Khó khăn, khiếm khuyết

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 121 - 124)

Bảng 1.21 Số giảng viên, sinh viên và trường đại học, cao đẳng

4.1.Khó khăn, khiếm khuyết

Các khó khăn, khiếm khuyết của Việt Nam về tài chính, cơng nghệ và tăng cường năng lực cho kiểm kê quốc gia khí nhà kính, xây dựng và thực hiện các NAMA, áp dụng cơng nghệ ứng phó với BĐKH được tóm tắt như sau:

4.1.1. Kiểm kê quốc gia khí nhà kính

- Hệ thống kiểm kê quốc gia KNK chưa chính thứcđược hình thành. Cơ sở pháp lý về trách nhiệm của các Bộ, ngành và các bên liên quan trong hoạt động KNK cịn chưa đầy đủ;.

- Chưa có tài liệu hướng dẫn tiếng Việt về kiểm kê KNK để các Bộ, ngành và địa phương tham gia kiểm kê quốc gia KNK một cách có hiệu quả.

- Hầu hết các hệ số phát thải được sử dụng cho kiểm kê là các hệ số mặc định của IPCC;

- Hoạt động QA/QC cịn nhiều hạn chế, chưa có quy trình, hướng dẫn cụ thể;

- Số liệu hoạt động cho kiểm kê KNK cịn chưa đầy đủ. Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu đặc thù để có thể thực hiện thường xuyên kiểm kê KNK;.

- Thiếu nguồn tài chính trong nước và chuyên gia về kiểm kê KNK;. - Kiểm kê quốc gia KNK được thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình, dự án do quốc tế tài trợ; sự tham gia và trách nhiệm của các Bộ, ngành, các bên liên quan còn hạn chế.

4.1.2. NAMA

- Nhận thức về NAMA cịn hạn chế;

- Chính sách cấp quốc gia và cấp ngành để xây dựng và thực hiện NAMA/MRV chưa hoàn thiện;

- Hệ thống MRV cấp quốc gia và cấp ngành còn trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm;

- Các Bộ, ngành, địa phương và khu vực tư nhân cịn nhiều khó khăn, hạn chế về tổ chức, năng lực, công nghệ trong xây dựng và thực hiện NAMA theo hướng MRV;

- Cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương; giữa khu vực công và tư chưa chặt chẽ để xây dựng và thực hiện các NAMA liên ngành, liên lĩnh vực;

- Các tổ chức đề xuất NAMA cịn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ tài chính trong nước và quốc tế.

4.1.3. Áp dụng cơng nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu

Lĩnh vực năng lượng:

- Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ giá và nội địa hóa cơng nghệ;.

- Chi phí đầu tư cao;

- Giá điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối còn cao hơn giá điện sản xuất từ nguồn nhiên liệu hóa thạch;

- Khó tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng thương mại cho các dự án phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo do khả năng hồn vốn thấp;

- Năng lực và trình độ cơng nghệ sản xuất trong nước còn hạn chế, chất lượng của sản phẩm và tuổi thọ thấp;

- Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế thiết bị.

Lĩnh vực nông nghiệp:

- Nhận thức về lợi ích khi tiếp nhận và ứng dụng cơng nghệ thân thiện với khí hậu cịn hạn chế; năng lực ứng dụng cơng nghệ cịn chưa cao;

- Cịn chịu nhiều ảnh hưởng của thói quen thực hành cơng nghệ truyền thống;

- Cơ sở hạ tầng hiện tại và trình độ cơng nghệ trong nước chưa cho phép đưa ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng ngay nhu cầu thích ứng với BĐKH;

- Chi phí cải tạo đồng ruộng và đầu tư giống để thích ứng với BĐKH cịn cao;

- Thiếu công nghệ nuôi trồng thủy sản chăn nuôi trong các điều kiện ngập nước khác nhau.

Lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp:

- Một số chính sách liên ngành liên quan đến nghiên cứu và áp dụng cơng nghệ cịn chưa đồng bộ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn tài chính cho tiếp nhận và ứng dụng cơng nghệ cịn hạn chế; - Thiếu năng lực nghiên cứu, phát triển và phổ biến công nghệ;

- Quy hoạch đất đai chưa phù hợp để bảo đảm phát triển rừng bền vững; - Thiếu thông tin cập nhật về công nghệ sinh học và các phương tiện nghiên cứu, triển khai.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 121 - 124)