Chiến lược chiêu thị của Samsung qua từng năm:

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược CHIÊU THỊ của tập đoàn điện tử SAMSUNG CHO DÒNG điện THOẠI SAMSUNG GALAXY (Trang 66 - 74)

- Vào năm 2015: công bố thế giới 2 sản phẩm Samsung Galaxy S6 và S6 edge. Với thiết kế màn hình cong cả 2 bên đầu tiên trên thế giới.

- Vào năm 2016: tung ra thị trường đánh bật truyền thông, giới công nghệ với sản phẩm Samsung Galaxy S7 và S7 edge. Sản phẩm cùng nhiều công dụng và các hình thức truyền thông quảng cáo nỗi trội khiến cho sản phẩm được cả thế giới biết đến.

- Vào năm 2017: đưa sản phẩm Samsung Galaxy S8 và S8+, Note 8 đến rộng rãi trên toàn cầu.

Page 47

- Vào năm 2018: Một trong những hoạt động tiêu biểu cho dự án này là chuỗi sự kiện “Cùng bạn kiến tạo tương lai”, truyền cảm hứng về STEM tại TP.HCM. Chuỗi hoạt động bao gồm: thảo luận với các chuyên gia tại TP.HCM; đưa học sinh khám phá giảng đường thông minh tại trường y; cùng các nghệ sĩ trẻ tổ chức tour trải nghiệm ứng dụng di động cho hơn 10.000 sinh viên, học sinh...

Ngoài STEM, Samsung còn tạo ra chuỗi không gian truyền cảm hứng giáo dục qua công nghệ và xây dựng những giá trị nhân văn. Cụ thể là dự án thư viện thông minh tại các tỉnh thành, dự án phòng học thông minh cho trường đại học tại TP.HCM…

Mối quan tâm đến giáo dục của Samsung không chỉ dừng ở việc đầu tư vào cơ sở vật chất, mà còn là những nỗ lực tác động đến phương pháp, cảm hứng giáo dục. Mới đây, Công ty Điện tử Samsung Vina và Lego Education vừa công bố hợp tác chiến lược trong việc thực hiện các dự án giáo dục STEM năm 2018.

Trọng tâm của chiến lược là tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm STEM cho hơn 5.000 học sinh tại TP.HCM. Các hoạt động cụ thể sẽ được triển khai là phát triển ứng dụng di động tìm hiểu thông tin khoa học, đưa học sinh Việt qua Mỹ thi đấu giải Lego toàn cầu, dạy lập trình cho học sinh tiểu học, tổ chức cuộc thi Robotacon…

Chuỗi hoạt động của Samsung kể trên chỉ là một ví dụ cho sự tham gia của doanh nghiệp vào công tác đổi mới giáo dục. Theo đó, các doanh nghiệp phải vừa là đầu ra cho nguồn lực lao động, vừa là nguồn cung ứng vốn và công nghệ tiềm năng, sẵn sàng đầu tư “bàn đạp” để kiến tạo những “đường băng” cho giấc mơ chinh phục tri thức của người trẻ.

Cạnh tranh các đối thủ trên thị trường

Samsung có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi tính trung bình năm nay hãng chiếm 46,5% thị phần, so với 36,7% cùng kỳ năm ngoái. Điều này phù hợp với các thống kê gần đây của các nhà bán lẻ khi hãng này áp đảo về số lượng trong danh sách các smartphone bán chạy.

Cùng kỳ năm ngoái Oppo chiếm 22,3% thị phần, 11 tháng đầu năm nay hãng đạt 19,4%. Nhìn số liệu thị phần từng tháng có thể thấy hãng này có sự ổn định qua thời gian dài, tháng 1/2017 đạt 20,4% thị phần và chỉ giảm nhẹ xuống 19,2% vào tháng 11 mới đây, có tháng trong năm tăng hơn 21%.

Page 48

Trong danh sách 7 smartphone bán chạy nhất năm 2017 tổng hợp từ Thế Giới Di Động và FPT Shop, Samsung chiếm 4 máy, Oppo chiếm phần còn lại, không hãng nào lọt vào danh sách 7 này (trừ iPhone 6 32GB lọt top 7 của FPT Shop nhưng lại rơi ra khỏi top 10 của Thế Giới Di Động).

Tính đến 11 tháng đầu năm, Apple đạt 9,2% thị phần smartphone trong nước, không thay đổi nhiều so với số cùng kỳ là 9,3%. Tuy nhiên nếu so hai tháng cuối năm ngoái đến năm nay, hãng này giảm khá nhiều, từ 13,6% hồi tháng 11/2016 xuống còn 9,6% tháng 11/2017.

So với 3 hãng kể trên, thị phần các hãng còn lại khá thấp, không đạt đến 5% ở tháng cao nhất, trung bình dưới 4%. Thị phần tổng của nhóm này giảm từ đầu năm đến giữa năm, tuy nhiên lại tăng trưởng lên từ giữa đến cuối năm.

Tăng trưởng của nhóm cuối khiến thị phần tổng của 3 hãng nhóm trên thu hẹp lại. Nhìn vào nhóm dưới này, có thể thấy Nokia, Vivo, Huawei đang trong nhóm dẫn đầu thời điểm cuối năm.

3 hãng nói trên chính là những cái tên mới nổi ở nhóm dưới, khi nửa sau năm nay liên tục có đại diện trong danh sách smartphone bán chạy tại hai hệ thống lớn Thế Giới Di Động, FPT Shop. Hãng điện thoại Việt Mobiistar cũng có thị phần tương đương 3 hãng vừa kể, và duy trì khá ổn định qua nhiều tháng trong năm.

Nhìn chung thị trường năm 2017 vẫn được dẫn dắt bởi 3 cái tên cũ Samsung, Oppo, Apple. Tuy nhiên một xu hướng mới do Nokia, Vivo, Huawei tạo ra có thể sẽ tạo điểm nhấn vào năm sau. Đúng như dự báo của các nhà bán lẻ, thị trường smartphone Việt Nam đã vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, thậm chí rất chậm nếu so sánh với năm trước.

(Nguồồ̀n: http://www.brandsvietnam.com/14399-Thi-truong- smartphone-Viet-Nam-Samsung-tang-Apple-giam-Oppo-on-dinh)

Page 49

Cuộc chiến phân khúc smartphone tầm trung dường như là màn so tài giữa hai thế lực: Samsung và OPPO. Cuộc cạnh tranh thực sự nóng lên vào tháng 9 năm ngoái, khi Samsung chính thức ra mắt Galaxy J7 Prime để cạnh tranh trực tiếp với OPPO F1s trong phân khúc trung cấp khoảng 6 triệu đồng.

Samsung, OPPO, và Apple là 3 thương hiệu smartphone bán chạy nhất tại Thế Giới Di Động. Các sản phẩm Galaxy J7 Prime và OPPO F1s đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng doanh số bán hàng tại hai nhà bán lẻ di động lớn vào năm 2016.

"Người tiêu dùng Việt bị thuyết phục bởi các chức năng hợp thời của hai sản phẩm nói trên, bao gồồ̀m camera selfie, cảm biến vân tay, thiết kế thời trang và giá cả cạnh tranh," Ông Trần Nguyên Trực, phụ trách ngành hàng điện thoại tại Công ty Cổ phần Thế giới Di động (MWG) chia sẻ.

Chất lượng và chức năng chỉ là một phần của sự thành công, để hơn thua nhau trên thị trường di động, các chiến dịch tiếp thị cũng là một yếu tố quyết định. Samsung và OPPO đã rót rất nhiều tiền vào mảng quảng cáo trên TV trong suốt thời gian qua.

Họ cũng đã sử dụng hình ảnh của các ngôi sao Việt Nam như Sơn Tùng M-TP, Issac, Noo Phước Thịnh, Ông Cao Thắng, Đông Nhi và Hồ Ngọc Hà trong việc quảng cáo sản phẩm của mình.

OPPO đã tài trợ cho một số Game show trên TV và tăng cường "phủ sóng" sự hiện diện của mình ở hầu hết các cửa hàng bán lẻ di động từ thành phố lớn xuống các vùng nông thôn.

Xếp vị trí thứ ba trong năm 2016 đó chính là Apple - một thương hiệu không cần đến bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào tại Việt Nam. Mặc dù vậy, iPhone 5s được tung ra thị trường hồi năm 2013, nhưng cho đến nay model này vẫn rất hút khách, ông Trực từ MWG cho biết.

Page 50

Việc mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2015, đã cho thấy sự quan tâm rất lớn của Apple đối với Việt Nam. Trong tháng 4/2017, công ty luật Võ Trần (VOTRA) - đại diện pháp lý trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam của Apple, yêu cầu các cửa hàng di động phải ngưng sử dụng nhãn hiệu Apple khi chưa được phép của công ty.

Năm 2017 tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh giữa 3 hãng lớn nhất - Samsung, OPPO, và Apple", ông Thanh nói. "Samsung và OPPO sẽ là Top 2 nhưng họ cũng phải khai chiến suốt để duy trì vị tríí́ của mình trong thời gian dài, bởi vì thị trường đang thay đổi liên tục." (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Samsung xác định việc phát triển đa dạng các sản phẩm trong tất cả các phân khúc được xem là một chiến lược kinh doanh cốt lõi. Ông Nguyễn Trí Thông, Giám đốc truyền thông của Samsung Vina, nói rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng.

"Samsung sẽ liên tục đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và chuyên nghiệp hóa các hoạt động tiếp thị cũng như quảng cáo của mình", ông nói. "Chúng tôi tin tưởng sẽ giữ vị tríí́ số 1 trong tất cả các phân khúc."

Cuộc tranh giành vị trí thứ 3 là nơi mà sự cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt nhất. Tuy nhiên, ông Thanh lưu ý, những động thái gần đây của Apple cho thấy họ đang quan tâm đến Việt Nam nhiều hơn.

Các đối tác của Apple tại Việt Nam đang hoạt động hiệu quả, đạt được mức tăng trưởng tích cực trong năm 2016, và nỗ lực của công ty trong việc quản lý chặt chẽ thương hiệu "Táo Khuyết" tại Việt Nam đã chứng tỏ rằng họ xứng đáng giữ vị trí thứ 3.

Trong khi đó, thương hiệu di động Trung Quốc là Xiaomi, đã chính thức bước chân vào thị trường smartphone tại Việt Nam thông qua nhà phân phối công nghệ Digiworld. Tuy nhiên, Xiaomi không còn đáng gờm như ở Trung Quốc 5 năm trước, khi chiến lược của họ là tập trung vào các sản phẩm cấu hình mạnh kèm giá rẻ.

Page 51

Hiện Redmi Note 4 được bán chính hãng tại Việt Nam có giá 4.690.000 đồng, còn Mi MIX nằm trong phân khúc cao cấp với giá 16.990.000 triệu đồng. Ông Jack Yung, Quản lý phát triển thị trường Xiaomi tại châu Á, cho biết giá các sản phẩm chính hãng của Xiaomi tại Việt Nam sẽ cao hơn 20% so với Trung Quốc. Trong đó, có 10% đến từ thuế giá trị gia tăng VAT.

Mặc dù có mức giá cao hơn xách tay, nhưng người dùng Xiaomi chính hãng sẽ được hưởng chế độ chăm sóc khách hàng của Xiaomi, bao gồm hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành.

Xiaomi cho biết, hãng sẽ mang đến Việt Nam hai phân khúc smartphone: Giá cả phải chăng và cao cấp. Đây được xem là "cơn ác mộng" đối với Samsung và Apple.

"Xiaomi vẫn có cơ hội giành được vị tríí́ thứ 3", ông Thanh đồng

ý "Nhưng điều đó khá mong manh do thị trường smartphone ở Việt Nam rất cạnh tranh." Tuy nhiên, Xiaomi tin tưởng vào sản phẩm của mình. Một đại diện của công ty nói tại một cuộc họp báo vào tháng 3 rằng các sản phẩm của họ sẽ được phân phối ở 6.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Ông Trực từ MWG cho biết, phản ứng của khách hàng đối với các dòng smartphone của Xiaomi là khá tích cực, tất cả đều nhờ vào thiết kế và chức năng hiện đại, cũng như giá cả cạnh tranh. Ông nói: "Có tiềm năng lớn mạnh nếu hãng này cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam."

Nokia đã trở lại thị trường điện thoại di động cả ở Việt Nam và thế giới, giới thiệu điện thoại cơ bản mới và smartphone vào năm ngoái. Chiến lược của họ là phát triển smartphone chạy Android, sau khi thất bại với Windows Phone trong quá khứ.

Sau nhiều năm "ở ẩn", nhưng tên tuổi của hãng vẫn còn rất được ưa chuộng tại Việt Nam và thậm chí còn dẫn đầu thị trường điện thoại cơ bản trong năm 2016. Ông Trực từ MWG cho biết, các sản phẩm của Nokia cần được định giá và tiếp thị tốt hơn, nhưng nó thực sự có thể thay đổi thị trường điện thoại di động.

Page 52

"Việc Nokia muốn ngồồ̀i vào vị tríí́ thứ 3 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm mới và nguồồ̀n nhân lực ở Việt Nam", ông Thanh nói.

2016 là năm thành công của Huawei, một thương hiệu Trung Quốc khác đang đứng ở vị trí thứ ba trên thị trường smartphone toàn cầu. Giống như Samsung và OPPO, hãng này đã chi rất nhiều tiền vào các chiến dịch marketing tại Việt Nam hồi năm ngoái và tự tin công bố rằng: Sớm muộn gì cũng chiếm được vị trí thứ 3.

Ông Nguyễn Việt Hoàng, Phó giám đốc khối kinh doanh tiêu dùng Huawei (CBG), cho biết: "Huawei Việt Nam tuân theo các mục tiêu chiến lược toàn cầu. Chúng tôi theo đuổi chiến lược tập trung vào khách hàng bằng cách sản xuất các sản phẩm có chất lượng, được thiết kế tốt và sẽ tiếp tục mở rộng các kênh phân phối của chúng tôi trong năm nay."

Tầm trung và cao cấp là hai phân khúc trọng tâm của Huawei trong thời gian tới, Sản phẩm sẽ được đổi mới bằng công nghệ tân tiến và hàng đầu.

Theo IDC Việt Nam, khoảng 15 triệu smartphone sẽ được bán tại Việt Nam trong năm nay. Trong đó, cạnh tranh gay gắt nhất vẫn là phân khúc tầm trung, như ông Trực từ MWG cho biết. Thiết kế cao cấp, camera và pin tốt, sạc nhanh và an toàn hơn là những tiêu chí mà người dùng Việt Nam sẽ quyết định mua hàng trong năm nay.

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh nếu đang có ý định dòm ngó đến Top 3 thì phải đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm cũng như trong cách tiếp thị và xây dựng thương hiệu.

Page 53

Hình 2.6. Tổng số điện thoại thông minh tại Việt Nam, 2015-2017 (đơn vị tính triệu máy)

(Nguồồ̀n: https://www.thegioididong.com/tin-tuc/thi-truong- smartphone-viet-nam-apple-dung-thu-3-ai-nhat-nhi-983865)

Page 54

CHƯƠNG 3:

NHẬN ĐỊNH – ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC VÀÀ̀ ĐỀ XUẤT 3.1 Nhận định – Đánh giá

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược CHIÊU THỊ của tập đoàn điện tử SAMSUNG CHO DÒNG điện THOẠI SAMSUNG GALAXY (Trang 66 - 74)