5. Ket cấu của luận văn:
4.2.6. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng
Công ty có thể đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm bằng cách tăng cường năng lực của bộ phận kinh doanh trong việc phát triển khách hàng mới. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, giao mục tiêu doanh thu cho từng Nhóm khách hàng, từng thị trường và từng sản phẩm mới. Việc các bộ phận kinh doanh được thu gọn và tập trung sẽ giúp: Thông tin về định hướng sản phẩm, thị trường, khách hàng được chuyển tải tập trung, rõ ràng; bộ máy tinh gọn, hiệu quả giúp Công ty có nguồn ngân sách để điều chỉnh các chính sách khen thưởng, đào tạo...;
Ngoài ra, cần đào sâu nghiên cứu thị trường trong nước về quy mô, nhu cầu, dự đoán xu hướng để cho ra mắt những sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ thỏa mãn thị hiếu. Có thể sử dụng các phương pháp truyền thống như trực tiếp trao đổi với khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ, triến
lãm cho đên thuê đơn vị chuyên nghiệp bên ngoài. Tăng cường việc chia sẻ thông tin từ các bộ phận kinh doanh để các bộ phận nắm rõ “khoảng trống thị trường” của các khách hàng hiện tại.
Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của HEID cần được quan tâm thích đáng. Trong bộ máy tổ chức của Công ty không có bộ phận truyền thông - marketing, Công ty có thể cân nhắc để thành lập một phòng ban hoặc thuê đơn vị bên ngoài. Thương hiệu của HEID được tạo lập bằng bề dày hơn 10 năm hoạt Việc đẩy mạnh về truyền thông sẽ giúp hình ảnh HEID có độ phủ sóng rộng hơn, mở rộng tệp khách hàng
Cần tránh sự chủ quan, theo sát tình hình thị trường, đối thủ trong công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu, báo giá. Công ty nên sao sát hơn trong phân công công việc giữa nhân sự có trách nhiệm chăm sóc khách hàng và nhân sự chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thầu, báo giá, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, nâng cao năng lực nhân sự bộ phận này để tăng khả năng trúng những gói thầu lớn: phân tích thông tin, dự báo nhu cầu, kế hoạch của khách hàng, định hướng
khách hàng về sản phẩm/thời gian thực hiện/chính sách bảo hành/dịch vụ hỗ trợ... Để tạo ra lợi thế cho HEID
Nâng cao sự phối họp giữa bộ phận kinh doanh với các bộ phận khác như: Phòng Kinh doanh, Phòng Kinh doanh cửa hàng, Phòng sản xuất và phòng Kho vận. Do hoạt động này chưa thực sự hiệu quả mà tỷ lệ các đơn hàng bị chậm tiến độ, trong đó có cả việc chậm tiến độ chiến lược do bộ phận kinh doanh dù biết việc thực hiện theo tiến độ là bất khả thi nhưng vẫn phái cam kết với khách hàng và chấp nhận việc bị phạt chậm tiến độ). Việc bộ phận kinh doanh phải đàm phán, thương lượng với nhiều đầu mối vì cách thức tổ chức hệ thống cửa hàng như hiện tại của Công ty cũng là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong chậm tiến độ. Ngoài ra, bộ phận kinh doanh cần có tiếng nói hơn trong việc xác định giá bán, chủ động hơn trong việc bán hàng bởi trong hoạt động kinh doanh thì có những thời điểm để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thì giá bán có thể chỉ cần đủ bù đắp chi phí, thậm chí là chỉ bù đắp “chi phí biến đổi”.
Năm băt các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hiệp định mới đê đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật để bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp và đề phòng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
4.2.7. Tiết kiệm chỉ phi sản xuất kỉnh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy sự gia tăng về tỷ trọng chi phí, điều này thể hiện Công ty cần có những giải pháp nhất định để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với nguyên vật liệu, nếu có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế thì Công ty nên linh hoạt tìm kiếm nhằm lựa chọn được những nguyên liệu, vật liệu rẻ hon mà vẫn đảm bào chất lượng cần thiết, giữ chữ tín với khách hàng. Muốn vậy đội ngũ kĩ sư, bộ phận mua hàng phải có sự tìm tòi, ham học hỏi và cập nhật thông tin để có thể đưa nguyên vật liệu có hiệu quả kinh tế hơn vào sản xuất.
Xác định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu họp lý để tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao ý thức trách nhiệm cảu người lao động trong sàn xuất kinh doanh.
Giảm chi phí mua hàng, chi phí vốn lưu động thông qua việc mua sắm tập trung để có được chính sách giá tốt và điều kiện thanh toán, công nợ tốt.
Xây dựng hệ thống tiền lương dựa trên năng suất lao động, kiểm tra định mức lao động và đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động tỷ lệ thuận với tốc độ tăng thu nhập thực tế. Xác định tồng quỹ tiền lương dựa trên định mức lao động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng quỹ này đúng mục đích, không chi tùy tiện.
Loại bở các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt các chi phí phát sinh: tinh giảm bộ máy quản lý; đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động; tăng cường kiểm tra, giám sát công nợ, theo dõi thay đổi về chi phí, tinh trạng xuất nhập kho của nguyên vật liệu; xây dựng định mức chi tiêu, yêu cầu chứng từ hợp lệ đối với các chi phí phục vụ cho việc tiếp khách, hội họp, đối ngoại,...
Có sự nhìn lại và đánh giá, phân tích các chi phí định kì để có kế hoạch quản lý, chi tiêu phù hợp, tối ưu hóa chi phí cho giai đoạn sau.
4.2.8. Đào tạo, bôi dưỡng và phát triên nguôn nhân lực
Nguồn lực con người là tài sản vô giá đối với mồi doanh nghiệp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng và phát triến đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trình độ cao là mục tiêu mà mọi công ty muốn hướng đến.
Ở HEID, hệ thống mô tã công việc và yêu cầu năng lực cho các vị trí công việc đã được xây dựng. Tuy nhiên, yêu cầu năng lực này đang được thiết kế cho “vừa vặn” với năng lực hiện tại của bộ máy đang đảm nhiệm chứ chưa có tính quy hoạch và hướng tới việc chuẩn bị các năng lực, phát triển đội ngũ cho các mục tiêu của Công ty. Ngoài ra, mức độ gắn kết bộ phận hỗ trợ với bộ phận trực tiếp sản xuất đang được nhận định là một trong các vấn đề càn quan tâm tháo gỡ. Các bộ phận hỗ trợ chỉ tập trung vào việc quản lý tuân thủ mà thiếu tư duy kinh doanh. Vì vậy, cần hoạch định, có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân lực phù hợp với định hướng phát triển Công ty đã đề ra: yêu cầu năng lực cho nhân
sự theo mô hình tổ chức mới; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp được tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ kỳ thuật. Đối với công nhân sản xuất chú trọng về tăng chất lượng. Bố trí người lao động làm công tác đúng chuyên môn phát huy hết năng lực làm việc của người lao động và cán bộ lãnh đạo kết hợp với các đon vị bộ phận đảm bảo kết quả công việc cao nhất.
Với bề dày lịch sử hơn 10 năm tồn tại và phát triển, Công ty có rất nhiều cán bộ đã gắn bó lâu năm với Công ty và chính truyền thống này là sợi dây gắn kết các thành viên của Công ty. Tuy nhiên, chính sự gắn kết này khi đi kèm với một chính sách đãi ngộ theo hướng cào bằng đã trở thành lực cản đối với việc phát triển Công ty. Những nhân sự mới, nhân sự trẻ sẽ bị “hòa tan” và cuốn theo văn hóa làm việc từ từ, đũng đỉnh. Việc xây dựng hệ thống quản lý kết quả công việc theo KP1 đánh giá kết quả công việc, đánh giá năng lực và thực hiện trả
lương theo chức danh, theo năng lực và theo kết quả công việc là một trong những vấn đề HEID cần quan tâm.
Chế độ đãi ngộ của Công ty hiện được xem là chưa cạnh tranh, thu nhập bình quân/người/tháng trong năm 2019 là 12 triệu. Nếu so với mức tiền lương
bình quân mà từ các doanh nghiệp cùng quy mô và cùng bản chât thì mức tiên lương này chưa thực sự cao. Vì vậy, HEID điều chỉnh chính sách lương, thưởng cùng những phúc lợi khác (được mua cổ phàn ưu đãi, được đào tạo nghề, được hưởng trợ cấp mất việc, được hưởng quỳ phúc lợi khen thưởng còn dư tại thời điểm cổ phần hóa công bằng như những người lao động tiếp tục được làm tại
công ty cổ phần, chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng theo thời gian đóng góp... ) để thu hút lao động có trình độ, chuyên môn cao, kinh nghiệm vào làm việc.
4.2.9. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính, đánh giá kết quả sảnxuất kinh doanh xuất kinh doanh
Việc đánh giá kết quả kinh doanh, phân tích tình hình tài chính cần được diễn ra định kì, yêu cầu công tác kế toán phải được hạch toán chính xác, thưởng xuyên cập nhật theo chính sách mới nhất, con số phải chính xác và minh bạch. Nhà quản trị sẽ xử lý thông tin qua việc quá sắp xếp các thông tin theo những
mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được nhàm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng
trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu. Một số khía cạnh mà doanh nghiệp cần tập trung:
- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn: đánh giá quy mô sàn xuất kinh doanh và nguyên nhân sự biến động của chúng, xem sự phân bổ vốn đã hợp lý hay bị ư đọng ở khâu nào không.
- Phân tích kết quả kinh doanh: một số chỉ tiêu cơ bản trên bảng bảo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận khác, Lợi nhuận trước và sau thuế, ngoài ra còn
có các chỉ tiêu như khả năng sinh lời như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tống tài sản và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đế đánh giá khả năng sinh lời của Công ty, cũng là những chỉ số mà nhà đầu tư, đối tác quan tâm.
- Phân tích khả năng thanh toán: tập trung phân tích 2 chỉ tiêu vê khả năng thanh toán đó là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh
để đánh giá khả năng chi trả các khoản mục của Công ty
- Phân tích khả năng hoạt động: phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay tổng tài sàn bằng cách so sánh các chi tiêu này về cả sổ tuyệt đối và số tương đối để nam được tình hình hàng tồn kho, hiệu quả sừ dụng tài sản.
Việc đánh giá này để thấy hiệu quả hoạt động, tìm ra những chồ vướng mắc, rút ra bài học từ những kì trước và đưa ra dự đoán, quyết định định hướng trong tương lai của Công ty.
KẾT LUẬN
Vôn kinh doanh là tiên đê của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hợp lý là nhiệm vụ mà doanh nghiệp nào cũng muốn hoàn thành tốt. Việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả không chì đem lại lợi nhuận cao mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp gia tăng sản xuất, tích lũy, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ và nâng cao vị thế cạnh tranh.Vi vậy, quản lý, sử dụng vốn kinh doanh thế nào cho hiệu quả có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng, có tính chất quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Do đó việc tố chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang là vấn đề mang tính thời sự cấp bách, không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Doanh nghiệp mà còn giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trường của nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội đã nhận thức được điều này và có những hành động nhất định để quản lý vốn kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, HEID đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện nhiều mặt ưu điểm song cũng bộc lộ hạn chế nhất định trong công tác quản lý và sử dụng vốn. Luận văn “ Quản lý vổn tại Công ty cồ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục
Trên đây là tình hình thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị sử dụng vốn kinh doanh nói riêng của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục. Trong thời gian làm việc tại Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu về đề tài “Quản lý vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục”, trên cơ sở những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn kinh doanh tại Công ty. Em hy vọng rằng luận văn này sẽ góp phần đưa ra những đánh giá
và các giải pháp gợi ý đê Công ty đưa ra các quyêt định đúng đăn nhăm cài thiện tình hình hiện nay và hoàn thiện quản lý sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Với những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tế, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do sự hiểu biết và kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy cô giáo và ban đoc đế luân văn đươc hoàn thiên hem./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16.
Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2010). Giáo trĩnh Phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013). Giảo trình Tài chính doanh nghiệp.
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Nguyễn Hải Sản (2012), Quản trị tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.
Lưu Thiên Hương, Vũ Huy Hào, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiến (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính.
Nguyễn Văn Thuận(2019), Giáo trình Quản trị tài chính, Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, lý thuyết và thực hành, Nxb. Tài chính, Hà Nội.
Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2004), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Luật doanh nghiệp 2014
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội, Hệ thống bảo cáo tài chinh năm 2016, 2017, 2018, 2019, Hà Nội.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội, Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2016, 2017, 2018, 2019, Hà Nội.
Bộ Tài chính, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Đoàn Thục Quyên (2015), Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứ khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tể, Học viện Tài chính
Cao Văn Kế (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh