Về kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn cấp nước

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn tại trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Trang 72 - 74)

3.2.5.1. Kiếm tra, giám sát hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiềm tra và giám sát ở Hà Nội còn hạn chế và thiếu thường xuyên liên tục đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn. Công tác kiểm tra, giám sát cấp nước nông thôn chưa có hệ thống riêng, mặc dù theo luật quy định do thanh tra chuyên ngành xây dựng đảm nhiệm, do vậy không cụ thể hóa được kế hoạch kiểm tra, biện pháp kiểm tra cũng như chế tài xử lý vi phạm. Hầu như thanh tra chỉ xử lý khi các đon vị quản lý phát hiện các vụ vi phạm như phá vỡ đường ống nước (do xây dựng công trình, nhà cửa...) hay trộm cắp nước.

Còn đối với vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước như hành động xả thải trực tiếp ra môi trường hay khoan giếng bừa bãi ít thấy bị thanh tra phát

hiện xử lý. Chính vì vậy nguồn nước ngầm bị khoan thăm dò, khai thác rất tùy tiện gây sụt giảm trừ lượng và ô nhiễm.

Ngoài ra việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nước đầu ra của các công trình cấp nước tập trung nông thôn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức. Nguồn kinh phí hàng năm để xét nghiệm chất lượng nước đầu ra còn eo hẹp do đó chỉ có 1/3 số công trình được lấy mẫu xét nghiệm. Các chỉ tiêu xét nghiệm đơn giản, sơ sài, mới chỉ dừng ở xét nghiệm sắt, mangan, clorua, độ đục... do đó chất lượng nước từ một số công trình cấp nước tập trung nông thôn có hàm lượng amoni, độ oxy hóa, hàm lượng colifom vượt

tiêu chuẩn cho phép.

Theo kết quả tại phiếu khảo sát hộ dân, hơn 70% (37/50 phiếu) số hộ

dân được khảo sát hài lòng với chât lượng của dịch vụ câp nước sạch. Còn lại gần 30% (13/50 phiếu) hộ dân được khảo sát không hài lòng vì các nguyên nhân: chất lượng nước không đảm bảo, giá tiền nước quá cao hay lượng nước cấp không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Đối với hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn thì tài nguyên nước là yếu tố quan trọng đầu tiên vì nó là đầu vào, là nguyên liệu chính của hoạt động này. Việc bảo vệ nguồn nước, bão vệ công trình cấp nước, tổ chức phát triển dịch vụ cấp nước là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của các đơn vị quản lý vận hành công trình cấp nước và của cả cộng đồng. UBND TP Hà Nội cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và nghiêm khắc xử lý các sai phạm đặc biệt là các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước.

3.2.5.2. Đảm bảo an toàn cấp nước

Tại Hà Nội, các công trình cấp nước tập trung nông thôn do doanh nghiệp quản lý vận hành vì có đội ngũ công nhân viên làm việc thường xuyên do đó khi công trình xảy ra sự cố lập tức có người sửa chữa kịp thời, đảm bảo hoạt động cấp nước được diễn ra liên tục. Các doanh nghiệp đã tổ chức, sản xuất, cung cấp dịch vụ đảm bảo số lượng và chất lượng nước, áp lực nước, sẵn sàng sửa chữa rò rỉ nước, kiểm tra lượng nước tăng đột biến khi người dân yêu cầu, thông báo kịp thời cho khách hàng có biện pháp trữ nước khi có sự cổ về cấp nước, cải cách thủ tục hành chính trong việc lắp đặt nước cho khách hàng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Đây là hàng loạt các biện pháp của doanh nghiệp đề đảm bảo an toàn cấp nước, củng cố niềm tin cho khách hàng.

Còn đối với các công trình do cộng đồng hay hợp tác xã quản lý, do số lượng nhân công ít lại không được đào tạo bài bản do đó thường xuyên xảy ra tình trạng công trình hỏng hóc nhưng không được sửa chữa kịp thời gây mất nước kéo dài.

Vê phía người dân, do hiệu quả của công tác truyên thông nên thời gian gần đây nên ý thức của người dân về nước sạch nông thôn ngày càng được nâng cao, đã nhập cuộc cùng các đơn vị quản lý vận hành và phục vụ cấp nước. Rất nhiều vụ việc liên quan đã được người dân báo kịp thời để các đơn vị quản lý vận hành có hướng khắc phục như: vỡ đường ống, đấu nối trái phép, trộm cắp nước...

Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục để cả cộng đồng tham gia vào lĩnh vực nước sạch nông thôn, bảo vệ nguồn nước cũng như công trình cấp nước.

Một phần của tài liệu Quản trị tinh gọn tại trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)