Thực hiện CDM

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 104 - 106)

Bảng 1.21 Số giảng viên, sinh viên và trường đại học, cao đẳng

3.2.Thực hiện CDM

Tính đến tháng 6 năm 2014, Việt Nam có 253 dự án Cơ chế Phát triển sạch (CDM) và 11 Chương trình hoạt động theo CDM (PoA) được đăng ký và 10.068.987 Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) được EB cấp thông qua các hoạt động CDM. Việt Nam được xếp thứ tư trên thế giới về số lượng dự án CDM được đăng ký và xếp thứ 11 về lượng CER được cấp. Tổng lượng KNK giảm nhẹ của 253 dự án CDM trên khoảng 137 triệu tấn CO2 tương

đương trong thời kỳ tín dụng. Trong số các dự án CDM nói trên, dự án thuộc lĩnh vực năng lượng chiếm 88,19%, xử lý chất thải 9,96%, trồng rừng và tái trồng rừng 0,37% và các loại dự án khác 1,48%. Tỷ lệ các loại hình dự án CDM được thể hiện tại Hình 3.2.

Hình 3.2. Tỷ lệ các loại hình dự án CDM của Việt Nam được EB đăng ký

So với số lượng dự án CDM của Việt Nam được EB đăng ký nêu trong Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam gửi Ban Thư ký UNFCCC tháng 12 năm 2010, đến nay số lượng dự án CDM được đăng ký đã tăng khoảng tám lần. Thông tin tổng hợp về các dự án CDM của Việt Nam đang thực hiện có trong Phụ lục II.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước và thu hút vốn đầu tư cho các hoạt động CDM, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Việt Nam đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM;

- Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM;

- Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 ngày 7 tháng 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

- Thông tư liên tịch số 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng 7 năm 2008;

- Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 ngày 7 tháng 2010;

- Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto. Thông tư này thay thế Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

Bên cạnh đó, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã phối hợp với các đơn vị có liên quan, nghiên cứu xây dựng và đã công bố hệ số phát thải lưới điện quốc gia cho các năm 2008, 2010, 2011 và 2012 phục vụ việc xây dựng và phát triển các dự án CDM. Các hệ số phát thải lưới điện quốc gia được thể hiện tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hệ số phát thải lưới điện quốc gia các năm 2008, 2010, 2011 và 2012

Năm 2008 2010 2011 2012

Hệ số phát thải (tCO2/MWh) 0,5764 0,5408 0,6244 0,5603

Nguồn: Các báo cáo nghiên cứu, xây dựng hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam từ 2010- 2013, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, các hoạt động CDM trong hai năm qua tại Việt Nam đã có chiều hướng chững lại do sự suy giảm thị trường các-bon quốc tế và CDM khơng cịn hấp dẫn nhiều đối với các nhà đầu tư ngoài nước và các doanh nghiệp

trong nước. Trong giai đoạn 2013-2014, chỉ có hai Ttài liệu Tthiết kế Ddự án (PDD) được gửi tới DNA Việt Nam phê duyệt.

Thu hồi khí đồng hành mỏ Rạng Đông,

Bà Rịa - Vũng Tàu Thu hồi khí bãi rác tại TP. Hồ Chí Minh

Xử lý nước thải tại Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Intimex, Nghệ An

Thủy điện nhỏ sơng Mực, Thanh Hóa

Hình 3.3. Một số dự án CDM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 104 - 106)