KINH TẾ VÀ XÃ HỘIinh tế xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 36)

1.2.1. Dân số

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh, sinh sống trên khắp các vùng lãnh thổ, chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các con sông và tại các thành phố, khu đô thị. Năm 2010, dân số Việt Nam là 86,93 triệu người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,39 triệu người, mật độ dân số trung bình là 263 người/km2, tỷ lệ tăng dân số là 1,05%, tuổi thọ trung bình của người dân là 72,9. Một số đặc trưng về dân số từ năm giai đoạn 2008- 2012 được thể hiện trong Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Một số đặc trưng dân số Việt Nam

Năm

Tổng số dân (nghìn người)

Tỷ lệ tăng

dân số (%) Phân theo giới tính (%) Phân theo thành thị,nông thôn (%)

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2008 85.118,7 1,07 49,29 50,71 28,99 71,01

2009 86.025,0 1,06 49,43 50,57 29,74 70,26

2010 86.932,5 1,05 49,45 50,55 30,50 69,50

2011 87.840,0 1,04 49,45 50,55 31,56 68,44

2012 88.772,9 1,06 49,47 50,53 31,84 68,16

1.2.2. Nông nghiệp

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 khoảng 10,1 triệu ha, chiếm khoảng 31% diện tích đất cả nước, trong đó tổng diện tích trồng lúa của các vụ gieo trồng trong năm khoảng 7,5 triệu ha.

Sản lượng lúa cả năm 2010 đạt 40 triệu tấn, tăng 1,05 triệu tấn so với năm 2009 và sản lượng lúa cả năm 2012 đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011 do cả diện tích và năng suất đều tăng. Lúa, ngô đảm bảo nguồn lương thực tiêu dùng, an ninh lương thực trong nước và dành phần đáng kể để xuất khẩu (Bảng 1.3).

Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng lương thực có hạt

Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

Lúa Ngô Lúa Ngô

2008 7.422,2 1.140,2 38.729,8 4.573,1

2009 7.437,2 1.089,2 38.950,2 4.371,7

2010 7.489,4 1.125,7 40.005,6 4.625,7

2011 7.655,4 1.121,3 42.398,5 4.835,6

2012 7.761,2 1.156,6 43.737,8 4.973,6

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Tổng cục Thống kê, 2013

Ngành trồng trọt bám sát nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Diện tích trồng và sản lượng một số cây công nghiệp có xu hướng tăng (Bảng 1.4 và Bảng 1.5).

Bảng 1.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp

Đơn vị: nghìn ha

Năm Cao su Cà phê Chè Mía Đậu tương Điều Lạc

2008 631,5 530,9 125,6 270,7 192,1 406,7 255,3

2009 677,7 538,5 127,1 265,6 147,0 391,4 245,0

2010 748,7 554,8 129,9 269,1 197,8 379,3 231,4

2011 801,6 586,2 127,8 282,2 181,1 363,7 223,8

2012 917,9 623,0 128,3 301,9 119,6 335,2 219,2

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

Bảng 1.5. Sản lượng một số cây công nghiệp

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Cao su Cà phê Chè Mía Đậu tương Điều Lạc

2008 660,0 1.055,8 746,2 16.145,5 267,6 308,5 530,2

2009 711,3 1.057,5 771,0 15.608,3 215,2 291,9 510,9

2010 751,7 1.100,5 834,6 16.161,7 298,6 310,5 487,2

2011 789,3 1.276,6 878,9 17.539,6 266,9 309,1 468,7

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn với mô hình gia trại và trang trại ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, dịch bệnh, rét đậm, rét hại kéo dài và thiên tai gia tăng ảnh hưởng đến phát triển số lượng gia súc, gia cầm (Bảng 1.6).

Bảng 1.6. Số lượng gia súc, gia cầm

Năm Trâu Lợn Dê, cừu Gia cầm

Nghìn con Triệu con

2008 2.897,7 6.337,7 26.701,6 1.483,4 248,3

2009 2.886,6 6.103,3 27.627,7 1.375,1 280,2

2010 2.877,0 5.808,3 27.373,1 1.288,4 300,5

2011 2.712,0 5.436,6 27.056,0 1.267,8 322,6

2012 2.627,8 5.194,2 26.494,0 1.343,6 308,5

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm trong các năm qua nhưng tổng sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản ngày càng tăng (Bảng 1.7).

Bảng 1.7. Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản

Năm trồng thủy sản (nghìn ha)Diện tích mặt nước nuôi Sản lượng thủy sản(nghìn tấn) giá hiện hành phân theo ngànhGiá trị sản xuất thủy sản theo hoạt động (tỷ VNĐ tỷ đồng ) 2008 1.052,6 4.602,0 110.510,4 2009 1.044,7 4.870,3 122.666,0 2010 1.052,6 5.142,7 153.169,9 2011 1.040,5 5.447,4 205.866,4 2012 1.038,9 5.820,7 224.263,9

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

1.2.3. Lâm nghiệp

Tổng diện tích rừng cả nước năm 2010 là 13.388.100 ha với độ che phủ đạt 39,5%. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10.304.800 ha và rừng trồng là 3.083.300 ha. Phân theo mục đích sử dụng, năm 2010, diện tích rừng phòng hộ là 4.846.200 ha, rừng đặc dụng là 2.002.300 ha, rừng sản xuất là 6.373.500

và diện tích rừng ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp là 166.100 ha. Từ năm 2008 đến năm 2012, diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng tăng dần (Bảng 1.8).

Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng tại các địa phương, diện tích cháy rừng trên cả nước đã giảm xuống. Theo đó, diện tích cháy rừng năm 2010 là 6.723 ha, giảm xuống còn khoảng 1.745 ha năm 2011 và khoảng 1.325 ha vào năm 2012.

Bảng 1.8. Hiện trạng rừng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: nghìn ha Năm Tổng diện tích có rừng Trong đó Tỷ lệ che phủ rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng 2008 13.118,8 10.348,6 2.770,2 38,7 2009 13.258,7 10.338,9 2.919,8 39,1 2010 13.388,1 10.304,8 3.083,3 39,5 2011 13.515,1 10.285,4 3.229,7 39,7 2012 13.862,0 10.423,8 3.438,2 40,7

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo ngành hoạt động tăng dần, cụ thể là 17.202,3 tỷ VNĐ tỷ đồng năm 2008 tăng lên 18.714,7 tỷ VNĐ tỷ đồng năm 2010 và 21.136 tỷ VNĐ tỷ đồng vào năm 2012 (Bảng 1.9).

Bảng 1.9. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo ngành hoạt động

Đơn vị: tỷ VNĐ tỷ đồng Năm Tổng số Trong đó Trồng và chăm sóc rừng Khai thác gỗ và lâm sản khác Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác Dịch vụ lâm nghiệp 2008 17.202,3 2.526,4 12.823,0 898,3 954,6 2009 17.851,8 2.629,1 13.305,1 922,0 995,6 2010 18.714,7 2.711,1 14.011,8 936,2 1.055,6 2011 19.822,6 2.556,0 15.195,8 965,0 1.105,8 2012 21.136,0 2.380,1 16.604,1 998,0 1.153,8

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

1.2.4. Công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 2010 phân theo ngành công nghiệp tăng dần và được thể hiện trong Bảng 1.10.

Năm Tổng số (tỷ VNĐ)

Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp (%)

2009 2.681.900,2 112,5

2010 2.963.499,7 110,5

2011 3.233.178,2 109,1

2012 3.516.651,7 108,8

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Tổng cục Thống kê 2013

Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo thành phần kinh tế cũng tăng dần và được thể hiện trong Bảng 1.11 10 .

Bảng 1.11. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ VNĐ tỷ đồng Năm Tổng số Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp (%) Trong đó

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài

Nhà nước Khu vực cóvốn đầu tư nước ngoài Trung ương Địa phương

2009 2.681.900,2 112,5 445.527,7 69.569,8 1.050.172,5 1.116.630,2

2010 2.963.499,7 110,5 497.407,4 69.700,6 1.150.867,3 1.245.524,4

2011 3.233.178,2 109,1 559.828,3 68.279,9 1.238.729,7 1.366.340,3

2012 3.516.651,7 108,8 617.098,7 67.160,1 1.329.276,3 1.503.116,6

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Tổng cục Thống kê 2013

1.2.5. Giao thông vận tải

Giao thông vận tải phát triển khá nhanh về mọi mặt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong ngành này, giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ cao nhất trong vận chuyển người và hàng hóa, tiếp sau là đường thủy. Tổng số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng dần theo các năm. Tổng số lượt khách năm 2008 là 1.793,5 triệu lượt người, tăng lên 2.315,2 triệu lượt người năm 2010 và 2.676,5 triệu lượt người vào năm 2012 (Bảng 1.12 11 ). Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2008 là 653,2 triệu tấn, tăng lên 800,9 triệu tấn năm 2010 và 961,1 triệu tấn vào năm 2012 (Bảng 1.13 12 ).

Bảng 1.12. Số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải

Đơn vị: triệu lượt người

Năm Tổng số

Trong đó

Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không

2009 2.016,9 11,1 1.843,6 151,3 10,9

2010 2.315,2 11,2 2.132,3 157,5 14,2

2011 2.476,1 11,9 2.306,7 142,4 15,1

2012 2.676,5 12,2 2.504,3 145,0 15,0

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Tổng cục Thống kê 2013

Bảng 1.13. Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Tổng số Trong đó

Đường sắt Đường bộ Đường

sông Đườngbiển Đường hàngkhông 2008 653.235,3 8.481,1 455.898,4 133.027,9 55.696,5 131,4

2009 715.522,4 8.247,5 513.629,9 137.714,5 55.790,9 139,6

2010 800.886,0 7.861,5 587.014,2 144.227,0 61.593,2 190,1

2011 885.681,5 7.285,1 654.127,1 160.164,5 63.904,5 200,3

2012 961.128,4 6.952,1 717.905,7 174.385,4 61.694,2 191,0

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Tổng cục Thống kê, 2013

1.2.6. Năng lượng

Trong những năm gần đây, Việt Nam thực hiện chủ trương đa dạng hóa các nguồn năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cùng với các chính sách khai thác các nguồn năng lượng tái tạo ít phát thải. Việt Nam đã ban hành và thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.

Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng từ 53.365 KTOE năm 2008 lên 56.825 KTOE năm 2012. Diễn biến tiêu thụ năng lượng sơ cấp theo loại năng lượng giai đoạn 2008-2012 ở Việt Nam được trình bày trong Bảng 1.14 13 .

Bảng 1.14. Tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp theo loại năng lượng

Đơn vị: KTOE

Loại nhiên liệu 2008 2009 2010 2011 2012

Than 12.017 12.645 14.730 15.157 14.497

Dầu 14.058 14.635 18.702 16.051 15.199

Khí đốt 6.408 7.290 8.316 7.560 8.253

Thủy điện 5.881 6.785 2.369 3.519 4.540

Loại nhiên liệu 2008 2009 2010 2011 2012

Điện nhập khẩu 277 321 399 333 125

Tổng 53.365 56.398 58.406 56.625 56.825

Nguồn: Quy hoạch điện VII, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 2013

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng ở Việt Nam tăng từ 43.202 KTOE năm 2008 lên 47.873 KTOE năm 2012. Diễn biến tiêu thụ năng lượng cuối cùng phân theo loại năng lượng giai đoạn 2008-2012 được thể hiện trong Bảng 1.15 1 4 3 .

Bảng 1.15. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo loại năng lượng

Đơn vị: KTOE

Loại nhiên liệu 2008 2009 2010 2011 2012

Than 8.289 8.966 9.893 9.647 8.390

Dầu 13.819 15.851 17.080 15.297 14.896

Khí đốt 540 639 493 894 1.438

Điện 5.844 6.615 7.461 8.140 9.063

Năng lượng phi thương mại 14.710 14.704 13.875 13.938 14.086

Tổng 43.202 46.775 48.802 47.916 47.873

Nguồn: Quy hoạch điện VII, 2011 Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 2013

Khu vực dân cư vùng miền núi sử dụng chủ yếu các nguồn năng lượng sinh khối như củi, phụ phẩm nông nghiệp, trấu và một phần khí sinh học chiếm tới 80% tiêu thụ năng lượng ở vùng này. Để giảm áp lực khai thác gỗ củi từ rừng tự nhiên, Việt Nam khuyến khích phát triển và sử dụng nguồn năng lượng khí sinh học. Một số cơ sở sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo đang được đấu nối vào lưới điện quốc gia để bổ sung cho nguồn điện.

1.2.7. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009, là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,18% của năm 2008 và cao hơn mức 5,32% của năm 2009. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế năm 2010, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 7,7% và khu vực dịch vụ tăng 7,52%. Đây là kết quả thực hiện một số giải pháp nhằm ngăn chặn suy thoái và ổn định kinh tế trong những năm qua.

Mức tăng GDP giai đoạn 2008-2012 được thể hiện trong Bảng 1.16.

Bảng 1.16. Mức tăng GDP1 giai đoạn 2008-2012

Mức tăng GDP so với năm trước (%)

2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số

Phân theo khu vực kinh tế 6,18 5,32 6,78 5,89 5,03

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,07 1,82 2,78 4,01 2,72

Công nghiệp và xây dựng 6,11 5,52 7,70 5,53 4,52

Dịch vụ 7,18 6,63 7,52 6,99 6,42

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

GDP các năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012 theo giá so sánh năm 2010 phân theo ba khu vực kinh tế là nông, lâm nghiệp và thủy sản; công

Bảng 1.17. GDP theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế

Đơn vị: tỷ VNĐ tỷ đồng

Năm Tổng số

Trong đó Nông, lâm nghiệp và

thủy sản Công nghiệp vàxây dựng Dịch vụ

2008 1.923.749 387.262 726.329 810.158

2009 2.027.591 394.658 769.733 863.200

2010 2.157.828 407.647 824.904 925.277

2011 2.292.483 424.047 879.994 988.442

2012 2.412.778 435.414 930.593 1.046.771

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 đạt 72.236,7 triệu USD, năm 2012 đạt 114.529,2 triệu USD trong khi kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2010 đạt 84.838,6 triệu USD, năm 2012 đạt 113.780,4 triệu USD. Năm 2012 xuất siêu đạt 748,8 triệu USD, trở thành năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993 (Bảng 1.18 1 5 6 ).

Bảng 1.18. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng số

Trong đó

Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối

2008 143.398,9 62.685,1 80.713,8 -18.028,7

2009 127.045,1 57.096,3 69.948,8 -12.852,5

2010 157.075,3 72.236,7 84.838,6 -12.601,9

2011 203.655,5 96.905,7 106.749,8 -9.844,1

2012 228.309,6 114.529,2 113.780,4 748,8

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Tổng cục Thống kê 2013

GDP bình quân đầu người tăng từ 1.168 USD năm 2010 lên khoảng 1.200 USD năm 2012.

Theo mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011- 2020, đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổn giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.

1.2.8. Y tế

Số lượng bác sĩ, giường bệnh và số lượng cơ sở khám, chữa bệnh (bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế) ngày càng tăng và mở rộng để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân (Bảng 1.1917). Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam năm 2012 là 73.

Bảng 1.19. Số bác sĩ, cơ sở khám, chữa bệnh và giường bệnh

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số bác sĩ 57.300 60.800 61.400 62.800 65.100

Bác sĩ bình quân / 10.000 dân 6,7 7,1 7,1 7,1 7,3

Số cơ sở khám, chữa bệnh (chưa bao gồm

cơ sở tư nhân)

13.460 13.450 13.467 13.506 13.523

Số giường bệnh 219.800 232.900 246.300 266.700 275.100

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

Trong những năm qua, Ngành y tế Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát, kiềm chế một cách hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm (sốt xuất huyết, sốt rét, cúm A (H5N1, H1N1), sởi, viêm gan vi-rút, viêm não vi- rút...).

1.2.9. Giáo dục và đào tạo

Hệ thống giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm và chia thành ba cấp gồm tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) và trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12).

Bảng 1.20. Số giáo viên, học sinh và trường học phổ thông

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Số giáo viên (nghìn người) 806,9 818,7 830,9 828,1 847,5 Số học sinh (nghìn người) 15.127,9 14.912,1 14.792,8 14.782,6 14.747,1 Số Trường học phổ thông 28.114 28.408 28.593 28.803 28.916

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011, 2012, Tổng cục Thống kê 2012, 2013

Sau phổ thông có các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng và đại học. Thời gian đào tạo đại học từ 4 đến 6 năm tùy theo ngành nghề, đào tạo cao đẳng 3 năm. Sau đại học có đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Bảng 1.21 thể hiện số lượng giảng viên, sinh viên và trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2008-

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w