Ống gan trái 2 Ống gan phải 3 Ống cổ túi mật 4 Ống túi mật

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 40 - 42)

3. Ống cổ túi mật 4. Ống túi mật 5. Ống mật chủ 6. Đáy túi mật 7. Ống tuỵ chính 8. Nhũ tá lớn 9. Khúc II tá tràng

Hình 3.25. Sơ đồ đường dẫn mật ngoài gan

6.2. Liên quan

Chủ yếu nói về liên quan của đường dẫn mật chính với các thành phần cuống gan. Ống gan và ống mật chủ chạy chếch từ trên xuống, chạy sang phải, và có thể chia làm 4 đoạn liên quan.

* Đoạn trong rốn gan: lần lượt các thành phần cuống gan sắp xếp thành 3 lớp từ

sau ra trước: 2 ngành của tĩnh mạch gánh, 2 ngành của động mạch gan, 2 ngành của ống gan. Tất cả được bọc trong mạc nối nhỏ.

* Đoạn trong bờ tự do của mạc nối nhỏ: cuống gan ở đoạn này dài khoảng 4cm,

là giới hạn trước của khe Winslow. Các thành phần cuống gan sắp xếp làm 2 lớp : - Lớp sâu là tĩnh mạch cửa chạy chếch lên trên và sang phải.

- Lớp nông đè lên tĩnh mạch cửa, có động mạch gan ở bờ bên trái, có ống gan ở bờ phải.

Xuống phía dưới thì ống mật chủ chạy tách xa tĩnh mạch để tạo thành tam giác Cửa - mật Chủ. 1. Động mạch gan trái 2. Động gan trái 3. Ống túi mật 4. Động mạch gan riêng 5. Động mạch gan chung 6. Động mạch tá tràng 7. Tĩnh mạch mạch treo tràng dưới 8. Ống mật chủ 9. Động mạch mạch treo tràng trên 10. Tĩnh mạch mạch treo tràng trên 11. Túi mật

* Đoạn sau khai tá tụy : đến đây các thành phần cuống gan bắt đầu tách xa nhau,

động mạch gan được thay thế bởi động mạch vị tá tràng. Tĩnh mạch gánh chạy chếch

sang trái. Ống mật chủ chạy chếch sang phải, nằm sâu trong rãnh đầu tụy và khi tới bờ trong khúc II tá tràng thì cùng ống tụy chính đổ vào lỗ cục ruột to.

* Đoạn trong thành tá tràng : ở đây ống mật chủ và ống tụy chính liên quan với

nhau, có 2 trường hợp:

- Hai ống chập lại với nhau tạo nên bóng gan tụy hoặc chập vào nhau nhưng không hình thành bóng gan tụy rồi mới đổ vào lỗ cục ruột to.

RUỘT NON

Ruột non hãy tiểu tràng (intestinum tenue) đi từ lỗ môn vị đến lỗ hồi manh tràng.

Ruột non bao gồm: tá tràng, hồng tràng và hồi tràng. Chiều dài từ 5 - 9 m, trung bình 6,5 m, riêng đoạn hồi tràng chỉ dài 70 - 80 cm. Đường kính trung bình khoảng 2 - 3 cm

(thay đổi từng đoạn). Ở người lớn, hồng tràng và hồi tràng không có ranh giới rõ rệt,

trừ một số người (khoảng 2%) thì giới hạn giữa hai phần này được nhận biết qua túi

ruột Meckel.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU HỌC TẬP 2 - Chương 2 pps (Trang 40 - 42)