Bảng 1.21 Số giảng viên, sinh viên và trường đại học, cao đẳng
1.3. Chiến lược phát triển bền vữngHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VỮNG
Phát triển bền vững là xu thế chung mà thế giới đang nỗ lực hướng tới và cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Việt Nam quyết tâm thực hiện. Sau Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) năm 1992 tại Rio De Janeiro, Bra-xin, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hình thành và phát triển hệ thống thể chế phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và được lồng ghép, thể hiện rõ trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương. Nhiều chính sách có liên quan đã được ban hành nhằm phục vụ phát triển bền vững đất nước và thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam được nêu rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011-2020; Chỉ thị số 36-CT/TW năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã được Chính phủ ban hành nhằm phát triển bền vững đất
nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ mơi trường. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 21.
Để tiếp tục tăng cường thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. Chiến lược nêu rõ con người là trung tâm của phát triển bền vững; phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước và phải được kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài ngun, mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ Chiến lược này nhằm tái cấu trúc và hồn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao. Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành hướng chủ đạo trong phát triển nền kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội.
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 đã nêu rõ nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 (thay thế Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11) đã khẳng định bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm mọi người được sống trong mơi trường trong lành.
Luật mới này đã bổ sung Chương IV - Ứng phó với biến đổi khí hậu, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân trong việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng ơ-dơn; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện môi trường; tái sử dụng, tái chế
chất thải và thu hồi năng lượng từ chất thải; phát triển, chuyển giao và ứng dụng khoa học, cơng nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt nhiều khó khăn, thách thức và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển bền vững. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện
Về kinh tế, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong số các nước đang phát triển đã đạt được khá nhiều thành tựu trong cải cách kinh tế, đặc biệt trong giảm nghèo. Từ vị trí nhóm nước nghèo, Việt Nam đã bước sang nhóm nước có thu nhập trung bình và hồn thành một số mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Về xã hội, cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, kiểm sốt tốc độ tăng dân số, cơng tác khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân, cải thiện môi trường sống, giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho người lao động đều đạt được những thành tựu đáng kể. An ninh xã hội được chú trọng nhằm đảm bảo ổn định đời sống, phúc lợi xã hội và sản xuất của nhân dân, đặc biệt trong tình hình lạm phát cao, nhiều thiên tai và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm từ 4,6% năm 2009 xuống còn 3,2% năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm mạnh, đến năm 2012 chỉ cịn 11,1%. Chỉ số bình đẳng giới của Việt Nam khá cao so với các nước có cùng mức độ phát triển và thu nhập. Chỉ số phát triển con người cũng được cải thiện qua các năm.
Về môi trường, cơng tác phịng ngừa, kiểm sốt ơ nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương từng bước được kiện toàn, tăng cường.
Việt Nam đã chủ động tích cực hội nhập quốc tế và tham gia nhiều công ước, thỏa thuận, cam kết quốc tế liên quan đến phát triển bền vững.