Kết tràng ngang 2 Kết tràng xuống

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 45 - 48)

2. Kết tràng xuống 3. ĐM mạc kết tràng trên 4. Các quai hỗng tràng 5. Hồi tràng 6. Ruột thừa 7. Cung mạch 8. ĐM kết tràng phải dưới 9. ĐM kết tràng phải giữa 10. Đại tràng lên 1 1.ĐM kết tràng phải trên 12. Dải cơ dọc kết tràng

Hình 2.40. Sơ đồ động mạch mạc treo kết tràng lên và vùng cấp máu Động mạch mạc treo tràng trên cấp máu cho 3 vùng:

- Một phần của khối tá tụy: bởi động mạch tá tụy trái, động mạch tụy dưới. - Cho đại tràng phải bởi các nhánh:

+ Động mạch đại tràng phải trên (động mạch góc phải đại tràng - a. flexura dextra): tách thành hai nhánh lên và xuống. Nhánh lên đi vào hai lá mạc treo đại tràng

ngang để nối với nhánh đối diện tạo thành cung Rioland nuôi dưỡng cho đại tràng ngang; nhánh xuống nối với nhánh lên của động mạch đại tràng phải giữa.

+ Động mạch đại tràng phải giữa (động mạch đại tràng phải - a. colica dextra):

tách hai nhánh lên và xuống nối với các nhánh của động mạch đại tràng phải trên và dưới tạo thành các cung mạch nằm dọc theo đại tràng phải (cung viền) rồi tử cung đó mới tách ra các nhánh thẳng đi vào cấp máu cho mặt trước, mặt sau đại tràng.

+ Động mạch đại tràng phải dưới (Động mạch hồi đại tràng - a. ileocolica): tách

5 nhánh: nhánh lên (nối với nhánh xuống của động mạch đại tràng phải giữa); nhánh ruột thừa đi vào mạc treo ruột thừa; nhánh manh tràng trước, nhánh manh tràng sau đi vào mặt trước và mặt sau của manh tràng, ngoài ra còn có nhánh hồi tràng còn tách ra các nhánh quặt ngược cho mạc treo.

- Cho tiểu tràng (các nhánh trong tràng - tra. jejunales; các nhánh hồi tràng - tra. ileales): gồm có từ 12 - 15 ngành đều tách từ bên trái của động mạch. Khoảng 4 -

5 nhánh ở phía trên to chạy vào các quai ruột nằm ngang, còn 4 - 7 nhánh ở phía dưới thì bé cấp máu cho các quai ruột nằm dọc.

Mỗi ngành tách ra làm hai nhánh lên và xuống, rồi nối với nhau tạo thành các cung mạch, từ các cung này tách ra các nhánh thẳng, các nhánh thẳng lại tách ra nhánh lên và xuống nối với nhau tạo thành các cung mạch tiếp theo, có tử cung 1 đến cung 7. Tử cung mạch cuối cùng tách ra các nhánh thẳng, khi tới bờ ruột của mạc treo thì tách

ra hai nhánh đi vào cấp máu cho hai mặt của ruột, từ nhánh thẳng cuối cùng còn tách ra các nhánh quặt ngược cho mạc treo.

6.2. Tĩnh mạch mạc treo tràng trên (v. mesenterrica superior)

Đi kèm theo bên phải động mạch, lên tới phía sau đầu cổ tụy thì hợp với tĩnh mạch tỳ, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới tạo thành tĩnh mạch gánh.

6.3. Bạch huyết

Gồm 3 chuỗi hạch: một chuỗi nằm dọc theo bờ ruột, một chuỗi dọc theo cung mạch thứ nhất, một chuỗi nằm dọc theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên. Tất cả bạch huyết của ruột đều đổ vào thân chính (thân ruột) chạy theo tĩnh mạch mạc treo tràng trên tới đổ vào đám hạch nằm ở quanh nguyên ủy của động mạch thân tạng.

6.4. Thần kinh

Chi phối cho tiểu tràng thuộc hệ thần kinh thực vật và các sợi tách từ đám rối mạc treo tràng trên (một phần của đám rối dương) đi tới thành ruột tạo thành đám rối Auerback và đám rối Meissner.

RUỘT GIÀ 1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

Ruột già (intestinum crassum) còn được gọi là ruột kết, kết tràng (colon) hay đại tràng. Ruột già, theo đúng từ Loãng gọi là ruột dày, là phần cuối của ống tiêu hoá, tiếp theo ruột non từ góc hồi manh tràng đến hậu môn và gồm có 4 phần chính: manh tràng

(cecum), kết tràng (colon), trực tràng (rectum) và ống hậu môn (canalis analis). Ruột già có hình chữ u lộn ngược, xếp xung quanh ổ bụng, quây lấy các quai tiểu tràng từ phải sang trái. Nhìn chung, ruột già có đường kính giảm dần từ manh tràng đến hậu môn, trung bình từ 3 - 7 cái. Chiều dài của ruột già từ 1,4 - 1,8 m (l/4 kích thước tiểu tràng) và có đặc điểm khác với tiểu tràng:

- Hình thể: to hơn, có 3 dải cơ dọc, có bướu ruột, có các bờm mỡ (trong bờm mỡ có động mạch).

- Màu xám, ít mạch máu nuôi dưỡng, chứa đựng các chất cạn bã nên dễ hoại tử và nhiễm trùng. 1. Mạc nối lớn 2. Hỗng tràng (đã cắt) 3. Mạc treo ruột non (đã cắt) 4. Kết tràng xuống 5. Mạc treo kết tràng chậu hông 6. Kết tràng chậu hông 7. Trục tràng 8. Khối manh trùng tràng 9. Góc hồi manh tràng 10. Kết tràng lên 11. Mạc treo kết tràng ngang 12. Kết tràng ngang Hình 2.41. Vị trí, hình thế kết tràng Về phân chia ruột già có 2 cách:

- Theo vị trí ruột già phân chia từng đoạn, cứ 1 đoạn di động lại có 1 đoạn cố định lần lượt:

+ Manh tràng và ruột thừa (khối manh trùng tràng) là phần di động nằm ở hố chậu phải.

+ Kết tràng lên là phần cố định nằm dọc mạng sườn phải. + Kết tràng ngang là phần di động đi từ góc gan đến góc tỳ. + Kết tràng xuống là phần cố định nằm dọc mạng sườn trái.

+ Kết tràng chậu hông hay sigma là phần di động nằm trong chậu hông. + Trực tràng là đoạn cuối của kết tràng, nằm trong chậu hông bé.

- Theo sinh lý, bệnh lý cũng như mạch máu và thần kinh: ruột già được chia làm 2 đoạn lớn, ranh giới giữa 2 đoạn tương ứng với bờ trong khúc II tá tràng.

+ Kết tràng phải: gồm manh tràng, kết tràng lên, góc gan, và một phần cố định

của kết tràng ngang.

+ Kết tràng trái: gồm 2/3 di động của kết tràng ngang, góc tỳ, kết tràng xuống,

kết tràng chậu hông và trực tràng.

- Về cấu tạo: ruột già cũng có 4 lớp như các đoạn khác của ống tiêu hoá.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 45 - 48)