Bảng 1.21 Số giảng viên, sinh viên và trường đại học, cao đẳng
3.4. Xây dựng các phương án giảm nhẹ khí nhà kính
3.4.2. Các phương án giảm nhẹ khí nhà kính trong nơng nghiệp
3.4.2.1. Phương pháp luận
Trong nông nghiệp, canh tác lúa nước là nguồn phát thải lớn nhất, sau đó là phát thải từ đất nơng nghiệp, phát thải từ tiêu hóa thức ăn và phát thải từ quản lý phân hữu cơ. Do đó, các phương án giảm nhẹ KNK trong nơng nghiệp được xây dựng cho các tiểu lĩnh vực nêu trên.
Trong quá trình xây dựng các phương án giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực này, mơ hình DeNitrification-DeComposition - DNDC (Giltrap et al, 2010; Li Changsheng, 2005) đã được ứng dụng để ước tính phát thải từ lúa nước.
Đường cong chi phí cận biên giảm phát thải (MACC) được xây dựng dựa trên xác định tiềm năng giảm phát thải KNK và hiệu quả chi phí của các phương án giảm phát thải KNK. Tỷ lệ khấu hao của dòng tiền đầu tư cho các phương án giảm phát thải dựa trên lãi suất của Ngân hàng Nhà nước hoặc lãi suất phù hợp khi cân đối giữa lợi ích xã hội và mơi trường.
Kịch bản cơ sở được xây dựng theo kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030). Một số chỉ tiêu sản xuất nơng nghiệp cho các năm 2010, 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được tổng hợp trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp cho các năm 2010, 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Loại cây trồng 2010 2020 2030
Diện tích đất nơng nghiệp (triệu ha) 10,17 9,59 9,80
Diện tích trồng lúa (triệu ha) 7,49 7,01 7,01
Diện tích trồng ngơ (triệu ha) 1,13 1,44 1,44
Bị sữa (nghìn con) 128,40 500,00 700,00
Bị thịt (nghìn con) 5.679,90 12.500,00 14.500,00
Trâu (nghìn con) 2.877,00 3.900,00 4.500,00
Nguồn: - Niên giám thống kê 2011, Tổng cục Thống kê 2012; - Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nơng nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
3.4.2.2. Các phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Có hai phương án giảm nhẹ phát thải KNK trong nông nghiệp được đề xuất:
Phương án A1: Áp dụng nông lộ phơi, tưới khô ướt xen kẽ hoặc hệ thống canh tác lúa cải tiến (AWD/SRI)
Theo phương án này, đến năm 2030 sẽ thực hiện việc chủ động tưới tiêu nước theo yêu cầu của cây lúa cho 2,3 triệu ha ruộng lúa thuộc các vùng đồng bằng có chủ động tưới tiêu. Diện tích ruộng lúa được thực hiện theo phương án này như sau: 90.000 ha vào năm 2010, 1,5 triệu ha vào năm 2020 và 2,3 triệu ha vào năm 2030. Tiềm năng giảm nhẹ phát thải KNK của phương án A1 là 1,47 triệu tấn CO2 tương đương, chi phí giảm nhẹ 76,3 USD/tCO2.
Phương án A2: Tái sử dụng phế phụ phẩm lúa làm phân ủ compost
Theo phương án này, đến năm 2030 sẽ thực hiện trên 51% diện tích đất lúa, tương đương khoảng 3,6 triệu ha. Diện tích được thực hiện theo phương án này như sau: 0,1 triệu ha vào năm 2010, 2,5 triệu ha vào năm 2020 và 3,6 triệu
ha vào năm 2030. Tiềm năng giảm nhẹ phát thải KNK của phương án A2 là 9,34 triệu tấn CO2 tương đương, chi phí giảm nhẹ -59,1 USD/tCO2.
Tiềm năng và chi phí giảm nhẹ của các phương án nơng nghiệp được trình bày trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính và chi phí của các phương án nông nghiệp
Phương án Ký hiệu Tiềm năng giảm
phát thải (triệu tấn CO2 tương đương)
Chi phí giảm phát thải (USD/ tấn CO2)
Nông lộ phơi, tưới khô ướt xen kẽ hoặc
áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến A1 1,47 76,3
Tái sử dụng phế phụ phẩm lúa làm phân ủ compost
A2 9,34 -59,1
Tổng 10,81