CẤU TẠO VÀ PHÂN CHIA GAN

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 37 - 39)

Gan được phủ bởi phúc mạc, trừ vùng trần. Dưới phúc mạc là áo xơ. Ở cửa gan, áo xơ đi vào cùng các mạch tạo nên bao xơ quanh mạch hay là bao Glisson.

Gan được phân chia thành các đơn vị cấu trúc gọi là tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy là một khối nhu mô gan mà mặt cắt ngang có hình 5 hoặc 6 cạnh. Ở mỗi góc của tiểu thùy có một khoảng mô liên kết gọi là khoảng cửa, nơi chứa một nhánh tĩnh mạch cửa, nhánh động mạch gan và một ống dẫn mật. Ở trung tâm mỗi tiểu thùy gan có một tĩnh mạch trung tâm. Từ tĩnh mạch trung tâm có những đôi dây tế bào gan hình lập phương toả ra ngoại vi. Giữa hai đôi dây tế bào liền nhau là những mao mạch dạng xoang dẫn máu từ nhánh tĩnh mạch cửa và nhánh động mạch gan ở khoảng cửa tới tĩnh mạch trung tâm. Thành của các mao mạch dạng xoang được tạo nên bởi các tế bào nội mô, trong đó có một số đại thực bào (tế bào Kupffer). Các tĩnh mạch trung tâm hợp lại tạo nên tĩnh mạch lớn hơn, và cuối cùng tạo thành các tĩnh mạch gan chạy ra khỏi gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Ở giữa các đôi dây tế bào gan là các vi quản mật, có đầu ngoại vi đổ vào ống mật ở khoảng cửa (ống gan tiểu thùy). Các ống mật ở khoảng cửa hợp nên những ống mật lớn dần, cuối cùng thành các ống gan phải và trái đi ra khỏi gan.

Về phân chia thùy gan theo quan điểm kinh điển thì mặt trên gan được dây chằng liềm chia ra hai thùy (phải và trái), mặt dưới gan chia làm 4 thùy (phải, trái, vuông, đuôi). Chia như vậy sẽ có mâu thuẫn ở mặt trên và mặt dưới, đồng thời không phục vụ được cho phẫu thuật gan hiện đại.

Hiện nay theo Tôn Thất Tùng và Trịnh Văn Minh, căn cứ vào sự phân bố đường mạch mật, gan được phân chia bởi các khe ảo như sau:

1. Khe bên trái 2. Khe giữa 3. Khe bên phải

A. Mặt trên gan B. Mặt dưới gan

Hình 2.34. Phân chia gan theo quan điểm hiện đại

- Khe giữa gan hay khe chính: được xác định ở mặt trên gan bằng đường kẻ nối

từ bờ trái tĩnh mạch chủ dưới tới giữa khuyết túi mật. Ở mặt dưới là đường nối từ giữa hố túi mật đến bờ trái tĩnh mạch chủ dưới. Khe chia gan thành hai nửa phải và trái.

- Khe bên phải hay khe liên phân thùy phải: đi từ bờ phải của tĩnh mạch chủ dưới, dọc theo lá trên của dây chằng vành, rồi vòng xuống song song với bờ gan phải và cách bờ này ba thoát ngón tay. Khe này chia nửa gan phải thành hai phân thùy: phân thùy sau và phân thùy trước.

- Khe bên trái hay khe liên phân thùy trái: ở mặt trên gan khe là chỗ bám của dây

chằng liềm, ở mặt dưới khe tương ứng với rãnh dọc trái. Khe này chia gan trái thành hai phân thùy giữa và phân thùy bên.

Như vậy theo cách phân chia này gan gồm hai nửa gan phải và trái, gan phải gồm hai phân thùy trước và sau, gan trái gồm hai phân thùy giữa và bên, ngoài ra còn một phân thùy thứ năm là phân thùy đuôi. Các phân thùy này lại được chia thành s hạ phân thùy (bởi các đường kẻ ảo ngang qua các phân thùy gan), được đánh số thứ tự bằng chữ số La mã từ I đến VIII, theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ phân thùy đuôi.

+ Phân thùy đuôi (segmentum caudatus) là hạ phân thùy I. + Phân thùy bên (segmentum laterale) có hạ phân thùy II, III. + Phân thùy giữa (segmentum mediale) có hạ phân thùy IV.

+ Phân thùy sau (segmentum posterius) gồm hạ phân thùy VI, VII.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)