VỊ TRÍ VÀ HÌNH THỂ NGOÀ

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 31 - 32)

Gan nằm trong ổ bụng, dưới vòm hoành phải nhưng có một phần lấn sang trái nằm ở dưới vòm hoành trái và vùng thượng vị. Ở người sống gan có màu đỏ nhạt, trơn láng, mật độ chắc, cân nặng khoảng 2 - 3 kg (trong đó có khoảng 800 - 900 ml máu); bề ngang, gan dài khoảng 28 cm, bề trước sau 18 cm và cao trung bình 8 cm. Bờ dưới gan chạy dọc theo cung sườn phải, bắt chéo qua vùng thượng vị và cung sườn trái. Điểm cao nhất của gan ở sau cung sườn thứ V bên phải, ngay dưới núm vú. Gan di động theo nhịp thở, theo sự di chuyển của cơ hoành.

Gan gần có hình một nửa quả dưa hấu cắt chếch gồm có hai mặt: mặt hoành lồi, mặt tạng phẳng và một bờ chu vi quây quanh mặt tạng là bờ dưới.

2. LIÊN QUAN

2.1. Mặt trên hay mặt hoành (facies diaphragmatica)

Mặt hoành của gan có hình vòm, nhẵn, áp sát vào cơ hoành và được chia thành 4 phần: trên, trước, phải, và sau. Dây chằng liềm chia mặt hoành thành hai thùy, thùy phải và thùy trái. Qua cơ hoành mặt hoành liên quan với ổ màng phổi và ổ ngoại tâm mạc.

Phần trên nằm áp sát dưới vòm hoành, qua cơ hoành liên quan với màng phổi và đáy phổi phải ngang mức khoang liên sườn IV, với tim và màng tim ngang mức khoang liên sườn V bên trái.

Phần trước có dây chằng liềm chia thành 2 thùy phải và trái. Phần phải qua cơ hoành liên quan màng phổi và bờ trước đáy phổi phải, các xương sườn và sụn sườn từ VI đến X. Ở giữa liên quan đến mũi ức và góc dưới sườn thành bụng trước. Ở bên trái với các sụn sườn VII-VIII.

Phần phải liên quan đến phần phải cơ hoành, qua đó với phổi, màng phổi và các xương sườn VII-XI.

không có phúc mạc che phủ và được gọi là vùng trần của gan.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 31 - 32)