Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng quản trị hoạt động tcm theo hướng trả

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng trải nghiệm tại trung tâm GDNN GDTX huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 80)

trải nghiệm cho học viên ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Khoái Châu

Trên cơ sở các kết quả đánh giá thực trạng quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm ở Trung tâm GDNN -GDTX huyện khoái Châu, tác giả tổng hợp

các kết quả đã thu được để thấy rõ được các hoạt động nào đã làm tốt và các vấn đề nào cần quan tâm điều chỉnh cho phù hợp. Bảng tổng hợp cho kết quả như sau:

Bảng 2.18. Bảng tống hợp kết quả đánh giá thực trạng quản trị hoạt động

TCM theo hướng trải nghiệm Trung tâm GDNN- GDTX huyện Khoái Châu

TT Nội dung ĐTBC

1 Hoạch định hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm cho HV 2,73

2 Tố chức hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm 2,70

3 Chỉ đạo TCM triền khai hoạt động theo hướng trải nghiệm 2,64

4 Kiếm tra, đánh giá kết quả hoạt động TCM theo hướng trải

nghiệm cho học viên Trung tâ 2,69

5 Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho hoạt động dạy

theo hướng trải nghiệm 2,55

2

Điêm trung bình 2,66

Kêt quả trong bảng tông hợp cho thây các hoạt động cụ thê thông qua các lĩnh vực khảo sát đánh giá có kết quả khá tốt (điểm trung bình cộng là 2,66). Trong đó các lĩnh vực hoạch định, tổ chức thực hiện, kiềm tra đánh giá được đánh giá ở

mức độ khá tương đồng (điểm trung bình từ 2,69 đến 2.73). Tuy nhiên, đối với công tác chỉ đạo thực hiện và quản lý cơ sở vật chất thiết bị sự đánh giá ở mức thấp hơn

và có sự chênh lệch đáng kể so với các chức năng lhacs trong hoạt động quản trị hoạt động TCM. Công tác chỉ đạo hoạt động tố chuyên môn có điểm đánh giá trung bình cộng 2,64; Công tác Quản lý csvc, thiết bị dạy học cho hoạt động học trải

nghiệm đánh giá mức ĐTB =2,55. Như vậy với các mức độ đánh giá còn thấp hơn 70

điểm trung bình cộng (2,66) cho thấy khâu chỉ đạo TCM triển khai hoạt động theo hướng trải nghiệm và khâu quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho hoạt động dạy theo hướng trải nghiệm ở trung tâm chưa thực sự có được những kết quả như mong muốn phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục thông qua các hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm cho HV.

Có thể mô tả việc đánh giá các nội dung của quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm qua biểu đồ sau:

ĐTBC

■ ĐTBC

Biêu đô 2.5. So sánh mức độ thực hiện các nội dung quản ” JL trịe hoạt động• • ”

Qua phân tích trên cho thây các kêt quả cụ thê này sẽ là những căn cứ cân thiết để xác định những vấn đề cần giải quyết tiếp theo cho công tác quản trị hoạt động TCM một cách đồng bộ, đặc biệt có thể tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho TCM, GV trong trung tâm được tham gia thường xuyên các hoạt động CM có chất

lượng.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động tổ chuyên môn

Thực trạng quản trị hoạt động TCM theo hướng dạy học trải nghiệm cho học viên trung tâm GDNN - GDTX huyện Khoái Châu hiện nay có nhiều nguyên nhân.

Đê tìm ra mức độ ảnh hưởng tác giả tiên hành khảo sát các 37 cán bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên của trung tâm, kết quả được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Báng 2.19. Thực trạng các yếu tố ănh hưởng tói quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Khoáỉ Châu

Nội dung

SL Mức độ đánh giá

ĐTB ĐG TT

Tỷ lệ RAH AH IAH KAH

Điều kiên• cơ sở vật chất, phương tiện dạy học SL 14 15 8 0 3,16 AH 3 % 37,84 40,54 21,62 0 Nhân• thức của CBQL, GV, HV SL 15 17 5 3,27 RAH 2 % 40,54 45,95 13,51 0 Gia đỉnh SL 9 14 12 2 2,81 AH 7 % 24,32 37,84 32,43 5,40 Năng lực quàn trị của GĐTT, Tổ trưởng chuyên môn SL 18 17 3,32 RAH 1 % 48,65 45,95 0 0 Năng lực, kinh nghiệm dạy học; khả nãng tổ chức giáo dục trải

nghiệm của giáo viên, cán bộ phụ trách SL 15 17 5 3,27 RAH 2 % 40,54 45,95 13,51 0 Sự tự giác, tích cưc • •của hoc viên

SL 11 15 10 1

2,97 AH 5

% 29,73 40,54 27,03 2,70 72

(RAH: Rãt ảnh hưởng; AH: Anh hưởng; IAH: It ảnh hưởng; KAH: Không ảnh hưởng)

Nội dung chương trình dạy học trải nghiệm SL 12 15 9 1 3,03 AH 4 % 32,43 40,54 24,32 2,70 3 Sự tham gia phối

họp của các lực lượng giáo dục SL 10 16 8 3 2,89 AH 6 % 27,03 43,24 21,62 8,10 9 y r z 9 - - r

Sử dụng biêu đô quan sát thây việc đánh giá các yêu tô ảnh hưởng đên quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm như sau:

chất, GV, HV GĐTT.TỒ dạy học; khả học sinh trình dạy của các lực phương tiện

dạy học

trưởng năng tổ chức chuyên môn giáodụctrải

học trải lưọrng giáo nghiệm dục

■ Seriesl

nghiệm của

giáo viên, cán

bộ phụ trách

Biêu đô 2.6, Đánh giá thực trạng các yêu tô ảnh hưỏng tói quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm cho HV Trung tâm GDNN - GDTX

huyện Khoái Châu

Kêt quả khảo sát cho thây, các ỵêu tô trên đêu ảnh hưởng và rât ảnh hưởng đến quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Khoái Châu. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng là “Năng lực quản trị của GĐTT, Tô trưởng chuyên môn"" có trị ĐTB=3,32, sau đó là “Nhận thức của CBQL, GV, HV"“Năng lực, kinh nghiệm dạy học; khả năng tô chức dạy học trải nghiêm của giáo viên, cán hộ phụ trách"" với ĐTB= 3,27. xếp thứ 3 với điểm trung bình X

= 3,26 là nội dung “Điều kiện sở vật chất, phương tiện dạy học”, xếp thứ 4 với điểm trung bình X = 3,03 là nội dung “Nội dung chương trình dạy học trải nghiêm"", thứ 5 “Sự tự giác, tích cực của học viên"" với ĐTB 2,97. Các tiêu chí được đánh giá thấp hơn là “Sự tham gia phối họp của các lực lượng giáo dục"" và sự phối hợp của “Gia đình""

Như vậy qua khảo sát cho thấy các yếu tố nội tại đơn vị được đánh giá có mức ảnh hưởng cao hơn so với các yếu tố ngoài đơn vị.

Qua phỏng vấn trực tiếp, đa sổ GV còn cho rằng yếu tố “con người” bao gồm năng lực quản trị của người lãnh đạo và chủ thề thực hiện trực tiếp là yếu tố quan trọng góp phần cho hoạt động dạy học trải nghiệm của Trung tâm đạt hiệu quả; còn nội dung, phương pháp, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ có ảnh hưởng trực tiếp. Điều đó chứng tỏ các nguyên nhân trên đều ảnh hưởng đến chất

lượng công tác quản trị dạy học theo hướng trải nghiệm cho học viên. Đặc biệt đáng chú ý là năng lực, phẩm chất của chù thể quản lý, GV, nội dung, hình thức tổ chức... cần có những giải pháp để tăng cường hơn vào các yếu tố then chốt này để đạt được những mục tiêu như mong muốn.

Bên cạnh đó, cần có các chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên GV giỏi đạt thành tích cao, hay các chính sách đãi ngộ đặc thù cho GV tham gia tích cực trong dạy học trải nghiệm và có sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động động này

Các kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng biện pháp thực hiện ở chương 3 cùa đề tài.

2.6. Đánh giá chung2.6.1 ưu điểm 2.6.1 ưu điểm

về Đội ngũ'. CBQL của Trung tâm đủ về số lượng, có phẩm chính trị vững vàng, được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng quản lý,có tâm huyết với nghề và có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, năng động trong công tác quản lý giáo dục. GV của Trung tâm đều đạt chuẩn, trên chuẩn về trinh độ chuyên môn và các yêu cầu khác theo quy định. GV có kinh nghiệm giảng dạy.

về nhận thức'. Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên có nhận thức đày đủ và rõ ràng về vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới giáo dục để thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học viên.

về công tác hoạch định hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm'. Giám đốc các Trung tâm đã thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch của TCM và các cá nhân. Các kế hoạch đều có mẫu hướng dẫn thực hiện chung, đảm bảo sự thống nhất

trong trung tâm

về công tác tô chức thực hiên hoạt động dạy học: Trung tâm đã thực hiện tốt công tác QL hồ sơ CM cúa GV.. Trung tâm đã thực hiện hướng dẫn cụ thể yêu cầu về các loại hồ sơ cần làm của GV, thống nhất mẫu cho từng loại hồ sơ và có hướng dẫn chấm điểm, xếp loại. Việc phân công các hoạt động các tổ chuyên môn đều có theo dõi và phân công nhiệm vụ trong tổ phù hợp với năng lực của cá nhân, định mức công việc tương đối đồng đều, không để xảy ra tình trạng người thì được giao quá nhiều việc, người thì ít việng được tiến hành theo kế hoạch.

về QL công tác kiềm tra, đánh giá hoạt động TCM: Trung tâm đã thực hiện khá tốt công tác kiểm tra hồ sơ TCM và GV. Nội dung đánh giá việc thực hiện kế hoạch CM của tổ trưởng thông qua các hoạt động kiểm tra cũng được Giám đốc trung tâm quan tâm, chú ý.

2.6.2 Hạn chế

Công tác kế hoạch cùa TCM còn mang nặng tính hình thức, các chỉ tiêu xây

dựng còn chưa sát với thực tê. Việc rà soát, điêu chỉnh việc thực hiện kê hoạch của TCM và tổ viên trong năm học chưa được thường xuyên.

vẫn còn một bộ phận giáo viên, cán bộ, nhân viên của Trung tâm và một bộ phận phu huynh học viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập theo hướng trải nghiệm cho học viên, vẫn còn tồn tại thái độ thờ ơ, thiếu sự quan tâm sát sao đến sự tham gia của học viên trong các dạy học theo hướng trải nghiệm do Trung tâm tổ chức.

Nhiều giáo viên khi lên lớp chủ yếu quan tâm đến việc làm sao truyền thu hết nội dung kiến thức trong bài học mà ít coi trọng đến việc tố chức các HĐTN cho học viên. Coi nhẹ việc hình thành thái độ, kỹ năng cho học viên.

Các hình thức tố chức HĐTN nhìn chung còn kém phong phú, chưa mang tính sáng tạo, chưa khơi gợi hứng thú cho các học viên.

Trong quản lý, việc phối hợp các lực lượng giáo dục giữa Trung tâm với gia đình học viên, các tổ chức và lực lượng ngoài xã hội trong tổ chức các HĐTN vẫn còn yếu, chưa đồng bộ, thiếu quyết liệt.

Việc kiểm tra đánh giá không được tiến hành thường xuyên, việc khen thưởng, kỷ luật chưa đủ mạnh đế động viên khuyến khích mọi lực lượng cùng tham gia.

Công tác bồi dưỡng thường xuyên của GV chưa được quan tâm đúng mức. Việc bồi dường nâng cao trinh độ chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu thực hiện theo các

chuyên đề của Sở, trung tâm chưa có những chuyên đề bồi dưỡng riêng.

2.6.3 Nguyên nhăn những hạn chế

- Trung tâm chưa phát huy được vai trò tích cực, chủ động của tồ chuyên môn và giáo viên trong xu hướng đối mới giáo dục THPT. Hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng trải nghiệm cho học viên còn chậm đổi mới về hình thức phương thức hoạt động. Một số GV còn hạn chế trong việc thiết kể bài giảng, sử dụng các phương pháp hình thức dạy học mới.

- Công tác chỉ đạo giảng dạy trải nghiệm theo các chuyên đề chưa được chỉ đạo sâu sát nên vẫn còn hiện tượng giáo viên chưa thường xuyên đối mới phương pháp, hình thức dạy học. Khâu kiểm tra đánh giá còn xem nhẹ, chưa thực sự phát

huy kịp thời năng lực dạy học của giáo viên.

- Việc quản lý đầu tư phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục chưa kịp thời, trung tâm vẫn còn thiếu. Hàng năm kinh phí cấp cho các trường để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn rất thấp, chủ yếu là sửa chữa nhỏ thường xuyên. Kinh phí đầu tư theo các dự án vài năm mới có một lần, nếu có phần được thụ hưởng của trung tâm rất ít. Các thiết bị cho việc thí nghiệm, thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong dạy học còn hạn chế. Trình độ nghiệp vụ, năng lực cùa nhân viên thí nghiệm thư viện chưa đáp ứng được tốt ảnh hưởng đến việc quản lý các thiết bị dạy học.

- Sự phối hợp giữa Nhà trường, gia đình, xã hội cũng chưa được chú ý đúng mực. Công tác xã hội hóa còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được trí lực của các lực lượng xã hội.

2.6.4 Các vấn đề cần giải quyết

Từ thực trạng trên để hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm đạt hiệu quả phải giải quyết các vấn đề:

- Tiếp tục các hoạt động nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và hv về hoạt động đối mới giáo dục trong dạy học theo hướng trải nghiệm và các vấn đề quản trị các hoạt động nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu giáo dục của trung tâm đã xác định.

- Nâng cao chất lượng công tác hoạch định hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm phù hợp với mục tiêu đào tạo của trung tâm.

- Mạnh dạn đổi mới công tác quản lý theo hướng trao quyền chủ động cho tổ chuyên môn và giáo viên để kịp thời phát huy vai trò tích cực và năng lực chuyên môn của tô trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên côt cán.

- Thực hiện đa dạng các hoạt động bồi dưỡng CBQL, GV để có nhận thức đúng đắn về trải nghiệm, hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm cho học viên. Bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, kỳ năng sử dụng các công cụ, thiết bị dạy học và công nghệ dạy học hiện đại, đồi mới hình thức dạy học phù hợp.

- Phát huy vai trò của hoạt động kiếm tra đánh giá trong việc kiểm tra kết quả hoạt động trải nghiệm của TCM, GV và cả HV, đồng thời gắn kết quả kiểm tra

với công tác thi đua khen thưởng ...

- Chú trọng việc tăng cường, nâng cấp csvc, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo viên và học viên trong quá trình dạy học.

TIỂU KÉT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tô chuyên môn theo hướng trải nghiệm cho học viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Khoái Châu; đánh giá thực trạng quản trị hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm cho học viên của Trung tâm ở các nội dung: Hoạch định hoạt động, tố chức thực hiện, chỉ đạo, đánh giá kiếm tra hoạt động TCM theo hướng trải nghiệm cho học viên. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình quản trị hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm cho HV Trung tâm GDNN - GDTX huyện Khoái Châu

Kết quả nghiên cứu tại phần 2.3 {Thực trạng hoạt động tố chuyên môn theo

hướng trải nghiệm cho học viên tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Khoái

Châu, tỉnh Hưng Yên), cho thấy: Thứ nhất về nhận thức việc triển khai hình thức dạy học mới khi học viên đang quen với cách dạy học và cách đánh giá truyền thống, lực học của học viên trong trường thấp nên việc thay đổi hình thức học khó khăn. Thứ hai số lượng học viên trong lớp quá đông khó tố chức các hoạt động. Thứ ba cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện tại chưa bảo đảm về số lượng cũng như chất

lượng. Thứ tư là phương pháp và kỹ thuật dạy học mới còn là một khó khăn thách thức với rất nhiều giáo viên và thứ năm là cách thức kiểm tra đánh giá HS vẫn còn nhiều điểm giáo viên còn lúng túng gây tâm lý chưa tin tưởng vào phương pháp giá.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động tổ chuyên môn theo hướng trải nghiệm tại trung tâm GDNN GDTX huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)