CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG tại TRUNG tâm KHUYẾN CÔNG và xúc TIẾN THƯƠNG mại THÀNH PHỐ đà NĂNG (Trang 84 - 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Dự báo sự dịch chuyển nguồn nhân lực trong nước và quốc tế

Kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới và phát triển khá mạnh mẽ trong thời gian qua. Mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng khá mạnh từ 400 USD/ người vào năm 2000, đến năm 2020 đã xấp xỉ 2.800 USD/ người, trong khi chỉ số giá tiêu dùng vẫn duy trì ở mức tăng ổn định dưới 5%/năm. Điều này cho thấy, q trình hội nhập đã có những tác động sâu sắc đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong đó mức sống đã được cải thiện đáng kể kéo theo sự thay đổi về nhu cầu của người lao động, từ nhu cầu an toàn, văn minh nơi làm việc, đến xu hướng muốn được tôn trọng nhiều hơn trong các cơ quan, trong cộng đồng, xa hơn nữa đó là nhu cầu tự khẳng định mình, mong muốn được làm việc, tao ra một cái gì đó mới mẻ, có ích cho bản thân, cho xã hội…

Đối với cơng ăn việc làm, có 3 yếu tố chính có thể tác động đến động lực làm việc của người lao động trong nền kinh tế thời gian tới đó là: (i) Thu nhập từ lương và các khoản phụ cấp. Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngồi sẵn sàng chi trả 50 triệu đến 80 triệu đồng/tháng để thu hút tài năng về doanh nghiệp mình, thì sẽ có một bộ phận đáng kể nguồn nhân lực có kinh nghiệm, có triển vọng di chuyển đến khu vực này và khơng loại trừ đó là những cơng chức, viên chức nhà nước; (ii) Các giá trị về tinh thần và vị thế của người lao động trong xã hội. Mỗi khi cuộc sống đã tạm ổn định, thì nhu cầu của đa số người lao động là mong muốn làm việc trong một môi trường làn mạnh, được cống hiến và tôn vinh trong xã hội. Điều này có nghĩa là, tuy mức thu nhập từ tiền lương không cao, nhưng những tổ chức, doanh nghiệp có thương hiệu, có những đóng góp cho xã hội, được xã hội tơn vinh, ở đó có mơi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy được sáng tạo và người lao động tự hào với vị thế cơng việc của mình đang có… thì các tổ chức này vẫn có thể thu

hút và duy trì, phát triển nguồn nhân lực tài năng; (iii) Nhu cầu được đào tạo để vượt lên. Con người muốn tiến lên, vươn lên những vị trí cao hơn, có thu nhập tốt hơn nhất thiết cần phải tích lũy những kinh nghiệm nhất định, được đào tạo và cập nhật liên tục những kiến thức, công nghệ mới. Họ muốn khám phá năng lực thực sự của mình, và cũng đồng thời có cơ hội đề tạo ra một vị thế thay đổi tốt hơn trong tương lai. Vì vậy, việc quan tâm đến đào tạo lại trong và ngoài nước, tổ chức hội thảo kiểm nghiệm thực tiễn… để không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm cho người lao động, cũng là một trong những giải pháp tạo động lực để thu hút và khuyến khích người lao động sẵn sàng hy sinh những lợi ích trong ngắn hạn để vươn lên, hồn thiện mình, có những hướng phát triển và cống hiến, khẳng định mình trong dài hạn.

Mặt khác, Việt Nam đến nay đã tham gia 12 Hiệp định FTA với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Vừa ký hiệp đinh EVFTA và FTA với EU, theo lộ trình cam kết, phần lớn các hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Việt Nam khơng chỉ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, nền chính trị ổn định mà cịn là nơi có mức thuế suất cạnh tranh thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức gia tăng đối thủ cạnh tranh, phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngồi khơng chỉ về hàng hóa mà cịn là dịch vụ, nguồn nhân lực và đó là sự cạnh tranh quốc tế, với sự dịch chuyển nguồn nhân lực cả vào và ra khỏi Việt Nam.

Từ thực tế trên địi hỏi các tổ chức ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước cần phải chú trọng thực hiện những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần thực hiện hiệu quả những chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động để họ trung thành với tổ chức, tự nguyện nỗ lực làm việc, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành tốt hơn sứ mệnh của tổ chức, doanh nghiệp.

3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của Trung tâm Khuyến công và Xúctiến thương mại tp Đà Nẵng dến năm 2030, tầm nhìn 2045 tiến thương mại tp Đà Nẵng dến năm 2030, tầm nhìn 2045

Trung tâm Khuyến cơng và Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng là đầu mối triển khai các chương trình khuyến cơng và xúc tiến thương mại của Thành ủy và UBND thành phố Đà Nẵng theo mục tiêu và định hướng dưới đây:

- Triển khai Nghị quyết số 01- NQ/TU về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045:

Mục tiêu đến năm 2025 có trên 150 doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ, trong đó có ít nhất 10% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hồn chỉnh; giá trị cơng nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 30% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; thu hút ít nhất 1 cơng ty, tập đồn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Đến năm 2030 thành phố có trên 300 doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ, trong đó có ít nhất 15% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 40% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến , chế tạo. Trên mỗi lĩnh vực cơng nghiệp hỗ trợ thu hút ít nhất 1 cơng ty, tập đồn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hồn chỉnh. Tầm nhìn đến năm 1945, gia tăng số lượng các cơng ty, tập đồn đa quốc gia sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh đầu tư vào Đà Nẵng; tăng tỷ lệ đóng góp của cơng nghiệp hỗ trợ vào giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tăng số lượng các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, cung ứng sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia và chuỗi giá trị tồn cầu.

- Triển khai Chương trình xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 (Ban hành theo Quyết định số 5967/QĐ-UBND ngày 01/09/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng), tầm nhìn hướng đến năm 2025.

Mục tiêu chung

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc

mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường nội địa thông qua Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

+ Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, khả thi, chú trọng hoạt động nhằm khai thác, mở rộng các thị trường Việt Nam đã ký và đang đàm phán các hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định quan trọng như hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu…; gắn với mục tiêu phát triển xuất khẩu theo hướng tăng trưởng bền vững, phù hợp với đặc điểm của từng thị trường khu vực, bảo đảm vừa mở rộng quy mô sản xuất vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.

+ Góp phần hồn thành các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 35/NĐ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng. Trong đó phấn đấu đạt tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 17 -18%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 15 -16%/năm.

Mục tiêu cụ thể

+ Phấn đấu mỗi năm thu hút khoảng 5 – 7% lượt doanh nghiệp được thụ hưởng từ Chương trình xúc tiến thương mại của thành phố.

+ Phấn đấu mỗi năm tổ chức thêm 1 -2 hội chợ (ngoài các hội chợ thường niên) tại thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG tại TRUNG tâm KHUYẾN CÔNG và xúc TIẾN THƯƠNG mại THÀNH PHỐ đà NĂNG (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w