quan với thận trái và niệu quản trái.

+ Ở phía ngoài là hành lang kết tràng trái và thành bụng bên.

3.3. Kết tràng chậu hông hay kết tràng sigma

Kết tràng chậu hông (colon sigoideum) là phần tiếp theo kết tràng xuống từ bờ trong cơ thắt lưng chậu đến đốt sống cùng III, dài 30 - 50 cm.

Kết tràng chậu hông rất di động và được treo vào thành bụng sau bởi mạc treo kết tràng chậu hông, giữa 2 lá của mạc treo có động mạch mạc treo tràng dưới.

Hình thể ngoài cũng chỉ có 2 dải cơ dọc nhưng có nhiều bờm mỡ, không có bướu ruột và đường kính chỉ khoảng 3 cm

- Liên quan: ở trên liên quan với các quai ruột non, ở dưới liên quan với các tạng trong chậu hông bé (các tạng niệu dục).

3.4. Trực tràng

3.4.1. V trí, hình th

Trực tràng (rectum) là phần cuối của kết tràng nằm trong chậu hông bé từ đốt sống cùng 3 tới hậu môn, dài 12 - 15 cm. Nếu nhìn phía trước tới trực tràng thẳng, nhìn nghiêng lúc đầu trực tràng cong lõm theo mặt trước của tấm xương cùng cụt, sau bẻ quặt ra sau tạo thành 1 góc vuông (900) có tác dụng giữ cho trực tràng khỏi tụt ra sau và gồm có 2 phần:

- Phần trên phình to gọi là bóng trực tràng, dài 10 - 12 cm cong theo tấm xương cùng.

- Phần dưới thắt hẹp gọi là ống hậu môn, dài 2 cm chạy quặt ra sau. Hình thể ngoài của trực tràng không có các bướu ruột và 3 dải cơ dọc đã tỏa ra trải đều trên bề mặt trực tràng.

1. ĐM mạc treo tràng dưới 2. Động mạch hạ vị 3. Phúc mạc 4. Bóng trực tràng 5. ĐM trực tràng giữa 6. Cơ nâng hậu môn 7. Cơ bịt trong 8. ĐM trực tràng dưới 9. Ụ ngồi

Hình 2.44. Thiết đồ cắt đứng ngang qua chậu hông bé

3.4.2. Liên quan

Phần bóng

Phúc mạc sau khi phủ kết tràng chậu hông xuống phủ trực tràng tới 2/3 trên, 1/3 dưới phần bóng trực tràng thì quặt lên phủ các tạng sinh dục và bàng quang tạo nên túi cùng sinh dục - trực tràng. qua phúc mạc bóng trực tràng liên quan với:

- Trước liên quan với bàng quang, với túi tinh (ở nam) và tử cung (ở nữ). - sau liên quan với tấm xương cùng cụt.

- Hai bên liên quan với bó mạch chậu

Phần ống

Xung quanh có cơ thắt vân (thắt ngoài) hậu môn, qua đó liên quan với: - Trước với niệu đạo ở nam và âm đạo ở nữ.

- Hai bên với hố ngồi trực tràng, hố này dễ nhiễm trùng vì chứa nhiều tổ chức liên kết mỡ, ít mạch máu.

3.5. Mạch máu kết tràng trái

Cấp máu cho kết tràng trái là động mạch mạc treo tràng dưới.

1. Động mạch mạch treo tràng trên 2. Động mạch mạch treo tràng dưới

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 50 - 52)