Bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 77)

5. Ket cấu của luận văn:

4.1.1. Bối cảnh hiện nay

Giáo dục là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, không thể phát triển nóng như những ngành nghề khác. Kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi phải có bề dày kinh nghiệm, uy tín trên thị trường và mối quan hệ rộng.

Năm 2021 là một năm có nhiều thay đổi lớn tác động trực tiếp đến hoạt động, quản lý điều hành việc cung ứng sách giáo dục cho các công ty sách thiết bị trường học địa phương.

Năm 2021 là năm Công ty phải hoàn thành bộ sách giáo khoa mới lóp 1 để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, đồng thời cũng phái chuẩn bị cho ra đời nhiều dòng sản phẩm mới đáp ứng khung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình, để đảm bảo cho Công ty vẫn giữ vững ốn định và phát triền bền vững như những năm trước đây, HĐQT đã hoạch định kế hoạch năm 2021-2025 và những năm tiếp theo.

Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra như vũ bão, tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch, giãn cách xã hội lần thứ hai mới đây lại khiến ngành xuất bản tiếp tục vắng bặt những sự kiện đình đám có thể thu hút được nhiều khách tham quan, mua sắm, tạo thêm mối lo cho người làm sách.

Mặt khác, việc nhiều quốc gia đang đối phó với đại dịch, buộc nhiều công ty phải đóng cửa, hủy họp đồng đã tác động không nhỏ đến thị trường mua bán

bản quyên của nhiêu đơn vị trong nước, ảnh hưởng nguôn cung câp bản thảo khiến thị trường sách bị hạn chế phàn nào.

Trong cao điểm mùa dịch, hàng loạt đơn vị làm sách đã tung ra những chương trinh giảm giá, khuyến mãi online hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng và gặt hái được hiệu quả tương đối.

Trước tình hình như thế, nhiều đơn vị làm sách trước giờ vẫn trung thành với hình thức phát hành truyền thống cũng phải tìm mọi cách thay đồi để tự cứu mình trong thời điểm Covid đầy khó khăn. Thái Hà Books, Nhã Nam, Đông A cũng có những “lần đầu tiên” tổ chức bán sách qua livestream - một hình thức vốn được coi là “vũ khí lợi hại” của giới bán hàng online bình dân, để tiếp cận bạn đọc và mở ra hướng mới cho mình.

Những nỗ lực của người làm sách, của nhà quản lý xuất bản trong thời gian qua rất đáng ghi nhận. Đó là những bước đi “tìm đường” đặt những viên đá mới cho ngành xuất bản, không chỉ để vượt thoát khó khăn trong thời điểm dịch bệnh, mà nó còn là sự chuyển mình cho phù hợp với xu thế của thời đại, một sự chuyển mình tất yếu.

4.1.2. Định hưởng và mục tiêu quản lý von của Công ty thời gian tới

4.1.2.1. Định hướng chung của Công ty

- Ôn định tố chức bộ máy quản lý của Công ty phù hợp với tình hình mới

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, điều hành, sản xuất - kinh doanh để nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra các dòng

sán phẩm mới được tích hợp với học liệu điện tử có khã năng cạnh tranh cao, chống in lậu.

- Cần chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu, giữ gìn môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội.

- Tiếp tục cải tiến chế độ trả lương, trả thưởng đổi với người lao động cho phù hợp với cơ chế thị trường, gắn quyền lợi với năng suất lao động.

- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần ổn định và phát triển cho người lao động.

- Tiêp tục đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, điều hành, sản xuất - kinh doanh để nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra các dòng

sản phẩm mới được tích hợp với học liệu điện tử có khả năng cạnh tranh cao, chống in lậu.

4.1.2.1. Định hướng quán lý vốn của Công ty

- Tập trung nguồn lực về tài chính, tiếp tục tăng cường nhân sự có trình độ chuyên môn cao, xây dựng đội ngũ tác giả, chuyên gia, cộng tác viên có kinh nghiệm để tổ chức để thực hiện thành công bộ sách giáo khoa mới và phát triển các dòng sản phẩm mới đón đầu chủ trương của Nhà nước “Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”. Hoàn thành bộ sách giáo khoa mới (sách giấy, sách điện tử, thiết bị dạy học).

- Năm 2021-2025 vẫn tiếp tục đầu tư, chi phí nhiều nhưng vẫn gắng giữ vững chỉ tiêu lợi nhuận, cổ tức như năm 2019.

- Doanh thu, lợi nhuận đạt được phải đảm bảo lợi ích của người lao động, chi trả cổ tức cho cổ đông và có nguồn tích lũy để tái cơ cấu mở rộng cho những

năm tiếp theo.

- Doanh thu, lợi nhuận đạt được phải đảm bảo lợi ích của người lao động, chi trả cồ tức cho cồ đông và có nguồn tích lũy để tái cơ cấu mở rộng cho nhũng năm tiếp theo.Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí, điều hành, sản xuất - kinh doanh để nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra các dòng sản phẩm mới được tích họp với học liệu điện tử có khả năng cạnh tranh cao, chống in lậu.

- Một yêu cầu cấp thiết đặt ra trong tương lai gần đó là phải nâng vốn chủ sở hữu cùa Công ty để tăng khả năng tự chù về mặt tài chính của Công ty giảm bớt sự phụ thuộc về nguồn quá lớn từ bên ngoài. Ngoài ra việc tăng vốn chủ sở

hữu còn có yếu tố tích cực như: một mặt đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng cao và mặt khác giảm thiểu rủi ro khi ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh cũng như giảm chi phí sử dụng vốn trong năm, ...

4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện quản lý vôn tại Công ty thời gian tới

* Mục tiêu năm 2020-2015:

Bảng 4.1: Kế hoạch quản lý vốn năm 2021 - 2025

5---\---7 STT CHỈ TIÊU Đo n vi• Kế hoạch 2021-2015 (bình quân/năm) Tỷ lệ % so với năm trước I Sản lượng: 1 Phát hành sản phẩm (sách bổ trợ,

sách ngoại ngữ, sách tham khảo, sách

mô hình trường học mới)

triêu bản• 40,3-50 101,2% 2 Công suất khai thác Tòa nhà HE1D % 100 100

II Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ (bình quân) Tỷ đồng 535-550 103,9

III Loi• • nhuân Tỷ đồng 46-50 104,5

IV cổ tức % 12-15% 100

(Nguôn: Tác giá tự đê xuát)

- Năm 2021-2025 mặc dù phải đầu tư, chi phí nhiều, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn gắng giữ vững chỉ tiêu lợi nhuận, cổ tức như năm giai đoạn 2017-2019.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát

triển Giáo dục Hà Nội

4.2.1. Sử dụng vốn đúng mục đích, tránh lãng phí, that thoát vốn đầu tư

Công ty cần chú trọng công tác quản trị từ khâu huy động, quản lý vốn, sử dụng tài sản. cần xây dựng kế hoạch tài chính để xác định chi phí sử dụng vốn của từng nguồn, cử cán bộ chuyên trách đế theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình hoạt động, quản lý, sử dụng vốn; phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN và chấp hành các quy định của pháp luật. Ke hoạch huy động vốn phải đảm bảo việc lựa chọn nguồn vốn thích hợp, ưu tiên nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn thấp, hạn chế khả năng mất cân đối tài chính có thể xảy ra tạo cho công ty cơ cấu linh hoạt tối ưu.

Cần rà soát các quyết định đầu tư, góp vốn mở rộng sản xuất kinh doanh phải phù họp với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư dàn trải

gây lãng phí, thât thoát vôn. Mọi quyêt định huy động, sử dụng vôn phải dựa trên sự phân tích, tính toán kĩ càng các con số của kì trước, cộng với kế hoạch, định hướng hoạt động của Công ty và những thông tin về biến động thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng cơ bản, triệt đề tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm; quản lý, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn và tài sản tại DN.

Công khai các định mức tiêu chuẩn, chế độ tài chính đã ban hành, các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu; định mức khai thác và

sử dụng máy móc, thiết bị; đơn giá tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

4.2.2. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giảm tỷ trọng các khoản phải thu

Công ty thực hiện chính sách bán hàng trả chậm đối với các khách hàng thường xuyên, có uy tín, việc này tuy không gặp nhiều rủi ro quá lớn. Tuy nhiên, khi cần tăng trưởng dễ dẫn đến việc nợ đọng vốn nếu không tập trung thu hồi công nợ nhanh. Vì vậy, Công ty cần chú ý xây dựng chính sách mềm dẻo, linh

hoạt khi quản trị các khoản phải thu.

Đánh giá năng lực thanh toán của khách hàng trước khi bán chịu: Tiến hành phân loại tuổi nợ, đối tượng nợ, số tiền nợ, thời gian nợ. Cân nhắc tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra quyết định thanh toán nợ phù hợp. Trong trường hợp khách hàng mới, Công ty có thế yêu cầu hàng ký thế chấp, ký cược bảo lãnh, bảo đảm thanh toán của ngân hàng hay một số tổ chức cỏ tiềm

lực về tài chính. Đối với khách hàng lâu năm, có uy tín: có thể áp dụng chính sách tín dụng tốt hơn, cho khách hàng nợ lâu hơn như Công ty đang áp dụng.

Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan/ khách quan mà khách hàng chưa trả nợ. Nguyên nhân nào Công ty có thể khắc phục được để xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp thu hồi từng khoản nợ. Công ty có thể chia sẻ, chủ động gặp gỡ, đàm phán để đưa ra phương thức và thời hạn thu hồi hợp lý. Nếu đó là những khó khăn tạm thời, có thể gia hạn nợ để khách nợ cỏ thêm thời gian huy động vốn và phục hồi sản xuất kinh doanh. Neu chủ đầu tư không có khả năng hoàn trả hoặc

chây ỳ nhăm chiêm dụng vôn, Công ty phải tìm đên cách giải quyêt thông qua toà án, bán nợ hoặc thuê dịch vụ.

cần xem xét cẩn trọng điều khoản trong hợp đồng mua bán, làm rõ quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên khi tham gia giao kết họp đồng. Ngoài việc thỏa thuận chi tiết về hình thức, thời gian thanh toán, điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán,... cần làm rõ cách hình thức giải quyết tranh chấp, xừ phạt, đền bù nếu có sai phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại. Để

làm được điều này, Công ty phải nghiên cứu kỹ chính sách, các quy định pháp luật hiện hành.

Các khoản nợ phải thu của khách hàng cần được theo dõi và quản lý thường xuyên. Điều này tạo điều kiện cho việc ra quyết định trong việc quản lý

nợ: dễ dàng trích xuất, kiểm tra, đối chiếu thông tin. Công ty có thể áp dụng việc kết hợp phân loại nợ theo nhiều tiêu thức: theo khả năng thu hồi, theo hình thức bảo lãnh, theo tính chất khách nợ. Ngoài ra, hình thức chiết khấu thanh toán có thể giúp thúc đẩy công tác thu hồi công nợ, đổi với những khách hàng thường xuyên, uy tín, hợp đồng có giá trị lớn. cần cân nhắc giữa tỉ lệ chiết khấu với lãi

suất ngân hàng bởi khi khách hàng chậm trả cũng có nghĩa vốn doanh nghiệp đang bị chiếm dụng và có thể phải đi vay để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, do đó tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng.

Ngoài các hình thức thu nợ như: gừi thư, gọi điện nhắc nhở, đòi nợ trực tiếp, ta có thể cân nhắc đến việc ủy quyền cho các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tiến hành các thủ tục pháp lý thu hồi nợ, bao thanh toán, sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của các công ty, thực hiện thị trường hóa việc xử lý nợ. Thị trường hóa việc xử lý nợ tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản đối với các khoản nợ tồn đọng cho DN. Mặc dù thị trường mua bán nợ của nước ta đang phát triển, Nhà nước đã có công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC); Công ty quản

lý và khai thác tài sản Việt Nam (VAMC). Đây là những tổ chức xử lý nợ có tính chuyên nghiệp. Vì vậy, những khoản nợ tồn đọng có hồ sơ đầy đủ, áp dụng phương thức này sẽ sớm mang lại kết quả. Bên cạnh đó, Công ty có thể nâng cao

năng lực cán bộ thu nợ: tác phong chuyên nghiệp, biêt năm băt tâm lý, xử lý khôn khéo, nghiêm túc khi đưa ra yêu cầu trả nợ.

4.2.3. Điều chỉnh cơ cẩu nguồn von hợp lý

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cho thấy Công ty chưa có hiệu quả trong sử dụng vốn kinh doanh, cần đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn cho tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án; cơ cấu lại tài sản bằng cách chuyển nhượng, sáp nhập các dự án, các khoản đàu tư không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.

Hiện tại, HEID có tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỉ lệ 47% trên tống nguồn vốn Với tỷ lệ này thì cơ cấu nguồn vốn đang tạm thời cân đối khi nợ phải trả và chủ sở hữu gần tương đương nhau (vốn chủ sở hữu 53%), tuy nhiên hạn chế của việc sừ dụng vốn chủ sỡ hữu nhiều là hiệu suất sử dụng vốn không cao và công ty không tận dụng được đòn bẩy tài chính trong sản xuất kinh doanh.

Với nhu cầu chi tiêu, giá cả vật tư biến động, nợ gốc và lãi vay thường xuyên đến hạn thì để đáp ứng được kịp thời các nhu cầu sản xuất kinh doanh ổn định, Công ty cần có một lượng tiền dự trữ nhất định đề đảm bảo cho các khoản thanh toán tức thời, trả nợ gốc vay và lãi vay ngân hàng, mua sắm vật tư dự trữ do tình biến động về giá vật tư đầu vào,.... Việc này có thể cải thiện bằng việc thúc đẩy khả năng thu hồi vốn, tiến độ thanh toán của chủ đầu tư, tốc độ thực hiện dự án,...

4.2.4. Tăng cường công tác quăn lý hàng tồn kho

HEID có vòng quay hàng tồn kho giảm dần (2,5-2,4). Việc tăng giá trị hàng hoá tồn kho có thể xuất phát từ chính sách dự trữ hàng hoá để tránh rủi ro về giá cả nguyên vật liệu đầu vào nhưng cũng thế hiện việc Công ty quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, một lượng vốn của Công ty ứ đọng mà chưa chuyển hóa được thành tiền. Lượng hàng tồn kho dự trữ của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (31-37%).

Hơn nữa, đặc điểm hoạt động của công ty là quy mô sản xuất kinh doanh có nhiều sản phẩm đa dạng từ giấy, mực, bản in đòi hởi nguồn nguyên liệu vật liệu đầu vào phải kịp thời với xu thế chung của ngành xuất bản luôn thay đối và phát triển. Nếu nguyên liệu vật liệu để tồn đọng lâu dẫn tới lạc hậu, kém phẩm chất, hư hỏng không thể dùng được. Công ty có thể đẩy mạnh công tác quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)