Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng trải nghiệm tại trung tâm GDNN GDTX huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 91)

Các biện pháp quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm cho học viên phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Tính thực tiễn ở đây thể hiện qua nội dung, điều kiện thực hiện, cách tiến hành biện pháp quản trị hoạt động TCM gắn với thực trạng quản trị hoạt động và mục tiêu của Trung tâm. Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản trị phù họp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin), môi trường của Trung tâm trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT.

3.1.4. Nguyên tăc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp dạy học được đề xuất phải dựa trên yêu cầu đổi mới hiện nay, thực tiễn việc dạy học và quản lý tố bộ môn ở Trung tâm. Mỗi biện pháp phải chỉ rõ chủ thể thực • hiện• và điều kiện• nào để biện •Aipháp có thể thực• hiện được.• • Để thực• hiện, biện pháp phải phù hợp với địa phương, khả năng thực hiện của giáo viên và gia đình học viên. Biện pháp đưa ra phải phù họp với đặc thù của mỗi bộ môn, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý của ban giám đốc, nàng lực giáo viên đảm bảo cho biện pháp có thể thực hiện được và có khả năng nhân rộng trong thực tế đó chính là tính khả thi của biện pháp.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tinh kế thùa

Đây là nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp. Kế thừa chính là bảo đảm sự tiếp nối giữa các công việc mà nhà trường đã làm, đang làm và sè làm trong tương lai. Các biện pháp quản trị đưa ra không phủ nhận những biện pháp đang được thực hiện một cách có hiệu quả. Các biện pháp này có thể kế thừa một phần hoặc toàn bộ những nét hay, những điểm hiệu quả của các phương pháp cũ. Vi vậy

trong quá trình nghiên cứu ta cần tống hợp lại những biện pháp cách thức đã làm để từ đó chắt lọc được những điếm hay, hiệu quả và phát hiện những điếm yếu không còn phù họp để điều chỉnh.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả của biện pháp là kết quả đạt được khi thực hiện biện pháp có đúng mục tiêu đặt ra hay không. Biện pháp quản trị đưa ra đạt tính hiệu quả khi nó đáp ứng được yêu cầu đồi mới của giáo dục, nâng cao được chất lượng công tác quản trị hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm, khắc phục những khó khăn trên cơ sở huy động mọi nguồn lực từ chính sách, con người, cơ sờ vật chất và sự tham gia của các lực lượng giáo dục.

3.2. Đề xuất một số biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn theo hướng trải nghiệm và thực trạng quản trị hoạt động tồ chuyên môn theo hướng trải nghiệm tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Khoái Châu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản trị như sau:

3.2.1. chức các hoạt động nãng ♦ o O cao nhận thúc vê quản1 trị hoạt động • O

chuyên môn theo hướng trải nghiệm cho cán bộ quản lỷ, giáo viên và học viên của Trung tăm

3.2.1.1. Mục đích

Biện pháp này thực hiện nhằm khắc phục hạn chế trong nhận thức của cán bộ quản lý, tố trưởng chuyên môn và giáo viên về hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm:

- Khắc phục hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về định hướng đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục hiện nay.

- Giúp giáo viên nắm bắt được mục tiêu, yêu cầu dạy học theo hướng trải nghiệm cho học viên để có thể vận dụng linh hoạt các phương thức dạy học, hình thức tổ chức kiềm tra đánh giá.

- Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học theo hướng trải nghiệm trong việc giáo dục học viên để từ đó tích cực chủ động và tự giác trong việc dạy học.

- Giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của hoạt động học theo hướng trải nghiệm từ đó tích cực, tự giác tham gia vào hoạt động dạy học.

3.2. ỉ.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dụng nội dung tuyên truyền, phố biến kiến thức cơ bản dạy học theo hướng trải nghiệm cho học viên bao gồm: Mục đích, ý nghĩa, nội dung, hinh thức và phương pháp tổ chức, kiểm tra, đánh, điều kiện triển khai. Phổ biến các tài liệu đó đến các TCM để triển khai cho các GV, các lực lượng giáo dục tham gia và HV;

Thông qua các buổi họp hội đồng giáo dục, họp phụ huynh học viên đầu năm hoặc các buối họp thường kỳ...triển khai học tập quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giáo dục, các văn bản quy chế quy định của ngành về HĐTN để giáo viên và cha mẹ học viên hiểu rõ về việc thực hiện chương trình học theo hướng trải nghiệm.

Tổ chức hội thảo chuyên đề về việc tổ chức HĐTN, thực trạng, biện pháp triển khai HĐTN có sự tham gia của cán bộ quàn lý, giáo viên, phụ huynh học viên,

cán bộ giáo dục các phòng ban cấp sở, cấp huyện, các đại diện các lực lượng giáo 83

dục ngoài nhà trường, đê giúp nhà trường, giáo viên và các lực lượng giáo dực có cơ hội trao đổi, chia sẻ nâng cao nhận thức và kinh nghiệm tồ chức HĐTN cho HS.

Kết hợp với chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông trên địa bàn tuyên truyền về đổi mới giáo dục và hoạt động dạy học trải nghiệm để mọi lực

lượng thấy rõ việc mục tiêu, ý nghĩa về dạy học theo hướng trải nghiệm để họ cùng tham gia với Trung tâm trong công tác giáo dục cho học viên.

Khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học, đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm về HĐTN.

Đối với học viên có thể tuyên truyền cho các em thông qua việc sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động giáo dục theo các chủ đề, các buối tư vấn chuyên gia để các em thấy được ý nghĩa, giá trị của học tập theo hướng trải nghiệm để các em thấy được trách nhiệm của mình trong học tập.

Trao đối kinh nghiệm tố chức HĐTN giữa các trường trên địa bàn huyện, tham gia học tập kinh nghiệm trong các HĐTN, dã ngoại, các hoạt động CLB...để từ đó Trung tâm tổ chức tốt hơn HĐTN cho học viên của mình.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện phảp

- Lãnh đạo trung tâm phải nắm vững vị trí, vai trò và mục tiêu dạy học theo hướng trải nghiệm. Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sờ GD&ĐT...

- Lãnh đạo trung tâm phải nắm bắt được thực trạng nhận thức của giáo viên và các lực lượng tham gia để lựa chọn được nội dung triển khai phù hợp và truyền đạt dễ hiểu.

3.2.2. Hoạch định hoạt động dạy học của tổ chuyên môn theo hướng trải nghiệm

phù hợp với mục tiêu đào tạo của Trung tâm

3.2.2.1. Mục đích

- Hoạch định hoạt động dạy học trải nghiệm sẽ giúp cho GĐTT chủ động được mọi công việc trong hoạt động điều hành, giúp nhà quản trị xác định được các mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đồng thời giúp nhà quản trị phát hiện các cơ

hội mới, lường trước và né tránh những bât trăc trong tương lai, vạch ra các hành động hữu hiệu, nhận thức rõ những rủi ro trong hoạt động của đơn vị.

- Biện pháp này giúp các TCM đưa ra được lịch trình hoạt động trong nàm học sát với nhiệm vụ được giao, sát với thực tế học viên và sát với thực tế giáo viên trong TCM. Từ đó góp phần tác động đến việc nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường và hoàn thành kế hoạch chiến lược của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung cách thực hiện

Nội dung: Ban giám đốc Trung tâm trên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo chung của ngành về đồi mới phương pháp dạy học theo hướng trải nghiệm:

+ Lãnh đạo Trung tâm đánh giá đúng thực trạng đào tạo của trung tâm và nhu cầu phát triến để từ đó có định hướng đúng, xác định mục tiêu phù hợp năng lực đội ngũ giáo viên và trình độ học viên của các lớp trong từng khối khi triển khai HĐTN của tổ chuyên môn.

+ Yêu cầu các TCM, Đoàn Thanh niên, GV xây dựng các chuyên đề hoạt động ngoại khóa có các nội dung HĐTN cụ thể cho từng tháng, từng kỳ với từng đối tượng học viên, bám sát chủ đề, chủ điểm năm học, trong đó nêu rõ các lực lượng tham gia, địa điểm tổ chức, dự trù kinh phí tổ chức.

+ Tổ chức cuộc họp phụ huynh các lớp, tuyên truyền về các ý tưởng tổ chức các HĐTN trong trường, lấy ý kiến đóng góp của phụ huynh học viên về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho HĐTN, nêu rõ các nội dung nhà trường cần cha mẹ học viên hỗ trợ. Liên hệ với các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, các địa điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề... đóng trên địa bàn về kế hoạch tổ chức cho học viên đi thăm quan thực tế, trình bày rõ nội dung thăm quan của từng đợt và nhu cầu cần hỗ trợ của từng đơn vị đề họ có kế hoạch đón tiếp và các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện theo đúng thời gian đã định.

Đề cao vai trò chù động của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong việc quản lý quá trình dạy học và hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm.

4- Phân tích rõ nguồn lực của trung tâm, phân tích các yếu tố cơ sở cho việc lập kế hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản, phát triển các điều kiện cần thiết phục vụ việc lập kế hoạch HĐTN ở mồi cấp, mỗi bộ phận đảm bảo tính kế thừa và phát

triên giữa câp trên và câp dưới, cân nhăc thông nhât hệ thông các yêu tô cơ sở phục vụ quá trinh thực thi kế hoạch giáo dục.

+ Xây dựng các mục tiêu: Xác định các mục tiêu đảm bảo nguyên tắc: cụ thế rõ ràng, đo lường được, có tính thực tiễn, có thể thực hiện được và hạn định về thời

gian; chú trọng và ưu tiên các nội dung HĐTN cho học viên gắn với đặc trưng vùng miền, thực tiễn địa phương, nhu cầu số đông.

+ Xác định các phương án để lựa chọn: Tìm ra tất cả các phương án có triển vọng nhất, phù hợp năng lực thực hiện HĐTN của từng TCM, từng GV để lựa chọn đưa vào thực hiện.

+ Đánh giá các phương án: Định lượng các phương án trên cơ sở quy chiếu với các yếu tố cơ sở và các mục tiêu, phân tích điểm yếu và điểm mạnh của từng phương án để thấy rõ giá trị tác động của nó đến hiệu quả HĐTN mà kể hoạch đang hướng đến.

+ Lựa chọn phương án hợp lý: Ra quyết định lựa chọn các phương án khả thi và hiệu quả; Đảm bảo các kế hoạch dự phòng: Dự trù hướng giải quyết khi gặp phải các tỉnh huống xảy ra trong quá trình tổ chức các HĐTN có tác động đến việc thành bại của kế hoạch.

+ Lượng hóa các kế hoạch: Các yếu tố cơ sở và mục tiêu (nội dung, chương trình, tài lực, vật lực, thời lượng,...) của kế hoạch được định lượng cụ thể và rõ ràng, đảm bảo phù hợp với năng lực thực tế của nhà trường và từng bộ phận tố chức thực hiện kế hoạch.

+ Thẩm định kế hoạch: Các kế hoạch được thông qua trong hội nghị công chức viên chức đầu năm học đế hội nghị thảo luận trình tìm ra giải pháp tối ưu nhất rồi điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu.

+ Ban hành quyết định về kế hoạch: GĐTT ban hành quyết định về kế hoạch HĐTN của toàn trung tâm sau khi đà điều chỉnh; Phổ biến quán triệt kể hoạch đến các bên liên quan.

Chỉ đạo tố chuyên môn và giáo viên căn cứ vào kế hoạch của Trung tâm xây dựng kế hoạch của tổ, của cá nhân; GĐTT phê duyệt để đưa vào thực hiện và cung cấp cơ

sở để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện trong năm học. 86

3.2.2.3. Điêu kiện thực hiện biện pháp

- GĐTT có kinh nghiệm, quyết đoán, am hiểu về hoạt động giáo dục, có kỹ năng nhân sụ, kỹ năng giải quyết các vấn đề, điều phối sắp xếp công việc một cách khoa học.

- GĐTT, Tồ trường chuyên môn phải là người nắm vững các văn bản để có thể xây dựng kế hoạch tổ và hướng dẫn xây dựng kế hoạch cá nhân.

3.2.3. Chỉ đạo đối mới hoạt động tổ chuyên môn theo hưởng đề cao vai trò chủ

động cho tổ chuyên môn và giáo viên

3.2.3.1. Mục đích

Tổ chuyên môn là một bộ phận rất quan trọng giúp cho GĐTT điều hành quản lý chuyên môn theo môn, theo khối lớp. Đe có thế triển khai việc hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm cần phát huy vai trò của tổ chuyên môn, cụ thể:

- Phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo cùa tổ chuyên môn trong quá trình quản lý hoạt động dạy học của trung tâm.

- Nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm, tính sáng tạo cho giáo viên và tim ra các giải pháp thích hợp trong quá trỉnh dạy học làm học viên yêu thích môn học từ đó nâng cao chất lượng học tập của học viên.

- Tạo cơ hội cho các thành viên trong tổ gắn kết với nhau, phát huy được năng lực, tính sáng tạo của mỗi giáo viên, kết hợp tạo thành sức mạnh trí tuệ cùa tập thể, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường để đáp ứng được yêu cầu đối mới của ngành giáo dục hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đề cao vai trò chủ động của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trong việc quản lý quá trình dạy học và hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm.

- Với tổ trưởng chuyên môn: cần phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong tất cả các khâu:

+ Phân công giảng dạy

+ Quản lý giáo viên soạn bài theo hướng trài nghiệm + Quản lý việc thực hiện chương trình của giáo viên

+ Quản lý việc kiêm tra đánh giá của giáo viên

- Với giáo viên: GV cũng phải chủ động tích cực trong các khâu từ soạn giảng, lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học đến việc đàng ký dự giờ..

- Tổ trưởng:

+ Tồ trưởng chuyên môn phải là người nắm vừng chuyên môn mà còn phải là người quản lý nhân sự giỏi. Muốn đạt được điều đó cần tập huấn cho tố trưởng về năng lực tố chức, chỉ đạo chuyên môn. Tồ trưởng cần nắm được các văn bản chỉ đạo chuyên môn, kỹ năng kiểm tra các hoạt động cùa giáo viên, các kỹ năng ra đề kiểm tra cho học viên. Cũng cần bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn kỹ năng sắp xếp, tổ chức các buổi sinh hoạt tổ trong toàn năm học hay một buổi sinh hoạt cụ thể.

+ Tin tưởng trao quyền cho tổ trưởng chuyên môn phân công giảng dạy. Khi được trao quyền, người tố trưởng sẽ căn cứ vào hoàn cảnh, năng lực của giáo viên trong tố, yêu cầu của công việc và số lượng giáo viên đế phân công công việc một cách hợp lý. Là người chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn của tổ nên các tố trưởng thường phân công đúng người, đủng việc bảo đảm công việc được tiến hành thuận lợi và có kết quả tốt nhất.

+ Là đội ngũ cốt cán của nhà trường nên tố trưởng chuyên môn quản lý việc soạn bài của các giáo viên trong tố đáp ứng mục tiêu đề ra của bộ môn là dạy học theo hướng trải nghiệm cho học viên. Hỗ trợ cho giáo viên xây dựng các bước của bài giảng sao cho phù hợp với đối tượng học viên.

+ Thay mặt cho Ban giám đốc, tổ trưởng chuyên môn là người quản lý việc

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng trải nghiệm tại trung tâm GDNN GDTX huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)