Nhu cầu tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 124)

4.2.1. Nhu cầu tài chính

Theo Báo cáo đánh giá về đầu tư và chi tiêu công cho khí hậu của Việt Nam do UNDP thực hiện gần đây, trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã dành khoản kinh phí khoảng 0,1% GDP cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. Kết quả tổng hợp từ 5 Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng và Giao thông Vận tải cho thấy năm 2010 ngân sách dành cho ứng phó với BĐKH khoảng 4.300 tỷ VNĐtỷ đồng trong khi năm 2013 có giảm một chút, còn khoảng 3.800 tỷ VNĐtỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) do khó khăn chung của kinh tế đất nước.

Theo Báo cáo trên, phần lớn chi phí dành cho ứng phó với BĐKH là nguồn đầu tư trong nước. Hỗ trợ của các đối tác phát triển từ nguồn ODA cho ứng phó với BĐKH đáp ứng khoảng 31%, trong đó phần lớn là các khoản vay (khoảng 97% trong giai đoạn 2004 - 2013).

Trong cơ cấu đầu tư, phần dành cho thích ứng với BĐKH chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phần đầu tư để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn hết sức khiêm tốn. Điều này hạn chế việc đáp ứng nhu cầu công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong nước. Tổng đầu tư cho ứng phó với BĐKH ở Việt Nam được thể hiện trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tổng đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam (giá so sánh năm 2010) Đơn vị: tỷ VNĐtỷ đồng Hoạt động Năm 2010 2011 2012 2013 Giảm nhẹ 111 20 41 149 Thích ứng và giảm nhẹ 435 385 366 267 Thích ứng 3.770 3.025 2.922 3.413

Nguồn: Báo cáo đánh giá về đầu tư và chi tiêu công cho khí hậu của Việt Nam, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, 2014

Để chủ động ứng phó với BĐKH, Việt Nam đã ban hành một số Chương trình, Đề án trọng điểm quốc gia như NTP-RCC; SP-RCC; Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới. Các chương trình, đề án này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn nhưng việc đáp ứng còn nhiều khó khăn.

Chương trình NTP-RCC giai đoạn 2012 -– 2015 gồm 3 dự án thành phần: - Dự án 1: Đánh giá mức độ BĐKH và nước biển dâng;

- Dự án 2: Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH;

- Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

Tổng kinh phí cho Chương trình là 1.771 tỷ VNĐtỷ đồng trong đó dự kiến huy động ngân sách từ trung ương 770 tỷ VNĐtỷ đồng, ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác 153 tỷ VNĐtỷ đồng, kinh phí nước ngoài 848 tỷ VNĐtỷ đồng.

Nhu cầu tài chính cho Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện khoảng 220 tỷ VNĐtỷ đồng, trong đó từ ngân sách nhà nước 120 tỷ VNĐtỷ đồng, từ nguồn vốn ODA 100 tỷ VNĐtỷ đồng.

Để triển khai các dự án ưu tiên về ứng phó với BĐKH, trên cơ sở 400 dự án BĐKH do các địa phương đề xuất, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 61 dự án ưu tiên với tổng kinh phí là 17.893 tỷ VNĐtỷ đồng, trong đó từ nguồn vốn Chương trình SP-RCC 14.326 tỷ VNĐtỷ đồng, số còn lại do các địa phương tự bố trí (Công văn số 1443/TTg-QHQT ngày 19 tháng 9 năm 2012). Bên cạnh đó, theo đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, dự án Cống Mương Chuối đã được bổ sung vào danh mục các dự án ưu tiên nêu trên với kinh phí là 2.634 tỷ VNĐtỷ đồng. Tổng kinh phí cho 62 dự án ưu tiên nêu trên là 20.527 tỷ

VNĐtỷ đồng, trong đó từ nguồn vốn Chương trình SP-RCC 16.960 tỷ VNĐtỷ đồng.

Tính đến tháng 7 năm 2014 đã có 16 dự án đề xuất được cấp vốn với tổng kinh phí 916 tỷ VNĐtỷ đồng (năm 2013: 496 tỷ VNĐtỷ đồng, năm 2014: 420 tỷ VNĐtỷ đồng), đáp ứng khoảng 21% tổng nhu cầu của 16 dự án và chiếm khoảng 4,4 % tổng số vốn đã phê duyệt cho 62 dự án. Các dự án này thuộc Chương trình SP-RCC liên quan chủ yếu đến thích ứng với BĐKH, bao gồm các dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng tuyến đê, kè chống lũ và chống sạt lở.

4.2.2. Nhu cầu công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Việt Nam đã thực hiện đánh giá nhu cầu công nghệ ứng phó với BĐKH trong khuôn khổ dự án khu vực Đánh giá nhu cầu công nghệ toàn cầu giai đoạn đầu tiên (TNA - hoàn thành năm 2013) với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của UNEP thông qua Đối tác UNEP – Đại học Kỹ thuật Đan Mạch. Quá trình lựa chọn tiêu chí đánh giá nhu cầu công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực ưu tiên được tiến hành trên cơ sở tài liệu “Sổ tay về thực hiện đánh

giá nhu cầu công nghệ ứng phó với BĐKH của UNFCCC” xuất bản tháng 10

năm 2010. Bốn tiêu chí để đánh giá, lựa chọn công nghệ giảm nhẹ ưu tiên là (i) Lợi ích về kinh tế; (ii) Lợi ích xã hội; (iii) Lợi ích môi trường và (iv) Tiềm năng giảm phát thải KNK.

Bảng 4.2 trình bày một số kết quả ban đầu về đánh giá nhu cầu công nghệ giảm phát thải KNK, được lựa chọn đối với 3 lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp và LULUCF. Những công nghệ này có khả năng thực hiện trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Bảng 4.2. Danh mục công nghệ ưu tiên giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực

TT Lĩnh vực/ Công nghệ Kỳ hạn/Quy mô

Lĩnh vực năng lượng

1 Điện gió Ngắn hạn/ Trung bình

2 Đèn compact tiết kiệm năng lượng Ngắn hạn/ Nhỏ và Trung bình

3 Đồng phát nhiệt điện Ngắn, trung hạn/ Trung bình

Lĩnh vực nông nghiệp

1 Khí sinh học Ngắn hạn / Nhỏ và Trung bình

2 Cải thiện dinh dưỡng thông qua công nghệ bổ sung

thức ăn cho gia súc theo định hướng Ngắn, trung hạn / Nhỏ 3 Quản lý nước tưới ruộng lúa theo phương pháp rút

cạn nước trong một số giai đoạn sinh trưởng

Ngắn, trung hạn / Trung bình

Lĩnh vực LULUCF

2 Trồng rừng và tái trồng rừng Ngắn hạn / Lớn

3 Phục hồi rừng ngập mặn Ngắn hạn / Lớn

Nguồn: Báo cáo đánh giá nhu cầu công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, Dự án “Đánh giá nhu cầu công nghệ toàn cầu giai đoạn đầu tiên”, 2012

4.2.3. Nhu cầu công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu

Quá trình lựa chọn tiêu chí đánh giá nhu cầu công nghệ thích ứng cho các lĩnh vực ưu tiên được tiến hành trên cơ sở tài liệu “Sổ tay về thực hiện đánh giá

nhu cầu công nghệ ứng phó với BĐKH của UNFCCC” xuất bản tháng 10 năm

2010. Bốn tiêu chí để đánh giá, lựa chọn công nghệ thích ứng ưu tiên là (i) Lợi ích về kinh tế; (ii) Lợi ích xã hội; (iii) Lợi ích môi trường và (iv) Giảm tính dễ bị tổn thương do BĐKH.

Bảng 4.3 trình bày một số công nghệ thích ứng được lựa chọn theo nhu cầu đối với 4 lĩnh vực dễ bị tổn thương cao. Những công nghệ này có khả năng thực hiện trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

Bảng 4.3. Danh mục công nghệ thích ứng theo lĩnh vực

TT Lĩnh vực/ Công nghệ Kỳ hạn/Quy mô

Lĩnh vực nông nghiệp

1 Công nghệ di truyền Dài hạn/lớn

2 Chuyển lúa thành cây trồng cạn Dài hạn/Trung bình

3 Than sinh học Dài hạn/lớn

43 Chuyển đổi 3 lúa thành 2 lúa/cá – tôm Dài hạn/nhỏ

Lĩnh vực LULUCF

1 Áp dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống cây rừng chịu hạn, lụt, có sức kháng bệnh cao

Ngắn hạn/vừa

2 Nông lâm kết hợp Ngắn hạn/nhỏ

Lĩnh vực tài nguyên nước

1 Thu gom nước mưa từ mái nhà phục vụ nhu cầu sinh

hoạt Ngắn hạn/ Qui mô nhỏ

2 Thu gom nước mưa chảy tràn bề mặt, dự trữ nước

cho cộng đồng Ngắn hạn/ Qui mô nhỏ và trungbình

3 Quản lý tổng lưu vực sông Trung và ngắn hạn /Qui mô lớn

Lĩnh vực quản lý vùng ven bờ

1 Đê biển Ngắn và trung hạn/ qui mô lớn

2 Phục hồi đất ngập nước ven biển Ngắn và trung hạn/ qui mô lớn

Dự án “Đánh giá nhu cầu công nghệ toàn cầu giai đoạn đầu tiên”, 2012

4.2.4. Tăng cường năng lực

Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động ứng phó với BĐKH, góp phần thực hiện mục tiêu của UNFCCC đối với một bên nước đang phát triển, Việt Nam tập trung thực hiện một số hoạt động tăng cường năng lực sau:

a. Bổ sung, hoàn thiện một số văn bản pháp quy về tổ chức thực hiện UNFCCC và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam để đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và có sự tham gia của toàn xã hội;

b. Xây dựng, cập nhật và chi tiết hóa kịch bản BĐKH làm cơ sở cho đánh giá tác động của BĐKH phục vụ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tại địa phương;

c. Nâng cao khả năng và hiệu quả cảnh báo sớm và phòng tránh thiên tai. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại về dự báo, cảnh báo, quan trắc khí tượng thủy văn; đánh giá tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, BĐKH và tác động của BĐKH;

d. Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ quan đầu mối của các Bộ, ngành về xây dựng và thực hiện NAMAs; MRV và JCM;

e. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu BĐKH tích hợp với hệ thống dữ liệu của Tổng cục Thống kê phục vụ kiểm kê KNK, ứng phó với BĐKH, xây dựng các báo cáo quốc gia định kỳ về BĐKH;

g. Nghiên cứu, phát triển một số hệ số phát thải quốc gia phục vụ kiểm kê KNK. Nâng cao năng lực đo đạc, định lượng mức giảm phát thải KNK của các chương trình, dự án cấp vùng, miền;

h. Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương các cấp và các doanh nghiệp góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế các-bon thấp;

i. Nghiên cứu, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ và bảo hiểm khí hậu.

4.3. Trợ giúp đã nhận được cho hoạt động biến đổi khí hậu

Để thu hút nguồn lực tài trợ cho triển khai các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai Chương trình SP-RCC. Năm 2009, khi đi vào hoạt động, Chương trình SP-RCC mới có hai nhà tài trợ là JICA và AFD nhưng đến nay đã có thêm các nhà tài trợ khác như WB, CIDA, AuSAID và Korea EximBank. Tổng số kinh phí Chương trình huy động tăng dần trong các năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014 tương ứng là 138 triệu USD; 212 triệu USD; 136 triệu USD; 173 triệu USD và 204 triệu USD.

Ngoài ra, các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, nâng cao năng lực cho các dự án liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ các nước, tổ chức quốc tế với tổng kinh phí khoảng 200 triệu USD. Thông tin liên quan được trình bày trong Phụ lục V.

Để chuẩn bị cho BUR1, Dự án xây dựng Chuẩn bị BUR1 của Việt Nam cho UNFCCC đã được GEF xem xét hỗ trợ phê duyệt khoản hỗ trợ 352.000 USD. Bảng 4.4 dưới đây thể hiện xây dựng dự toán cho BUR1. Tuy nhiên, để kịp thực hiện Quyết định 2/CP.17 ngày 15 tháng 3 năm 2012 của COP17 về trình BUR1 trước tháng 12 năm 2014 (điểm a, đoạn 41), Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 phê duyệt Khung ma trận chính sách năm 2014, trong đó, việc xây dựng BUR1 được hoàn thành trong năm 2014 bằng nguồn ngân sách quốc gia.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Việt Nam đã và đang chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các-bon thấp và góp phần tích cực cùng với cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Mục tiêu chính của BUR1 của Việt Nam cho UNFCCC là cung cấp các thông tin cập nhật về hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam cho Ban Thư ký UNFCCC, đồng thời giúp Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ của một nước đang phát triển thực hiện Quyết định số 2/CP.17 ngày 15 tháng 3 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 17 các Bên tham gia UNFCCC.

BUR1 của Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng theo đúng quy định và hướng dẫn của UNFCCC. Năm 2010 được chọn là năm cơ sở và các số liệu giai đoạn 2008-2012 được sử dụng để xây dựng BUR1. Nội dung chính BUR1 đề cập đến bối cảnh quốc gia; kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2010; các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và nhu cầu công nghệ, tăng cường năng lực, trợ giúp nhận được cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Báo cáo cập nhật hai năm một lần. Những khiếm khuyết của Báo cáo này sẽ từng bước được khắc phục khi xây dựng các Báo cáo cập nhật hai năm một lần tiếp theo.

Kết luận Kiến nghị

Bảng 4.4. Dự toán kinh phí hỗ trợ của GEF cho các hoạt động xây dựng BUR1 của Việt Nam

Đơ n vị: USD

STT Hạng mục thực hiện Kinh phí

1 Bối cảnh quốc gia 15.000

2 Kiểm kê quốc gia khí nhà kính 140.000

3

Thông tin về các hoạt động giảm nhẹ phát

thải 80.000

4

Nhu cầu về tài chính, kỹ thuật và tăng cường

năng lực 5.000

5

Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định trong

nước 45.000

7

Kiểm tra, báo cáo và chuẩn bị kiểm toán tài

chính 15.000

8 Công bố và đệ trình BUR 15.000

9 Chi phí quản lý 32.000

Tổng cộng 352.000

Do thủ tục đề xuất và phê duyệt dự án còn chậm nên đầu năm 2014, để có thể thực hiện Quyết định 2/CP.17 ngày 15 tháng 3 năm 2012 của COP17 về trình BUR1 trước tháng 12 năm 2014 (điểm a, đoạn 41), Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 phê duyệt Khung ma trận chính sách năm 2014, trong đó, việc xây dựng BUR1 được hoàn thành trong năm 2014 bằng nguồn ngân sách quốc gia. Việc xây dựng và hoàn thành BUR1 trong năm 2014 thể hiện nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong chủ động ứng phó với BĐKH, góp phần cùng cộng đồng thế giới nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả của Công ước khí hậu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, kết quả 03 năm thực hiện kế hoạch 05 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015 do Thủ tướng Chính phủ trình bày tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vào ngày 21 tháng 10 năm 2013

2. Báo cáo của Việt Nam tại Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), Bra-xin, tháng 5/2012

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2009 - Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2008 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010 - Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2009 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011 - Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2010 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012 - Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2011 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2013 - Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2012 8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2014 - Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam năm 2013 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012 - Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CẬP NHẬT HAI NĂM MỘT LẦN LẦN THỨ NHẤT CỦA VIỆT NAM CHO CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w