5. Ket cấu của luận văn:
1.3. Kinh nghiệm quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và bài học
1.3.1. Tại Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng và đầu tư công nghệ Châu Long
Có trụ sở đóng tại số 10 ngõ Phan Chu Trinh, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Công Ty cổ phần Phát triển hạ tầng và đầu tư công nghệ Châu Long đã hoạt động hơn 19 năm trong lĩnh vực xây lắp các loại.
Kinh nghiệm của công ty trong việc sử dụng vốn kinh doanh là với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra cần phải sử dụng sao cho thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó công ty đã thực hiện các giải pháp nhằm giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, khi xây lắp một công trình, công ty đã xác định được nhu càu vốn họp lý. Điều này rất quan trọng vì nếu nếu xác định không đúng, thiếu vốn sẽ gây tình trạng ngưng trệ sản xuất, cồn nếu thừa vốn sẽ gây tình trạng giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, hay sử dụng vốn không hiệu quă.
Để sứ dụng vốn kinh doanh hiệu quả hơn, công ty đã xây dựng quy mô và cơ cấu vốn kinh doanh hợp lý. Tùy vào tình hình kinh doanh để xác định tỷ
trọng vốn lưu động, vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh một cách khoa học. Đe xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp, công ty đã sử dụng phương pháp tính chỉ số chi phí vốn binh quân WACC, từ đó xác định được cơ cấu vốn
hợp lý nhất.
1.3.2. Tại Công ty cô phân xây dựng sô 4 thăng Long
Thành lập từ năm 1973, Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long là một trong số những đơn vị tiêu biểu của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Tổng Công ty xây dựng Thăng Long trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. Công ty luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp kinh doanh, phong cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu khai thác triệt để khả năng và tiềm lực sẵn có để mở rộng thị trường, tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bạn hàng trong và ngoài nước. Với phương châm “Đơn vị giỏi một nghề, Công ty đa ngành nghề”, Công ty CP xây dựng số 4 Thăng Long luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng, chịu sự tác động từ nhiều yếu tố chủ quan khách quan khác nhau, sự biến động thất thường của thị trường, DN vẫn cố gắng duy trì được lợi nhuận dương. Năm 2017, tuy có sự sụt giảm đi về doanh thu, lợi nhuận ở tất cả các khoản mục nhưng• • DN vẫn đạt được mức • • • lợi nhuận. Khoản lợi• •nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã đạt được những chuyển biến tích cực hơn so với năm trước, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng mạnh. Chửng tỏ DN đã chú trọng tập trung hơn vào việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh chính hơn so với những năm trước.
Tổng nguồn vốn kinh doanh giảm nhưng chủ yếu là do giảm các khoản nợ phải trả, điều này cho thấy dấu hiệu DN đã có sự điều chỉnh khi hệ số nợ của DN đang ở mức rất cao trong tình trạng báo động. Đe đạt được hiệu quả tốt trong việc sử dụng vốn thì doanh cần có hướng đi sao cho vừa kết hợp hài hòa giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu, đồng thời giảm tối đa rủi ro về tài chính và mức độ độc lập về tài chính.
Cơ cấu tài sản duy trì theo hướng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Đối với một Công ty xây dựng như Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long thì cơ cấu này hoàn toàn hợp lý.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty cô phân Đâu tư và Phát triên Giảo dục Hà Nội
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty được chú trọng. Khi đánh giá vốn kinh doanh cần kết hợp với đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quà chi phí, hiệu quả sử dụng lao động, khả năng thanh toán và các tiêu chí khác. Từ những phân tích đó làm rõ việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không. Đồng thời phân tích sâu rộng hơn đến vấn đề hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không.
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội đã thực hiện tốt công tác xác định những thành tựu và khó khăn gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như sử dụng vốn kinh doanh. Từ đó nghiên cứu phương pháp tháo gỡ khó khăn, đế việc sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1. Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tông hợp)
Đe có một quy trình nghiên cứu phù hợp với nội dung cần nghiên cứu của đề tài, trước hết tác giả đi vào xem xét các vấn đề mấu chốt có liên quan đến Công ty, quản lý vốn của Công ty. Đồng thời nghiên cứu các yếu tố làm ảnh hưởng đến quản lý vốn tại DN, đưa ra kinh nghiệm và bài học cho Công ty. Từ đó đi sâu vào tìm hiểu tình hình quản lý vốn và đưa ra giải pháp.
Để nội dung các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài được logic và các tài liệu tóm tắt có độ tin cậy, độ chính xác cao phải thu thập thông tin từ các ban ngành, nơi triền khai việc quản lý vốn, phân tích, so sánh và đưa giá đánh giá khách
quan. Đây là nên tảng, là cơ sở dừ liệu tin cậy cho việc phân tích các nội dung, các yếu tố làm ảnh hưởng đến quản lý vốn tại Công ty và các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cap:
+ Các cuốn sách, giáo trình, tài liệu về quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn của DN.
+ Các hình thức hoạt động của doanh nghiệp, nội dung quản lý vốn, kinh nghiệm quản lý vốn ở các DN.
+ Tài liệu về báo cáo của Đại Hội cổ đông, báo cáo của ban giám đốc, ban điều hành, ban kiểm soát
+ Báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của DN, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức của DN.
2.2.2. Thu thập dữ liệu
- Khảo cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn nhũng khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu. Và ở khuôn khổ luận văn này phương pháp khảo cứu tài
liệu• • • • 1được thực hiện qua các bước sau:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu quản lý vốn
+ Thành tựu các DN đã đạt được liên quan trực tiếp đến quản lý vốn
+ Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bổ trên ác ấn phẩm, sách, Nghị định, chính sách của Chính phủ.
+ Số liệu thống kê của các DN, của ngành.
+ Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung quản lý vốn
+ Nguồn tài liệu từ sách, báo, Nghị định, chính sách, mạng internet, ....
- Phương pháp thu thập thông tin được phân chia thành các nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phi thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm. Thu thập thông tin ờ đây là tập họp tất cả các tài liệu liên quan đến quản lý vốn.
Ở phạm vi luận văn này, ở phần thu thập thông tin tập trung sử dụng phương pháp phi thực nghiệm dựa trên sự quan sát những sự kiện, những số
liệu, tài liệu thu thập được
2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
- Có 2 phương hướng xử lý thông tin:
+ Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sừ dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được, tức là xác định quy luật thống kê của tập hợp số liệu. Thống kê từ các bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Công ty từ năm 2017 đến 2019. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3- thực trạng.
+ Xử lý logic đối với các thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét. Với những thông tin liên quan đến kinh nghiệm quản lý vốn tại các DN như chính sách đã áp dụng, sự thay đổi của chính sách, áp dụng thành công trong quản lý vốn. Từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học để áp dụng vào việc quản lý vốn tại Công ty. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1.
2.3.1. Phương pháp thống kê, biểu mẫu
Phương pháp thống kê mô tả: Các dữ liệu thu thập có liên quan đến quản lý vốn được chia theo các nội dung các hoạt động chính trong quản lý vốn. Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3.
Trong nội dung chương 3, luận văn đưa ra các thông tin chung về doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành thu thập, thống kê, mô tả và tổng hợp kết quả hoạt động quản lý vốn của Công ty.
2.3.2. Các phương pháp khác: Phân tích, tông hợp
- Phương pháp phân tích xuất phát từ nội dung, đối tượng và nhiệm vụ phân tích các nội dung liên quan đến quản lý vốn .... Phương pháp này cũng được sử dụng xuyên suốt các chương của luận văn. Chương 1 phân tích tình hình nghiên cứu đề tài từ đó thấy được nội dung đề tài chưa được tác giả nào nghiên cứu. Cũng ở chương này phương pháp phân tích nghiên cứu nội dung quản lý vốn của DN và đưa ra chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn của DN tại một số DN.
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, nhũng mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Áp dụng phương pháp phân tích tống hợp trong luận văn để xem xét có cách nào trong việc triển khai quản lý vốn của DN, cách đó thực
hiện như thế nào, kết quả sau khi thực hiện là gì?..vv. Phân tích tồng hợp để phát hiện những “khoáng trong” trong việc thi hành chính sách quản lý vốn của DN,
làm cơ sở đưa ra các giải pháp đẩy mạnh quản lý vốn. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế, luận văn phân tích làm rõ thực trạng quản lý vốn của Công ty thông qua việc thực hiện các hoạt động quản lý vốn nói chung; phân tích và làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý vốn của DN. Phương pháp tống hợp này được sừ dụng chủ yếu ở chương 1, chương 3 và chương 4. Cụ thể:
Chương 1: Tong hợp các định nghĩa, kiến thức về các nội dung, cơ sở lý luận của đề tài. Sau khi phân tích các kinh nghiệm của một số DN, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho Công ty
Chương 3: Từ thực trạng quản lý vốn tại Công ty, luận văn khái quát thành những kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý von tại Công ty.
Chương 4: Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty, giải pháp được logic với những hạn chế đã tổng họp được từ chương 3 và có đúc rút kinh nghiệm nêu tại Chương 1.
2.3.3. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sừ dụng phổ biến để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chì tiêu phân tích. Đe áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện cỏ thể so sánh được. Nội dung so
sánh ở đây là quản lý vốn ở một số DN có điều kiện kinh tế tương đương, cùng địa bàn theo mốc thời gian là 3 năm trở lại đây. Qua so sánh ta biết được kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, biết được tốc độ phát triển của các DN về quản lý vốn đồng thời biết được mức độ cụ thể của từng bộ phận cấu thành quản lý vốn cần phân tích. Việc sử dụng phương pháp so sánh giản đơn là đi so sánh trực tiếp trị số của chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ (kỳ phân tích 3 năm và kỳ gốc là từ năm 2016) với công thức:
Mức chênh lệch = Chỉ tiêu thực hiện - Chỉ tiêu kế hoạch.
Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận văn
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC• HÀ NỘI•
3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội
3.1.1. Quá trĩnh hĩnh thành và phát triển
Tên giao
dịch quốc tế
Hanoi education development and investment Joint - Stock Company
Đia chỉ•
Tòa nhà vàn phòng HEID, ngõ 12 Láng Hạ, phường Thành Công,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Điện thoại liên hê• 04.35122636-04.35122884 Fax 04.35122504 Email info@heid.vn Website http://heid.vn/
Công ty Cô phân Đâu tư và Phát triên Giáo dục Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 310/QĐ-TCNS ngày 23/03/2007 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Công ty hoạt động theo Giấy đăng ký doanh nghiệp số 0102222393 (thay đổi lần 03) ngày 20/09/2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ của Công ty là 150.000.000.000 VND, tương đương 15.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 VND.
Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh, phát hành sách và thiết bị giáo dục. * Chức năng, nhiệm vụ
- Phát hành xuất bản, in và các dịch vụ liên quan đến in.
- In và phát hành sách bổ trợ sách giáo khoa, sách tham khảo chất lượng cao, các sản phẩm giáo dục theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tự học và các loại sản phấm giáo dục khác.
- Kinh doanh các sản phẩm thiết bị giáo dục, thiết bị văn phòng, các phần mềm giáo dục, văn phòng phẩm, vở học sinh, quần áo, đồng phục cho học sinh và lịch các loại.
- Khai thác, cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo qua mạng internet, qua các phương tiện viễn thông.
- Thiết kế mỹ thuật, chế bản, tạo mẫu in (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).
- Tư vân và cung câp dịch vụ biên soạn, thiêt kê nội dung chương trình dạy học, phòng học chuyên dùng và phương tiện dạy học.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa. - Dịch vụ ủy thác xuất, nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh.
Công ty là một công ty cổ phần có cổ phiếu được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đồng thời cũng là một đơn vị thành viên thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Bảng 3.1: Các săn phẩm săn xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Giáo dục Hà Nội giai đoạn 2017-2019
\--- --- ----ĩ--- --- 7