1. Phục vụ quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thủy lợi:
a) Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược, cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
b) Tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỳ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỳ thuật, các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
c) Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về khai thác, sử dụng, bảo vệ các công trình cấp thoát nước sinh hoạt nông thôn và quản lý chất lượng nước sạch nông thôn;
d) Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về: cấp nước sạch, xử lý nước, chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cấp, thoát nước nông thôn;
đ) Hợp tác quốc tế về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo phân công của Tổng cục trưởng và quy định của pháp luật;
e) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Thông tin truyền thông, phát hành tạp chí, bản tin, trang
thông tin điện tử vê nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật;
g) Phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
2. Cung cấp dịch vụ tư vấn về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
a) Quy hoạch; khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;
b) Thăm dò khai thác nước ngâm, nước mặt; cung ứng vật tư, thiêt bị, c) Kiểm nghiệm chất lượng nước và môi trường nông thôn;
d) Đánh giá tác động môi trường và môi trường chiến lược về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
e) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
f) Liên doanh liên kết với các tố chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo phân cấp của Tổng cục và quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ, chính sách thi đua, khen thưởng, ký luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Trung tâm theo quy định.
4. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định.
5. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch và phân công của Tổng cục; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tong cục trưởng phân công./.
3.1.3. Sff đô cơ câu tô chức
Hình 3.1 Sơ đô cơ câu tô chức
Nhiệm vụ quyền hạn của Giảm đốc Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật trong tố chức, quàn lý Trung tâm hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Giám đốc Trung tâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Nhiệm vụ: Trình Bộ trưởng chương trình, dự án, chính sách, quy hoạch phát triển, kế hoạch năm năm, hàng năm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chịu trách nhiệm tố chức quản lý mọi hoạt động của Trung tâm, quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, dự án được Bộ trưởng phân công; Báo cáo việc thực hiện các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với Bộ trưởng và các đơn vị liên quan theo tiến độ, định kỳ và đột xuất; Quản lý nhân sự và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động, quản lý các nguồn lực khác của Trung tâm theo phân cấp và theo quy định
Quyền hạn: Là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý kinh phí và các nguồn lực khác của Trung tâm, kể cả trường họp uỷ quyền cho Phó Giám đốc khi đi
vắng. Phân công công tác cho các Phó giám đốc. Khi đi vắng được uỷ quyền cho một Phó giám đốc thay mặt quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm. Trình Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Phó giám đốc Trung tâm theo quy định và phân cấp hiện hành. Triển khai co cấu tổ chức, bố trí nhân sự các phòng, trạm và các chương trình, dự án; quyết định khen thưởng, nâng lương, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, ký kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân cấp quán lý hiện hành.
Nhiệm vụ quyền hạn của Phó giám đốc Trung tâm.
Phó giám đốc Trung tâm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm và quy định hiện hành. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, được Giám đốc giao nhiệm vụ và quyền hạn:
Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Khi Giám đốc Trung tâm đi vắng, Phó Giám đốc Trung tâm được uỷ quyền quản lý, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động cụ thế của Trung tâm và báo cáo đầy đủ những công việc đã giải quyết theo uỷ quyền.
Chức năng nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Trung tâm.
Các tố chức trực thuộc Trung tâm do Bộ thành lập theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm. Giám đốc Trung tâm quy định nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế, bố trí sắp xếp nhân lực nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao, phù hợp với điều kiện cụ thể và các quy định hiện hành; Các tồ chức trực thuộc Trung tâm có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
Phòng Tô chức - Hành chính.
Phòng Tổ chức - Hành chính là bộ phận giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Quốc gia trong lĩnh vực tổ chức, hành chính quản trị và kế toán.
Phòng Kế hoạch - Tông hợp.
Phòng Kê hoạch, Tông hợp là bộ phận giúp việc cho Giám đôc Trung tâm Quốc gia trong lĩnh vực kế hoạch và tổng hợp của Trung tâm Quốc gia.
Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của phòng:Chủ trì chuẩn bị Chương trình, kế hoạch 5 năm, hàng năm của Trung tâm Quốc gia và đề xuất, theo dõi việc triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; Theo dõi, tồng hợp về tình hình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên phạm vi toàn quốc; Thống kê, cập nhật, tổng hợp báo cáo về kế hoạch, tình hình thực hiện các dự án trong nước và quốc tế do Trung tâm Quốc gia thực hiện; thực hiện báo cáo công tác trong tháng, quý, năm gửi bộ và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành; Tham gia xây dựng kế hoạch, qui hoạch, Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và hướng dần thực hiện sau khi được phê duyệt.
Phòng Thông tin - Truyền thông
Phòng Thông tin - Truyền thông là bộ phận giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Quốc gia trong các hoạt động huấn luyện và tuyên truyền nhằm phố biến khoa học kỳ thuật và nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật.
Phòng Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
Phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế là bộ phận giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ về hoạt động khoa học, công nghệ cấp nước sạch nông thôn.
Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của phòng: Nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, định mức, các giải pháp kỹ thuật về cấp nước và vệ sinh môi trường phù hợp cho các vùng miền trên cả nước; Tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về cấp nước sạch; xử lý nước, chất thài và vệ
sinh môi trường nông thôn.
Phòng kiêm nghiêm chât lượng nước và môi trường
Phòng kiểm nghiệm chất lượng nước và môi trường là bộ phận giúp việc Trung tâm Quốc gia có nhiệm vụ phân tích, đánh giá kiểm soát chất
lượng nước và môi trường.
Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu cúa Phòng: Tổ chức kiểm soát chất lượng nước, môi trường nông thôn trên phạm vi toàn Quốc; Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo chất lượng nước và môi trường; Giám sát, thẩm tra và kiến nghị các giải pháp đảm bảo chất lượng
nước sạch, môi trường nông thôn
Trung tâm tư vấn và chuyên giao công nghệ
Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ có các nhiệm vụ sau: Tổ chức nghiên cửu, nghiên cứu ứng dụng và chuyến giao các tiến bộ khoa học, công nghệ, vật liệu mới trong cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Triển khai thực hiện các hợp đồng dịch vụ về lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Tư vấn đầu tư, quàn lý dự án, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, khảo sát, định giá xây dựng, thiết kế các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường; Thi công, giám sát thi công công trình cấp nước và vệ sinh môi trường; Khảo sát, điều tra và lập quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Huấn luyện, đào tạo kỳ thuật - công nghệ về quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
3.2. Thực trạng quán lý vận hành công trình cấp nước sạch trên địa bàn nông thôn TP Hà Nội
3.2.1. về xây dụng quy hoạch, kế hoạch cấp nước
Dựa trên “Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1655/QĐ-TTg ngày 07/9/2010; “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn TP Hà Nội đên năm 2020, định hướng đên năm 2030” được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày
18/4/2013 - đây là những căn cứ quan trọng không thể thiếu để các cấp, các ngành, các đơn vị xây dựng và điều hành kế hoạch cấp nước nông thôn.
Tuy nhiên hiện nay, khu vực nông thôn TP Hà Nội đã có sự thay đổi do một số huyện phát triển thành quận và 1 số xã lên phường, tính dự báo của quy hoạch cũ có sự sai lệch do đó cần thiết phải lập rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn.
Theo ông Nguyễn Hồng Hải - Trưởng phòng kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, các loại quy hoạch trên địa bàn hiện nay như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch cấp nước đô thị, quy hoạch cấp nước nông thôn còn độc lập với nhau và chưa có sự phối hợp đồng bộ. Một số vùng thuộc phạm vi cấp nước của cả đô thị và nông thôn do đó có sự chồng chéo. Mặt khác, khâu tổ chức chỉ đạo và quản lý thực hiện theo quy hoạch còn nhiều bất cập, các Bộ, ban ngành cùng tham gia chỉ đạo có thể dẫn tới việc không đồng nhất quan điểm, thống nhất tiêu chí và ảnh hưởng đến việc chất lượng các dự án nước
sạch.
Việc chọn vị trí đặt nhiều công trình cấp nước chưa thật họp lý, mang tính chủ quan nhiều hơn là căn cứ khoa học. Ví dụ như công trình cấp nước Đại Nghĩa tại huyện Mỹ Đức được quy hoạch lấy nước tại sông Đáy nhưng chất lượng nước sông Đáy chảy qua khu vực này không đảm bảo phục vụ mục đích sinh hoạt hay như các công trinh tự chảy tại huyện Ba Vì nguồn nước đầu vào không ổn định nên cứ đến các tháng mùa khô là xảy ra hiện tượng thiếu nước cấp. Đặc biệt là các hệ thống đường ống, vị trí tuyến đường mang tính nhất thời, không đồng bộ với quy hoạch khác nên hay xảy ra tình trạng phải di dời sang vị trí khác để nhường chồ cho làm đường, cho tái định
cư...Không ít tuyên ông trước đây năm ở lê đường bây giờ lại năm ở tim đường, dễ hư hỏng và gây khó khăn cho công tác bảo dưỡng cũng như quản
lý-
3.2.2. về tổ chức quản lý, thực hiện cơ chế chính sách
3.2.2.1. về tô chức quản lý
Theo phân cấp hiện hành, hoạt động kinh doanh nước sạch được chia làm 2 lĩnh vực: nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn, cấp nước đô thị do Bộ Xây dựng quản lý còn cấp nước nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Theo đó, nước sạch đô thị từ cấp thị xã trở lên do Công ty cấp nước tỉnh/TP đảm nhiệm còn các thị trấn, thị tứ do UBND các huyện quản lý; nước sạch nông thôn do các Trung tâm nước sạch trực thuộc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trên địa bàn TP Hà Nội, hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội quản lý dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Vai trò tổ chức quản lý của từng cấp như sau:
UBND TP:
Thẩm định, phê duyệt và tiến hành tổ chức công bố công khai các quy hoạch, kế hoạch cấp nước trên địa bàn để thu hút các nhà đầu tư tham gia thực hiện.
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông xây dựng và trình duyệt các chương trình, dự án phát triển nước sạch nông thôn.
Tìm kiếm nguồn kinh phí trong nước và kêu gọi vốn nước ngoài để đầu tư phát triển nước sạch nông thôn.
Xây dựng kế hoạch thực hiện và bố trí vốn thực hiện các dự án đầu tư J • • • • • • phát triển nước sạch nông thôn trên địa bàn TP.
Xây dựng mới các dự án phát triền nước sạch nông thôn úng dụng công nghệ xử lý hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.
Ban hành, hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản lý vận hành
các công trình câp nước tập trung nông thôn trên địa bàn TP.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc triển khai thực hiện quy hoạch và các kế hoạch cấp nước, tham mưu, đề xuất với TP ban hành, sửa đổi các cơ chế, chính sách nhàm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá
trình thực hiện.
Phối hợp với các huyện, thị xã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân TP ban hành các chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triến cấp nước nông thôn.
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thực hiện các nội dung trong quy hoạch và kế hoạch được duyệt theo từng giai đoạn hàng năm, 5 năm nhằm thực hiện từng bước các nội dung trong quy hoạch, có xem xét lựa chọn các giải pháp, nội dung được ưu tiên cho phù hợp với từng thời kỳ nhằm đạt tính khả thi và đem lại hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch phối họp, gắn kết với quy hoạch phát triển nước sạch nông thôn với việc triến khai thực hiện xây dựng quy trình nông thôn mới.
Xây dung kế hoạch phối họp giữa Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước trong phát triển nước sạch nông thôn, áp dụng khoa học kỳ thuật, quy trình
quản lý vận hành phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội.
Chú trì trong việc triền khai các dự án đầu tư thuộc quy hoạch, kế hoạch và quản lý Nhà nước trong lình vực cấp nước nông thôn.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành thẩm định các dự án phát triển nước sạch nông thôn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài 2 đơn vị trên, hoạt động kinh doanh nước sạch nông thôn còn có sự tham gia của các cấp, các ngành khác với vai trò cụ thể như sau: