Phương pháp lập bảng khảo sát

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn tại trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Trang 40)

a) Mục đích khảo sát:

Để thực hiện được đề tài “Áp dụng quản trị tinh gọn tại Trung tâm Quốc gia Nước sạch”, người nghiên cứu muốn điều tra tình hình áp dụng mô

hình quản trị tinh gọn tại Trung tâm, đã áp dụng thực tê nhu thê nào và hiệu quả đạt được ra sao, nên cần thiết phải khảo sát lấy mẫu để phân tích nhằm xây dựng một mô hình quản trị tinh gọn hiệu quả. Từ đó,có thể đóng góp cơ sở lý luận nhằm xây dựng mô hình tiếp cận để áp dụng quản trị tinh gọn hiệu quả cho các doanh nghiệp tương tự.

b) Nội dung khảo sát

Thu thập bảng hỏi từ nhân viên, trưởng trạm có làm việc trực tiếp với tổ chức đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các dự án cấp và bảo trì nước sạch.

Bảng câu hỏi bao gồm 2 phần chính:

Phần 1: Thu thập thông tin của người khảo sát bao gồm tên, trình độ; tên công trình, địa chỉ, năm xây dựng, số hộ được cấp nước, hiện trạng

chương trình.

Phần 2: Các thông tin chính cần thu thập trong khảo sát; Những câu hỏi liên quan đến Quản trị tinh gọn. Theo đó, người tham gia trả lời khảo sát

sẽ trả lời có hoặc không và đánh dấu vào bảng hởi.

STT Nội dung Câu trả lời

Không

Lãnh đao

1 Lãnh đạo của anh/ chị có cam kết áp dụng quản trị tinh gọn

2 Lãnh đạo là người định hướng trong quá trình chuển đổi sang quản trị tinh gọn

3 Lãnh đạo có cam kết cung cấp tài chính cho những dự án bảo dưỡng công trình nước sạch, đầu tư thay đổi

4 Lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược rõ ràng về việc áp dụng quản trị tinh gọn

Nhân viên

c) Kêt quả khảo sát:

Các số liệu thống kê sẽ đựợc sử dụng cho phần phân tích kết quả và

5 Các nhân viên tham gia vào hoạt động áp dụng quản trị tinh gọn

6 Nhân viên có trình độ và có khả năng tiếp thu nhanh 7 Nhân viên có khả năng làm việc nhóm

8 Nhân viên được đào tạo về quản trị tinh gọn

Chính sách

9 Các chính sách quản lý công trình bảo dưỡng cấp nước sạch theo quy trình

10 Sử dụng các kỹ thuật thống kê để có dữ liệu nhằm đưa ra quyết định khi áp dụng quản trị tinh gọn

11 Thiết lập hệ thống đánh giá bảo dường công trình nước sạch rõ ràng và cụ thể

12 Chính sách khuyến khích người lao động tham gia vào quản trị tinh gọn

13 Hệ thống quản lý hiệu quả lao động hoạt động tốt 14 Triển khai cải tiến bảo dưỡng công trình nước sạch

liên tuc•

15 Anh/ chị tham gia vào hoạt động tuyên truyền nước sinh hoạt nông thôn

Cơ sở hạ tâng và văn hóa doanh nghiệp

16 Xây dựng hệ thống thông tin giao tiếp hiệu quả

17 Xây dựng cơ chế khuyến khích động viên và khen thưởng đối với nhân viên

18 Văn hóa tổ chức phù hợp với quản trị tinh gọn

những nhận định.

Kết luận Chương 2

Chương 2 đã bao quát được thiết kế và phương pháp nghiên cứu của luận

văn. Theo đó luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập cả nguồn thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp để làm cơ sở phân tích đánh giá ở Chương 3.

Trong Chương 2, tác giả cũng đưa ra phương pháp thu thập số liệu thông qua bảng hỏi, cách thức phân tích các số liệu được thu thập và quy trình nghiên cứu luận văn một cách tổng quát.

CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TẠI TRUNG TÂM QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN

3.1. Giới thiệu vê Trung tâm Quôc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường

nồng thôn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Vào những năm đầu của thập niên 80 để hưởng ứng Thập niên nước uống và vệ sinh môi trường Thế giới do Liên Hợp Quốc phát động (1981 - 1990), vào đầu năm 1982 Chính phủ Việt Nam đã thành lập Uỷ ban quốc gia về nước uống và vệ sinh môi trường với chức năng tư vấn Chiến lược về cấp nước và vệ sinh môi trường. Cũng trong năm đó, tố chức Quĩ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Uniceí) bắt đầu viện trợ cho Việt nam Chương trình nước sinh hoạt nông thôn tài khoá đầu tiên (1982 - 1986). Tiếp nhận Chương trình ở cấp Trung ương là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hôi (đơn vị trực tiếp quàn lý là Chương trình Quốc gia nước sinh hoạt nông thôn, sau đổi tên thành Ban quản lý Chương trình nước sinh hoạt nông thôn - tiền thân của Trung tâm Quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn); ở cấp địa phương là Chương trình nước sinh hoạt nông thôn tình trực thuộc Sở Lao động TB&XH. Hai năm đầu Chương trình được triển khai ở 3 tinh đồng bằng sông Cửu long, đến năm 1984 mở rộng ra 6 tỉnh và đến năm 1993 mở rộng ra 53 tỉnh thành trong cả nước (nay là 64 tỉnh).

Đến năm 1995 theo nghị định số 26/CP ngày 17/4/1995 của Chính phủ, Ban quản lý chương trình được chuyển về Bộ nông nghiệp và PTNT và được đối tên thành Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/12/1995. Tại các địa phương cũng đối tên thành các Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn trực thuộc Sở nông nghiệp và PTNT theo Quyết định số 852/TTg ngày 28/12/1995 và Thông tư hướng dẫn số 07/LB/TT ngày 24/4/1996 của liên Bộ lao động TB&XH và Ban tổ chức cán bộ chính phủ.

Thực hiện Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ về việc qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức Bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT, một lần nữa Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm nước

sạch và VSMT nông thôn với nhiệm vụ chính là giúp Bộ triên khai các chương trình, dự án trong nước và Quốc tế về lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tại Việt Nam (Quyết định số 122/2003/QĐ- BNNngày 10/11/2003).

Trong cải cách hành chính và xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam cần làm rõ và minh bạch các chức năng quản lý nhà nước; chức năng hoạt động sự nghiệp, hỗ trợ kỳ thuật; cấp dịch vụ (bao gồm cá xu hướng xã hội hoá

dịch vụ công trong lĩnh vực NS & VSMTNT), chức năng kinh doanh. Việc phân tách các chức năng nói trên theo phương cách của quốc tế và khu vực giúp lĩnh vực nước sạch và VSMTNT nói chung và Trung tâm có điều kiện hoà nhập nhiều hơn vào các hoạt động liên quan trên phạm vi thế giới, đặc biệt trong các nước Đông nam Á. Mặt khác giúp các tổ chức quốc tế, các quốc gia có hiểu biết rõ ràng hơn để hỗ trợ có hiệu quả hơn cho các cơ quan, đơn vị liên quan theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong hoàn cảnh hiện nay có nhiều cơ hội để Nước sạch và VSMTNT tiếp tục nhận được sự trợJ • • X • * * * * giúp của nhiều tổ chức quốc tế, quốc gia. Đến nay 15 nhà tài trợ nước ngoài đã tham gia Chương trình quan hệ đối tác cấp nước và VSNT, trong đó những nhà tài trợ tiềm năng như DANIDA, AusAid, Hà Lan, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triến Châu Á... bên cạnh những nhà tài trợ đã và đang viện

trợ ODA cho Trung tâm như UNICEF, JICA (Nhật Bản).. Phạm vi hồ trợ không chỉ đầu tư xây dựng công trình mà còn bao gồm các hoạt động nâng

cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực, thông tin - giáo dục - truyền thông, giám sát và đáng giá.

Để hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn phát triển bền vững, số lượng người dân được hưởng các dịch vụ nước sạch và VSMT nông thôn ngày càng lớn, mức độ dịch vụ ngày càng tốt đáp ứng được các mục tiêu của Chương trình MTQG và Chiến lược quốc gia, trong lĩnh vực cấp

nước sạch và VSMTNT cân phải tăng cường các hoạt động dịch vụ công.

Trước tình hình đó Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 45/2008/QĐ-BNN ngày 11/3/2008 Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phục vụ quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên phạm vi cả nước.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ

1. Phục vụ quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thủy lợi:

a) Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

b) Tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỳ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỳ thuật, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

c) Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về khai thác, sử dụng, bảo vệ các công trình cấp thoát nước sinh hoạt nông thôn và quản lý chất lượng nước sạch nông thôn;

d) Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về: cấp nước sạch, xử lý nước, chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cấp, thoát nước nông thôn;

đ) Hợp tác quốc tế về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo phân công của Tổng cục trưởng và quy định của pháp luật;

e) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Thông tin truyền thông, phát hành tạp chí, bản tin, trang

thông tin điện tử vê nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật;

g) Phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

2. Cung cấp dịch vụ tư vấn về nước sạch và vệ sinh môi trường nông

a) Quy hoạch; khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;

b) Thăm dò khai thác nước ngâm, nước mặt; cung ứng vật tư, thiêt bị, c) Kiểm nghiệm chất lượng nước và môi trường nông thôn;

d) Đánh giá tác động môi trường và môi trường chiến lược về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

e) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

f) Liên doanh liên kết với các tố chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật;

3. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo phân cấp của Tổng cục và quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ, chính sách thi đua, khen thưởng, ký luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Trung tâm theo quy định.

4. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định.

5. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch và phân công của Tổng cục; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tong cục trưởng phân công./.

3.1.3. Sff đô cơ câu tô chức

Hình 3.1 Sơ đô cơ câu tô chức

Nhiệm vụ quyền hạn của Giảm đốc Trung tâm.

Giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong tố chức, quàn lý Trung tâm hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Giám đốc Trung tâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Nhiệm vụ: Trình Bộ trưởng chương trình, dự án, chính sách, quy hoạch phát triển, kế hoạch năm năm, hàng năm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chịu trách nhiệm tố chức quản lý mọi hoạt động của Trung tâm, quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, dự án được Bộ trưởng phân công; Báo cáo việc thực hiện các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với Bộ trưởng và các đơn vị liên quan theo tiến độ, định kỳ và đột xuất; Quản lý nhân sự và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động, quản lý các nguồn lực khác của Trung tâm theo phân cấp và theo quy định

Quyền hạn: Là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý kinh phí và các nguồn lực khác của Trung tâm, kể cả trường họp uỷ quyền cho Phó Giám đốc khi đi

vắng. Phân công công tác cho các Phó giám đốc. Khi đi vắng được uỷ quyền cho một Phó giám đốc thay mặt quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm. Trình Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó giám đốc Trung tâm theo quy định và phân cấp hiện hành. Triển khai co cấu tổ chức, bố trí nhân sự các phòng, trạm và các chương trình, dự án; quyết định khen thưởng, nâng lương, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, ký kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân cấp quán lý hiện hành.

Nhiệm vụ quyền hạn của Phó giám đốc Trung tâm.

Phó giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm và quy định hiện hành. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, được Giám đốc giao nhiệm vụ và quyền hạn:

Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Khi Giám đốc Trung tâm đi vắng, Phó Giám đốc Trung tâm được uỷ quyền quản lý, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động cụ thế của Trung tâm và báo cáo đầy đủ những công việc đã giải quyết theo uỷ quyền.

Chức năng nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Trung tâm.

Các tố chức trực thuộc Trung tâm do Bộ thành lập theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm. Giám đốc Trung tâm quy định nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế, bố trí sắp xếp nhân lực nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao, phù hợp với điều kiện cụ thể và các quy định hiện hành; Các tồ chức trực thuộc Trung tâm có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phòng Tô chức - Hành chính.

Phòng Tổ chức - Hành chính là bộ phận giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Quốc gia trong lĩnh vực tổ chức, hành chính quản trị và kế toán.

Phòng Kế hoạch - Tông hợp.

Phòng Kê hoạch, Tông hợp là bộ phận giúp việc cho Giám đôc Trung tâm Quốc gia trong lĩnh vực kế hoạch và tổng hợp của Trung tâm Quốc gia.

Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của phòng:Chủ trì chuẩn bị Chương trình, kế hoạch 5 năm, hàng năm của Trung tâm Quốc gia và đề xuất, theo dõi việc triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; Theo dõi, tồng hợp về tình hình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên phạm vi toàn quốc; Thống kê, cập nhật, tổng hợp báo cáo về kế hoạch, tình hình thực hiện các dự án trong nước và quốc tế do Trung tâm Quốc gia thực hiện; thực hiện báo cáo công tác trong tháng, quý, năm gửi bộ và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành; Tham gia xây dựng kế hoạch, qui hoạch, Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và hướng dần thực hiện sau khi được phê duyệt.

Phòng Thông tin - Truyền thông

Phòng Thông tin - Truyền thông là bộ phận giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Quốc gia trong các hoạt động huấn luyện và tuyên truyền nhằm

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn tại trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)