Thực hiện JCM và cơ chế khác

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 106 - 107)

Bảng 1.21 Số giảng viên, sinh viên và trường đại học, cao đẳng

3.3.Thực hiện JCM và cơ chế khác

Nhằm tăng cường các hoạt động hợp tác song phương về biến đổi khí hậu góp phần thực hiện mục tiêu giữ nhiệt độ trung bình tồn cầu tăng khơng q 20C vào cuối thế kỷ này, Việt Nam và Nhật Bản đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về tăng trưởng các-bon thấp vào tháng 7 năm 2013. Về phía Việt Nam, Bộ TNMT được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đàm phán với phía Nhật Bản để thành lập Ủy ban hỗn hợp và ban hành Hướng dẫn thực hiện Cơ chế tín chỉ chung (JCM) tại Việt Nam.

Theo nội dung Bản ghi nhớ, Nhật Bản và Việt Nam sẽ tiến hành tham vấn hợp tác chính sách chặt chẽ ở các cấp nhằm hướng tới tăng trưởng các-bon thấp trong khuôn khổ Liên hợp quốc, khu vực và song phương. Hai bên cũng thúc đẩy đầu tư và phát triển các công nghệ, sản phẩm, hệ thống, dịch vụ và cơ sở hạ tầng phát thải các-bon thấp tại Việt Nam.

Tại cuộc họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ nhất ngày 18 tháng 9 năm 2013, hai bên đã thông qua Quy chế hoạt động của Ủy ban, chỉ định Ban thư ký giúp việc

cho Ủy ban và thảo luận các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Tại cuộc họp lần thứ hai của Ủy ban ngày 17 tháng 02 năm 2014, hai bên đã cơ bản thông qua các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ triển khai thí điểm một số dự án JCM tại Việt Nam.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số 10728/VPCP-QHQT ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Văn phịng Chính phủ, Bộ TNMT đã phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thí điểm JCM. Hiện nay, Thơng tư hướng dẫn về thực hiện JCM đang được xây dựng và dự kiến ban hành vào cuối năm 2014.

Tổng tiềm năng giảm phát thải của 28 dự án JCM đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi (do Bộ Môi trường và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề xuất) ước khoảng 10 triệu tấn CO2 tương đương/năm. Trong đó có 18 dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, bốn dự án giao thông vận tải, ba dự án quản lý chất thải và ba dự án lâm nghiệp. Tại Cuộc họp lần thứ hai của Ủy ban hỗn hợp, bốn dự án sau được lựa chọn để thực hiện trong giai đoạn thí điểm: 1. Nâng cao hiệu quả tổng hợp trong sử dụng năng lượng tại các nhà máy bia;

2. Sử dụng công nghệ bơm nhiệt để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại nhà máy chế biến thủy sản;

3. Áp dụng hệ thống quản lý năng lượng để giảm phát thải tại khách sạn; 4. Xây dựng Bệnh viện xanh thông qua sử dụng năng lượng hiệu quả. Trong thời gian tới, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục nghiên cứu khả thi để nhân rộng hoạt động JCM trên phạm vi cả nước trên cơ sở kết quả thực hiện JCM trong giai đoạn thí điểm.

Danh sách các dự án JCM được trình bày trong Phụ lục III.

Bên cạnh việc thực hiện các dự án JCM, hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia đăng ký dự án tín chỉ các-bon theo Tiêu chuẩn các-bon được thẩm tra (VCS) và Tiêu chuẩn vàng (GS) để có thể giao dịch trên thị trường các-bon tự nguyện. Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2014, Việt Nam đã có bốn dự án được đăng ký theo GS và 15 dự án theo VCS. Tín chỉ các-bon được cấp qua các dự án VCS là 419.452.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 106 - 107)