3.1. Tĩnh mạch chủ dưới (vena cava inferior)
Ở mặt sau gan, dính chặt vào cơ hoành, đồng thời lại cột chặt vào tổ chức của gan bởi 3 tĩnh mạch gan (hay tĩnh mạch trên gan).
3.2. Dây chằng hoành gan
Gồm các thớ sợi riêng biệt, cố định vùng trần của gan vào cơ hoành.
3.3. Dây chằng vành (ligamentum coronarum hepatis)
Được tạo nên do sự quặt lên và xuống của phúc mạc phủ mặt trên và dưới của gan để rồi dính vào cơ hoành. Dây chằng vành trên liên tiếp với mạc chằng liềm, dây
chằng vành dưới liên tiếp với mạc nối nhỏ.
3.4. Dây chằng tam giác phải và trái (ligamentum triangular dextrum, sinistrum)
Dây chằng vành trên và dưới tới hai đầu gan thì chập lại rồi dính vào cơ hoành tạo thành dây chằng tam giác. Mỗi dây chằng tam giác có một cạnh dính vào cơ hoành, một cạnh dính vào gan và một cạnh tự do.
3.5. Dây chằng liềm (ligamenutm falcioprme hepatis)
Là nếp phúc mạc treo mặt trên gan vào cơ hoành và thành bụng trước, kéo dài từ dây chằng vành cho tới rốn. Dây chằng liềm có 3 bờ:
- Một bờ dính từ rốn dọc theo mặt sau thành bụng trước, tới mặt dưới cơ hoành rồi liên tiếp với dây chằng vành lá trên.
- Một bờ dính vào mặt trên của gan.
- Một bờ tự do căng từ rốn tới bờ trước của gan, trong hai lá của bờ này có dây chằng tròn của gan (lig. teres hepatis).
3.6. Mạc nối nhỏ (xem lại bài phúc mạc) 4. MẠCH MÁU, THẦN KINH 4. MẠCH MÁU, THẦN KINH
4.1. Động mạch
Cấp máu cho gan là các nhánh của động mạch thân tạng. Động mạch thân tạng là 1 nhánh của động mạch chủ bụng tách ngang ThXII hướng chạy chếch xuống dưới sang phải dài lâu rồi tách thành 3 nhánh cùng là động mạch vành vị, động mạch gan chung và động mạch tỳ.
4.1.1. Động mạch vị trái (động mạch vành vị)
Chạy chếch lên trên, sang trái tới 1/3 trên và 2/3 giữa dạ dày thì tách ra làm 2 nhánh cùng trước và sau, chạy vào 2 mặt của dạ dày để nối với các nhánh của động mạch vị phải. Ngoài ra còn tách nhánh thực quản, tâm phình vị cấp máu cho phần trên ống tiêu hoá dưới cơ hoành, động mạch gan phụ (nếu có) chạy vào thùy trái của gan.
4.1.2. Động mạch tỳ
Chạy chếch sang trái dọc bờ sau trên thân tụy đến đuôi tụy, động mạch lên bờ trên để ra mặt trước đuôi tụy, đến gần rốn tỳ thì phân các nhánh.
- Ngành bên: gồm các ngành nuôi dưỡng cho tụy, các ngành nuôi dưỡng dạ dày (động mạch phình vị sau, động mạch vị ngắn, động mạch Haller, động mạch vị mạc nối trái) và các ngành nuôi dưỡng cực trên của tỳ.
1. ĐM vành vị 2. ĐM gan riêng 3. ĐM thận tạng 4. ĐM tỳ 5. ĐM gan chung 6. ĐM vị tá tràng 7. ĐM mạch treo tràng trên Hình 2.31. Động mạch thân tạng và các nhánh
4.1.3. Động mạch gan chung (a. heptica communis)
Tiếp tục đi theo hướng của động mạch thân tạng xuống dưới sang phải chui vào 2 lá của mạc nối nhỏ, khi tới bờ trái tĩnh mạch cửa thì chia ra làm 2 ngành:
- Ngành xuống là động mạch vị tá tràng (a. gastroduodenalis) đi xuống cấp máu cho tá tụy và một phần cho dạ dày.
- Động mạch gan riêng (arteria heptica propria), đi dọc theo trước bờ trái tính mạch gánh, trong cuống gan, khi tới gần rốn gan chia làm 2 ngành chui vào gan và phân chia nhỏ dần theo tĩnh mạch gánh nằm trong khoang cửa. Động mạch gan riêng còn tách động mạch túi mật và động mạch vị phải.
4.2. Tĩnh mạch
4.2.1. Tĩnh mạch gan (vena hepaticae): hay còn gọi là tĩnh mạch trên gan
Có 3 tĩnh mạch gan phải, trái và giữa nhận máu từ các thùy gan để đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.
4.2.2. Tĩnh mạch cửa (vena portae)
Là 1 tĩnh mạch chức phận mang máu chứa các chất thu được từ ống tiêu hoá về gan. Trong lòng tĩnh mạch cửa không có van.
* Cấu tạo: tĩnh mạch cửa được cấu tạo bởi 3 tĩnh mạch chính: tĩnh mạch tỳ nối với tĩnh mạch mạc treo tràng dưới thành thân tĩnh mạch tỳ - mạc treo tràng. Thân này nối với tĩnh mạch mạc treo tràng trên tạo thành tĩnh mạch cửa.
Ngoài ra tĩnh mạch cửa còn nhận máu từ các tĩnh mạch túi mật, các tĩnh mạch cạnh rốn, tĩnh mạch vị trái và phải,...
* Đường đi; liên quan: tĩnh mạch cửa được thành lập ở sau đầu cổ tụy rồi đi lên
trên chếch sang phải vào trong hai lá của mạc nối nhỏ, tới gần rốn gan chia làm hai ngành phải và trái. Cả 2 ngành này chui vào trong gan phân chia thành các nhánh nhỏ giống như động mạch gan.
Tĩnh mạch cửa chia làm 3 đoạn liên quan: đoạn sau đầu cổ tụy, đoạn trong mạc nối nhỏ, đoạn trong núm gan (xem ở phần liên quan của đường dẫn mật ngoài gan)
1. Thực quản 2. Tĩnh mạch vành vị