nghiệp.
Theo giáo trình “Kế tốn Hành chính sự nghiệp” năm 2010 của Trường ĐạihọcDuy Tân,”hệthốngtàikhoảnkếtoángồmcáctàikhoảnkếtoán cần sử dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán được dùng để phân loại, hệ thốnghóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế theo từng đối tượng kếtoán.”
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản hay vận dụng phương pháp tài khoản kế toán là một phương pháp đặc trưng của kế tốn nhằm hệ thống hóa thơng tin kế tốn. Theo chế độ kế tốn HCSN, hệ thống tài khoản kế tốn đơn vị sự nghiệp cơng lập phải được xây dựng theo nguyên tắc dựa vào bản chất và nội dung hoạt động của đơn vịnhằm:
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ ngân sách nhà nước, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị hành chính sựnghiệp;
- Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với mơ hình tổ chức và tính chất hoạtđộng;
- Đáp ứng yêu cầu xử lý thơng tin bằng các phương tiện tính tốn thủ cơng (hoặc bằng máy vi tính... ) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của đơn vị và của cơ quan Nhànước.
- Điều 23 Luật Kế toán số 88/2015/QH3 quy định: “đơn vị phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế tốn do Bộ Tài Chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị”. Như vậy quan điểm này được xây dựng dựa trên nguyên tắc các đơn vị kế toán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của Nhà nước đồng thời khi thiết lập hệ thống tài khoản cần tính đến những sự phù hợp
với hoạt động của đơnvị.
- Từ những quan điểm trên có thể cho thấy rằng tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong một đơn vị kế toán thực chất phải là việc xác lập mơ hình thơng tin phù hợp với nhu cầu quản lý nhất định. Trong q trình đó, các đơn vị cần xem xét đến tính phù hợp với cơ chế và chế độ quản lý hiện hành như quy định về kết cấu, nội dung ghi chép của tài khoản và thống nhất quan hệ ghi chép giữa các tàikhoản.
Do nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng khác nhau, hệ thống tài khoản kế toán cần được xây dựng trên cơ sở tuân thủ chuẩn mực sẽ làm cho thơng tin kế tốn cung cấp có tính dễ hiểu và có thể so sánh được. Mặt khác, trong quá trình tổ chức hệ thống tài khoản kế toán các đơn vị sự nghiệp phải tơn trọng tính đặc thù của đơn vị hạch tốn về hình thức sở hữu, quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động… Những đặc điểm này có ảnh hưởng đáng kể đến số lượng tài khoản sử dụng cũng như mức độ chi tiết của từng tài khoản. Nhờ đó tổ chức hệ thống tài khoản kế tốn có tác dụng phản ánh và hệ thống hóa được các đối tượng đa dạng của kế toán, xây dựng hệ thống thơng tinkinhtếtàichínhcầnthiếtchocácđốitượngsửdụngtrêncơsởtiếtkiệmcác khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho việc tổ chức hệ thống sổ kế toán sau này.
Hiện nay, các đơn vị SNCL phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính thơng tư về việc hướng dẫn chế độ kê tốn hành chính, sự nghiệp để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị. Nội dung và phương pháp kế toán được quy định lại cho từng loại tài khoản cũng đã được sửa đổi và bổ sung phù hợp với Luật NSNN, các chính sách tài chính, thuế và thực tiễn hoạt động ở các đơn vị.
Hệ thống tài khoản kế toán HCSN ban hành theo quy định gồm 10 loại: từ Loại 1 đến Loại 9 là các tài khoản trong Bảng Cân đối tài khoản và tài khoản loại 0 các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản.
- Xây dựng phương pháp ghichép:
+ Tài khoản trong bảng: gồm các tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản).
+ Tài khoản ngồi bảng gồm tài khoản loại 0, được hạch tốn đơn (khơng hạch tốn bút tốn đối ứng giữa các tài khoản).Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngồi; nguồn phí được khấu trừ, để lại thì kế tốn vừa phải hạch tốn kế tốn theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.
Đối với tài khoản phục vụ mục đích lập báo cáo quyết tốn Ngân sách: các đơn vị sự nghiệp cơng lập thực hiện quyết tốn Ngân sách Nhà nước thông qua hệ thống Mục lục Ngân sách Nhà nước.
Hệ thống mục lục NSNN hiện nay gồm các nội dung sau:
Mã số danh mục các Chương: đây là hệ thống ký hiệu phản ánh mã số hóa các đơn vị thuộc tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương.
Mã số danh mục các Loại, khoản của mục lục NSNN bao gồm các ký hiệu các loại, khoản được chia thành các ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giáo dục, y tế,...
NSNN. Các mục, tiểu mục là cách phân loại các khoản thu, chi một cách chi tiết hơn phục vụ cho công tác lập, phân bổ dự toán ngân sách và kiểm soát các khoản thu chiNSNN.
- Sử dụng hệ thống tài khoản:
Đơn vị được bổ sung tài khoản kế toán trong các trường hợp sau:
+ Được bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị.
+ Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế tốn thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Các quy định khác về tài khoản kế tốn được quy định cụ thể ở Điều 4 Thơng tư 107/2017/TT-BTC.