Về tổ chức quản lý, thực hiện cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn tại trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Trang 53 - 59)

3.2.2.1. về tô chức quản lý

Theo phân cấp hiện hành, hoạt động kinh doanh nước sạch được chia làm 2 lĩnh vực: nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn, cấp nước đô thị do Bộ Xây dựng quản lý còn cấp nước nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Theo đó, nước sạch đô thị từ cấp thị xã trở lên do Công ty cấp nước tỉnh/TP đảm nhiệm còn các thị trấn, thị tứ do UBND các huyện quản lý; nước sạch nông thôn do các Trung tâm nước sạch trực thuộc

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Trên địa bàn TP Hà Nội, hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội quản lý dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Vai trò tổ chức quản lý của từng cấp như sau:

UBND TP:

Thẩm định, phê duyệt và tiến hành tổ chức công bố công khai các quy hoạch, kế hoạch cấp nước trên địa bàn để thu hút các nhà đầu tư tham gia thực hiện.

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông xây dựng và trình duyệt các chương trình, dự án phát triển nước sạch nông thôn.

Tìm kiếm nguồn kinh phí trong nước và kêu gọi vốn nước ngoài để đầu tư phát triển nước sạch nông thôn.

Xây dựng kế hoạch thực hiện và bố trí vốn thực hiện các dự án đầu tư J phát triển nước sạch nông thôn trên địa bàn TP.

Xây dựng mới các dự án phát triền nước sạch nông thôn úng dụng công nghệ xử lý hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.

Ban hành, hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản lý vận hành

các công trình câp nước tập trung nông thôn trên địa bàn TP.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch và các kế hoạch cấp nước, tham mưu, đề xuất với TP ban hành, sửa đổi các cơ chế, chính sách nhàm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá

trình thực hiện.

Phối hợp với các huyện, thị xã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân TP ban hành các chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triến cấp nước nông thôn.

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thực hiện các nội dung trong quy hoạch và kế hoạch được duyệt theo từng giai đoạn hàng năm, 5 năm nhằm thực hiện từng bước các nội dung trong quy hoạch, có xem xét lựa chọn các giải pháp, nội dung được ưu tiên cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm đạt tính khả thi và đem lại hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch phối họp, gắn kết với quy hoạch phát triển nước sạch nông thôn với việc triến khai thực hiện xây dựng quy trình nông thôn mới.

Xây dung kế hoạch phối họp giữa Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước trong phát triển nước sạch nông thôn, áp dụng khoa học kỳ thuật, quy trình

quản lý vận hành phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội.

Chú trì trong việc triền khai các dự án đầu tư thuộc quy hoạch, kế hoạch và quản lý Nhà nước trong lình vực cấp nước nông thôn.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành thẩm định các dự án phát triển nước sạch nông thôn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài 2 đơn vị trên, hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn còn có sự tham gia của các cấp, các ngành khác với vai trò cụ thể như sau:

Các Sở, han ngành:

Sở Ke hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính: Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch,

chương trình dự án đâu tư, cơ chê, chính sách đã được câp có thâm quyên phê duyệt để bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch. Phối hợp với

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dần, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cho phát triển nước sạch nông thôn đúng mục đích.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý bảo vệ nguồn nước, kiểm tra giám sát việc thu hồi đất, giải phóng mặt bàng, cấp giấy phép khai thác nguồn nước, giấy phép sử dụng đất để xây dựng công trình cấp nước tập trung.

Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các dự án cấp nước tập trung.

Sở Khoa học và công nghệ: Đe xuất các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nước sạch nông thôn. Bố trí thực hiện các đề án về khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỳ thuật công nghệ xử lý nước cấp.

Các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan theo theo chức năng nhiệm vụ của mình cỏ trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, kế hoạch góp phần thúc đẩy phát triển nước sạch nông thôn của TP phù hợp với định hướng quy hoạch chung.

UBND các huyện, thị xã:

UBND các huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền vận động và khuyến khích các thành phần kinh tế triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch cấp nước theo quy định.

Xây dựng các kế hoạch cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cung cấp nước sạch nông thôn tại địa phương, xây dựng kế hoạch cung cấp nước sạch trên địa bàn hàng năm và giai đoạn 5 năm.

Triển khai đồng bộ các chương trình dự án có liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các dự án liên quan đến lĩnh vực cấp nước

sạch.

Chi đạo các ban ngành ở địa phương tiến hành khảo sát, xây dựng các dự án về nước sạch nông thôn. Bố trí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân ở cấp xã đủ năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý vận hành các công trình nước sạch nông thôn.

Mặc dù đã có phân cấp quản lý nhưng một số công trình vừa thuộc quyền quản lý của UBND xã vừa thuộc quyền quản lý của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội. Ví dụ như công trình cấp nước thôn Đoan Lữ xã An Mỹ huyện Mỳ Đức, công trình cấp nước cẩm Hà xã Tân Hung huyện Sóc Sơn hay công trình thôn 3 xã Vạn Phúc huyện Thanh Trì. Việc chồng chéo cấp quản lý dẫn đến sự thiếu đồng bộ và phối hợp trong quản lý hoạt động cấp nước. Ngoài ra, cách thức tổ chức và phân cấp quản lý như hiện nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề, tạo ra sự manh mún, ngăn cách địa giới hành chính và khó thực hiện trong hoạt động phối họp. Hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn chịu sự quản lý của nhiều cấp, ngành rất phân tán, thiếu tập trung; khi chuyển giao hoạt động cấp nước là phải chuyển giao cấp quản lý từ Sở này sang Sở kia, từ Bộ này sang Bộ khác, vốn đầu tư dự án tại các huyện nặng về cơ chế xin - cho, thẩm định dự án hời hợt, không tính đến hiệu quả kinh tế. Không ít công trình chỉ hoạt động trong thời gian ngắn đã lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn nước cấp đầu nguồn do công tác điều tra khảo sát ban đầu không được chú trọng, việc thẩm định dự án lại qua loa gây

lãng phí rất lớn.

3.2.2.2. về thực hiện cơ chế chính sách

Sự ra đời của Nghị định 03/VBHN-BXD ngày 30/7/2014 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch đã hình thành một khung pháp lý khá đầy đủ cho lĩnh vực kinh doanh nước sạch. Tuy nhiên, quy trình tổ chức thay đổi cùng với việc sắp xếp đối mới ngành nước đòi hỏi một khung pháp lý thật phù

hợp với thực tế là tối cần thiết nhưng không dễ. Song song với đó, ngày càng có nhiều chương trình về nước sạch như Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020... đã đặt ra yêu cầu thực tiễn cần phải rà soát lại để sửa đổi cơ chế chính sách một cách phù họp với điều kiện hiện tại, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vừng của lĩnh vực kinh doanh nước

sạch.

Từ thực tiễn trên, đến năm 2014, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 về việc ban hành quy định chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn TP Hà Nội. Theo đó hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn đã được hưởng nhiều ưu đãi như:

Các tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trạm cấp nước sạch khu vực nông thôn được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 2/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn được áp dụng ưu đãi về thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 131/2009/QĐ, ngày 2/11/2009, của Thủ tướng Chính phủ.

Được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định hiện hành của Chính phủ và vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của TP theo quy định của Điều lệ Quỹ. Được ưu tiên vay lại từ nguồn vốn của các tổ chức quốc tế cho Chính phủ Việt Nam vay ưu đãi.

Được hưởng mức hồ trợ từ nguồn vốn ngân sách TP theo tồng dự toán của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể: Hỗ trợ 90% đối với các xã dân tộc và miền núi; 75% đối với các vùng đồi gò, trung du; 60% đối với đồng bằng; 45% đối với vùng thị trấn.

Ngân sách TP hô trợ toàn bộ giá trị thiêt bị xử lý nước chê tạo săn theo dự án được UBND TP phê duyệt (công suất thiết bị từ 300-500 lít/giờ) nhưng không quá 70% tổng giá trị công trình cấp nước mẫu đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, không quá 35% tổng giá trị công trình cấp nước mẫu đối với hộ cận nghèo tại các khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm nặng và chưa đủ điều kiện xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung trước năm 2020 theo quy hoạch. Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn có trách nhiệm xây dựng thiết kế mẫu và dự toán các công trình cấp nước nhỏ lẻ này cho từng loại công trinh cấp nước, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từng vùng, trình UBND TP phê duyệt.

Cơ chế hỗ trợ bù giá nước: Đơn vị cung cấp nước sạch căn cứ nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch tại Thông tư liên tịch sổ 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của liên Bộ: Tài chính, Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kế hoạch cấp nước thực tế, xây dựng phương án giá tiêu thụ nước sạch báo cáo Sở Tài chính cùng các sở Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấm định, trình UBND TP phê duyệt. Trường hợp phương án giá bán nước sạch được tính đúng, tính đủ theo quy định hiện hành thì hằng năm UBND TP xem xét cấp bù từ ngân sách TP để bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước.

Đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khi bắt đầu sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước sạch tập trung được TP hồ trợ 60% giá nước sạch trong năm đầu tiên và 30% giá nước sạch trong năm thứ hai, số lượng nước sạch được hỗ trợ bù giá tối đa không quá 4m3/người/tháng.

Mặc dù Quyết định này được ban hành từ năm 2014 tuy nhiên đến nay một số đơn vị quản lý công trình cấp nước nông thôn vẫn chưa được UBND

tỉnh hỗ trợ bù giá nước. Việc vay vốn tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn khi thủ tục rườm rà, chưa có hướng dẫn cụ thế nên việc chì đạo còn lúng túng.

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn tại trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)