Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giảm tỷ trọng các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 81)

5. Ket cấu của luận văn:

4.2.2. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, giảm tỷ trọng các khoản phải thu

Công ty thực hiện chính sách bán hàng trả chậm đối với các khách hàng thường xuyên, có uy tín, việc này tuy không gặp nhiều rủi ro quá lớn. Tuy nhiên, khi cần tăng trưởng dễ dẫn đến việc nợ đọng vốn nếu không tập trung thu hồi công nợ nhanh. Vì vậy, Công ty cần chú ý xây dựng chính sách mềm dẻo, linh

hoạt khi quản trị các khoản phải thu.

Đánh giá năng lực thanh toán của khách hàng trước khi bán chịu: Tiến hành phân loại tuổi nợ, đối tượng nợ, số tiền nợ, thời gian nợ. Cân nhắc tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra quyết định thanh toán nợ phù hợp. Trong trường hợp khách hàng mới, Công ty có thế yêu cầu hàng ký thế chấp, ký cược bảo lãnh, bảo đảm thanh toán của ngân hàng hay một số tổ chức cỏ tiềm

lực về tài chính. Đối với khách hàng lâu năm, có uy tín: có thể áp dụng chính sách tín dụng tốt hơn, cho khách hàng nợ lâu hơn như Công ty đang áp dụng.

Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan/ khách quan mà khách hàng chưa trả nợ. Nguyên nhân nào Công ty có thể khắc phục được để xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp thu hồi từng khoản nợ. Công ty có thể chia sẻ, chủ động gặp gỡ, đàm phán để đưa ra phương thức và thời hạn thu hồi hợp lý. Nếu đó là những khó khăn tạm thời, có thể gia hạn nợ để khách nợ cỏ thêm thời gian huy động vốn và phục hồi sản xuất kinh doanh. Neu chủ đầu tư không có khả năng hoàn trả hoặc

chây ỳ nhăm chiêm dụng vôn, Công ty phải tìm đên cách giải quyêt thông qua toà án, bán nợ hoặc thuê dịch vụ.

cần xem xét cẩn trọng điều khoản trong hợp đồng mua bán, làm rõ quyền hạn và trách nhiệm mỗi bên khi tham gia giao kết họp đồng. Ngoài việc thỏa thuận chi tiết về hình thức, thời gian thanh toán, điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán,... cần làm rõ cách hình thức giải quyết tranh chấp, xừ phạt, đền bù nếu có sai phạm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên còn lại. Để

làm được điều này, Công ty phải nghiên cứu kỹ chính sách, các quy định pháp luật hiện hành.

Các khoản nợ phải thu của khách hàng cần được theo dõi và quản lý thường xuyên. Điều này tạo điều kiện cho việc ra quyết định trong việc quản lý

nợ: dễ dàng trích xuất, kiểm tra, đối chiếu thông tin. Công ty có thể áp dụng việc kết hợp phân loại nợ theo nhiều tiêu thức: theo khả năng thu hồi, theo hình thức bảo lãnh, theo tính chất khách nợ. Ngoài ra, hình thức chiết khấu thanh toán có thể giúp thúc đẩy công tác thu hồi công nợ, đổi với những khách hàng thường xuyên, uy tín, hợp đồng có giá trị lớn. cần cân nhắc giữa tỉ lệ chiết khấu với lãi

suất ngân hàng bởi khi khách hàng chậm trả cũng có nghĩa vốn doanh nghiệp đang bị chiếm dụng và có thể phải đi vay để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, do đó tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng.

Ngoài các hình thức thu nợ như: gừi thư, gọi điện nhắc nhở, đòi nợ trực tiếp, ta có thể cân nhắc đến việc ủy quyền cho các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tiến hành các thủ tục pháp lý thu hồi nợ, bao thanh toán, sử dụng dịch vụ thu hồi nợ của các công ty, thực hiện thị trường hóa việc xử lý nợ. Thị trường hóa việc xử lý nợ tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản đối với các khoản nợ tồn đọng cho DN. Mặc dù thị trường mua bán nợ của nước ta đang phát triển, Nhà nước đã có công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC); Công ty quản

lý và khai thác tài sản Việt Nam (VAMC). Đây là những tổ chức xử lý nợ có tính chuyên nghiệp. Vì vậy, những khoản nợ tồn đọng có hồ sơ đầy đủ, áp dụng phương thức này sẽ sớm mang lại kết quả. Bên cạnh đó, Công ty có thể nâng cao

năng lực cán bộ thu nợ: tác phong chuyên nghiệp, biêt năm băt tâm lý, xử lý khôn khéo, nghiêm túc khi đưa ra yêu cầu trả nợ.

4.2.3. Điều chỉnh cơ cẩu nguồn von hợp lý

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cho thấy Công ty chưa có hiệu quả trong sử dụng vốn kinh doanh, cần đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu vốn để có cơ chế xử lý bổ sung vốn cho tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, hạn chế thất thoát vốn do kéo dài thời gian dự án; cơ cấu lại tài sản bằng cách chuyển nhượng, sáp nhập các dự án, các khoản đàu tư không hiệu quả hoặc chưa cấp thiết để tập trung nguồn lực cho hoạt động kinh doanh chính.

Hiện tại, HEID có tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỉ lệ 47% trên tống nguồn vốn Với tỷ lệ này thì cơ cấu nguồn vốn đang tạm thời cân đối khi nợ phải trả và chủ sở hữu gần tương đương nhau (vốn chủ sở hữu 53%), tuy nhiên hạn chế của việc sừ dụng vốn chủ sỡ hữu nhiều là hiệu suất sử dụng vốn không cao và công ty không tận dụng được đòn bẩy tài chính trong sản xuất kinh doanh.

Với nhu cầu chi tiêu, giá cả vật tư biến động, nợ gốc và lãi vay thường xuyên đến hạn thì để đáp ứng được kịp thời các nhu cầu sản xuất kinh doanh ổn định, Công ty cần có một lượng tiền dự trữ nhất định đề đảm bảo cho các khoản thanh toán tức thời, trả nợ gốc vay và lãi vay ngân hàng, mua sắm vật tư dự trữ do tình biến động về giá vật tư đầu vào,.... Việc này có thể cải thiện bằng việc thúc đẩy khả năng thu hồi vốn, tiến độ thanh toán của chủ đầu tư, tốc độ thực hiện dự án,...

4.2.4. Tăng cường công tác quăn lý hàng tồn kho

HEID có vòng quay hàng tồn kho giảm dần (2,5-2,4). Việc tăng giá trị hàng hoá tồn kho có thể xuất phát từ chính sách dự trữ hàng hoá để tránh rủi ro về giá cả nguyên vật liệu đầu vào nhưng cũng thế hiện việc Công ty quản lý hàng tồn kho chưa thực sự hiệu quả, một lượng vốn của Công ty ứ đọng mà chưa chuyển hóa được thành tiền. Lượng hàng tồn kho dự trữ của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (31-37%).

Hơn nữa, đặc điểm hoạt động của công ty là quy mô sản xuất kinh doanh có nhiều sản phẩm đa dạng từ giấy, mực, bản in đòi hởi nguồn nguyên liệu vật liệu đầu vào phải kịp thời với xu thế chung của ngành xuất bản luôn thay đối và phát triển. Nếu nguyên liệu vật liệu để tồn đọng lâu dẫn tới lạc hậu, kém phẩm chất, hư hỏng không thể dùng được. Công ty có thể đẩy mạnh công tác quản lý hàng tồn kho qua các phương thức”

Xác định thị hiếu, nhu cầu thị trường, biến động về tình hình kinh tế xã hội để hoạch định lượng hàng để dự trữ

Xây dựng uy tín đối với nhà cung cấp để có nguồn hàng ổn định và kịp thời.

Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng hệ thống kho bãi, áp dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản hàng tồn kho để đảm bảo chất lượng, sắp xếp hàng tồn kho một cách hợp lý để phục vụ cho quá trình tìm kiếm, vận chuyển dễ dàng.

Đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên về nghiệp vụ để có khả năng phản ứng với những sự cố bất ngờ như thiên tai, trộm cắp, trà trộn hàng hỏa,..

Áp dụng các phần mềm quản lý kho để hồ trợ quá trình kiểm kê, luân chuyền hàng hóa, cảnh báo kịp thời lượng hàng chạm mức tối đa/ tối thiểu.

Rà soát lại hàng tồn kho đế tận dụng những loại nguyên vật liệu tồn lâu ngày có thể sử dụng được, đẩy nhanh công tác bán hàng, giao cho các chi nhánh kinh doanh chào hàng và tăng cường công tác tiêu thụ. Xác định lại lượng hàng tồn kho sao cho vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất của chu kỳ sau nhưng số lượng tồn phải giảm.

Trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đề phòng rủi ro.

4.2.5. Tăng cường quản lý, sử đụng tài sản cố định và von co định, nâng cao hiệu suất tài sản co định, von co đinh

Việc đầu tư TSCĐ là dây chuyền sản xuất sợi quang với giá trị tài sản lớn (lớn hơn cả vốn chủ sở hữu) đã chiếm dụng vào một phần vốn sản xuất kinh doanh của Công ty và Công ty cần đấy mạnh lợi thế mà giá trị tài sản mang lại để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt mực tiêu đã đề ra.

Tận dụng và khai thác công suât máy móc thiêt bị, bô trí dây chuyên sản xuất khoa học, hợp lý, tránh tình trạng ngừng làm việc của TSCĐ để giảm chi phí khấu hao.

Cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa để tránh các hư hỏng bất thường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, khi TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng hoặc lạc hậu phải mạnh dạn thay thế, đổi mới để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định của DN. Tính và phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh cho phù hợp với quá trình sử dụng TSCĐ nhằm bù đắp các hao mòn và thu hồi số vốn cố định đã đầu tư ban đàu để tái mở rộng sản xuất.

Nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ của tùng nhân viên. Theo dõi, quản lý và phân loại TSCĐ theo các tiêu chí hợp lý, phân cấp quản lý và giám sát cho từng phân xưởng, phòng ban. Dùng phần mềm quản lý tài sản để hồ trợ, giúp tiết kiệm nhân lực, thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng theo dõi và truy xuất thông tin.

Phân tán rủi to bằng cách đa dạng hóa các hoạt động đầu tư. Không đầu tư dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động đầu tư do nguồn vốn ngắn hạn thường chịu lãi suất cao.

4.2.6. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng

Công ty có thể đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm bằng cách tăng cường năng lực của bộ phận kinh doanh trong việc phát triển khách hàng mới. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, giao mục tiêu doanh thu cho từng Nhóm khách hàng, từng thị trường và từng sản phẩm mới. Việc các bộ phận kinh doanh được thu gọn và tập trung sẽ giúp: Thông tin về định hướng sản phẩm, thị trường, khách hàng được chuyển tải tập trung, rõ ràng; bộ máy tinh gọn, hiệu quả giúp Công ty có nguồn ngân sách để điều chỉnh các chính sách khen thưởng, đào tạo...;

Ngoài ra, cần đào sâu nghiên cứu thị trường trong nước về quy mô, nhu cầu, dự đoán xu hướng để cho ra mắt những sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ thỏa mãn thị hiếu. Có thể sử dụng các phương pháp truyền thống như trực tiếp trao đổi với khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ, triến

lãm cho đên thuê đơn vị chuyên nghiệp bên ngoài. Tăng cường việc chia sẻ thông tin từ các bộ phận kinh doanh để các bộ phận nắm rõ “khoảng trống thị trường” của các khách hàng hiện tại.

Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của HEID cần được quan tâm thích đáng. Trong bộ máy tổ chức của Công ty không có bộ phận truyền thông - marketing, Công ty có thể cân nhắc để thành lập một phòng ban hoặc thuê đơn vị bên ngoài. Thương hiệu của HEID được tạo lập bằng bề dày hơn 10 năm hoạt Việc đẩy mạnh về truyền thông sẽ giúp hình ảnh HEID có độ phủ sóng rộng hơn, mở rộng tệp khách hàng

Cần tránh sự chủ quan, theo sát tình hình thị trường, đối thủ trong công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu, báo giá. Công ty nên sao sát hơn trong phân công công việc giữa nhân sự có trách nhiệm chăm sóc khách hàng và nhân sự chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thầu, báo giá, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, nâng cao năng lực nhân sự bộ phận này để tăng khả năng trúng những gói thầu lớn: phân tích thông tin, dự báo nhu cầu, kế hoạch của khách hàng, định hướng

khách hàng về sản phẩm/thời gian thực hiện/chính sách bảo hành/dịch vụ hỗ trợ... Để tạo ra lợi thế cho HEID

Nâng cao sự phối họp giữa bộ phận kinh doanh với các bộ phận khác như: Phòng Kinh doanh, Phòng Kinh doanh cửa hàng, Phòng sản xuất và phòng Kho vận. Do hoạt động này chưa thực sự hiệu quả mà tỷ lệ các đơn hàng bị chậm tiến độ, trong đó có cả việc chậm tiến độ chiến lược do bộ phận kinh doanh dù biết việc thực hiện theo tiến độ là bất khả thi nhưng vẫn phái cam kết với khách hàng và chấp nhận việc bị phạt chậm tiến độ). Việc bộ phận kinh doanh phải đàm phán, thương lượng với nhiều đầu mối vì cách thức tổ chức hệ thống cửa hàng như hiện tại của Công ty cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong chậm tiến độ. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh cần có tiếng nói hơn trong việc xác định giá bán, chủ động hơn trong việc bán hàng bởi trong hoạt động kinh doanh thì có những thời điểm để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thì giá bán có thể chỉ cần đủ bù đắp chi phí, thậm chí là chỉ bù đắp “chi phí biến đổi”.

Năm băt các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hiệp định mới đê đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp và đề phòng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

4.2.7. Tiết kiệm chỉ phi sản xuất kỉnh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy sự gia tăng về tỷ trọng chi phí, điều này thể hiện Công ty cần có những giải pháp nhất định để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đối với nguyên vật liệu, nếu có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế thì Công ty nên linh hoạt tìm kiếm nhằm lựa chọn được những nguyên liệu, vật liệu rẻ hon mà vẫn đảm bào chất lượng cần thiết, giữ chữ tín với khách hàng. Muốn vậy đội ngũ kĩ sư, bộ phận mua hàng phải có sự tìm tòi, ham học hỏi và cập nhật thông tin để có thể đưa nguyên vật liệu có hiệu quả kinh tế hơn vào sản xuất.

Xác định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu họp lý để tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao ý thức trách nhiệm cảu người lao động trong sàn xuất kinh doanh.

Giảm chi phí mua hàng, chi phí vốn lưu động thông qua việc mua sắm tập trung để có được chính sách giá tốt và điều kiện thanh toán, công nợ tốt.

Xây dựng hệ thống tiền lương dựa trên năng suất lao động, kiểm tra định mức lao động và đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tỷ lệ thuận với tốc độ tăng thu nhập thực tế. Xác định tồng quỹ tiền lương dựa trên định mức lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng quỹ này đúng mục đích, không chi tùy tiện.

Loại bở các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt các chi phí phát sinh: tinh giảm bộ máy quản lý; đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động; tăng cường kiểm tra, giám sát công nợ, theo dõi thay đổi về chi phí, tinh trạng xuất nhập kho của nguyên vật liệu; xây dựng định mức chi tiêu, yêu cầu chứng từ hợp lệ đối với các chi phí phục vụ cho việc tiếp khách, hội họp, đối ngoại,...

Có sự nhìn lại và đánh giá, phân tích các chi phí định kì để có kế hoạch quản lý, chi tiêu phù hợp, tối ưu hóa chi phí cho giai đoạn sau.

4.2.8. Đào tạo, bôi dưỡng và phát triên nguôn nhân lực

Nguồn lực con người là tài sản vô giá đối với mồi doanh nghiệp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng và phát triến đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)