4. Kết cấu luận văn
1.3.1. Khái niệm dự báo tài chính
Dự báo trong tài chính DN là quá trình xem xét thời kỳ trong quá khứ, nhìn
nhận tình hình tài chính hiện tại và ước định ở tương lai đặt trong một viễn cảnh
nhất đinh nào đó.
“Dự báo báo cáo tài chính là quá trình thiêt lập các chỉ tiêu dự đoán cho các
báo cáo tài chính của DN trong tương lai dưới dạng định lượng hoặc tường minh, nhàm định hướng và kiểm chứng cho tình hình và hoạt động tài chính của DN trong
một tương lai xác định” ( Theo Giáo trình phân tích tài chỉnh DN trang 31 ỉ của tác
giả Ngô Thế Chi năm 2009).
Vai trò của dự báo báo cáo tài chính: Dự báo tài chính có ý nghĩa đối với nhiều chủ thể quan tâm đến thông tin tài chính của DN, cụ thể:
- Đối với nhà quản lý DN: giúp cho các nhà quản lý thấy được triển vọng tài chính của DN, xác định rõ ràng mục tiêu tài chính mà DN hướng tới trong tương lai, từ đó cân nhắc tính khả thi của các quyết định đầu tư hay tài trợ. Ngoài ra, dự
báo tài chính còn là công cụ giúp nhà quản lý thực hiện tốt việc điều hành các hoạt động kinh doanh - tài chính của DN và chuẩn bị các phương án để chủ động ứng
phó với các biến động trong kinh doanh.
- Đối với DN: giúp DN có phương hướng, mục tiêu rõ ràng cho hoạt động tài chính của DN trong tương lai, đồng thời cung cấp cơ sở để đánh giá, phân tích,
kiềm chứng các hoạt động tài chính của DN theo mục tiêu đà đề ra, đảm bảo cho DN luôn ở trạng thái cân bằng tài chính, cải thiện sự ổn định và phát triển của DN.
- Đối với nhà đầu tư: Dự báo tài chính giúp các nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá khả năng tài chính trong tương lai của DN, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
- Đối với nhà cung cấp tín dụng: dự báo tài chính cung cấp thông tin cho nhà
cung cấp tài chính, để họ có thể đưa ra các quyết định cho vay giảm thiểu rủi ro
nhất, điều chỉnh hợp đồng vay...thí ch hợp với tình hình DN.
- Đối với khách hàng và nhà cung cấp DN: việc dự báo tài chính giúp đối
tượng này có một cách nhìn nhận rõ ràng hơn cho quyết định kinh doanh của họ.
Để dự báo tài chính DN, ta cần tập trung vào dự báo Bảng cân đối kế toán của DN, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự báo nhu cầu vốn bằng tiền. Bởi lẽ hệ thống báo cáo này thể hiện mục tiêu tài chính mà DN cần đạt tới trong
tương lai.
DN cần phải có một lượng vốn nhất định nếu muốn tiến hành quá trình sản
xuất, kinh doanh. Lượng vốn mà DN cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh
doanh nhiêu hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của DN. Một trong những chỉ
tiêu biểu hiện quy mô hoạt động cùa DN là doanh thu thuần (doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần hoạt động kinh doanh). Nhu cầu về
vốn của DN chính là số vốn cần thiết để DN tiến hành kinh doanh phù họp với từng
quy mô hoạt động. Nhu cầu về vốn đòi hởi sự cân bằng với đầu tư và quy mô hoạt
động. Vì thế, khi doanh thu thay đổi, nhu cầu về vốn cũng thay đổi theo. Sự thay
đổi đó không nhất thiết phải theo một tỷ lệ cố định bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào hiệu
quả sử dụng vốn.
Do vậy, trong thực tiễn quản lý tài chính luôn nảy sinh nhu cầu "ước tính" về vấn đề định hướng cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược. Nhu cầu ước tính đó chính là nhu cầu dự báo các chỉ tiêu tài chính và
lập kế hoạch tài chính.
Để dự báo các chỉ tiêu tài chính của DN, trước hết cần chọn các khoản mục
trên các báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế
toán) có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi. Việc lựa chọn này được dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần với từng khoản mục. Trên cơ sở đó, sẽ dự báo trị số của từng chỉ tiêu trong kỳ tới.
Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin để người sử dụng đánh giá tinh hình tài chính của DN hiện tại và dự báo tình trạng tài chính trong tương lai. Muốn thực hiện được mục tiêu đó người ta phải thông qua các báo cáo tài chính, như vậy, dự
báo các báo cáo tài chính cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trị DN mà còn
cần thiết đối với cả những người sử dụng thông tin ngoài DN.
1,3.2. Ỷ nghĩa của dự báo tài chính
Dự báo và lập kế hoạch tài chính có ý nghĩa đối với nhiều đối tượng quan
tâm đến thông tin tài chính doanh nghiệp. Đối với nhà quản lý, dự báo tài chính sẽ
giúp nhà quản lý các cấp từ cao đến thấp chủ động trong kế hoạch tài chính. Đối với
các nhà đầu tư, dự báo tài chính giúp nhà đầu tư có căn cứ rõ ràng hơn trong việc
đánh giá triển vọng tương lai của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư
họp lý. Đối với nhà cho vay, dự báo tài chính của doanh nghiệp là một kênh thồng
tin giúp họ đưa ra các quyết định nhằm giảm hiểu rủi ro cho các quyết định cho vay,
điêu chỉnh hợp triệu đông cho vay hay sử dụng các công cụ tài chính thích hợp. Đôi với khách hàng và nhà cung cấp cùa doanh nghiệp, dự báo tài chính doanh nghiệp giúp các đối tượng này có nhìn nhận rõ ràng hơn trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của minh. Ngoài ra, dự báo tài chính còn là căn cứ giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh lớn như quyết định sáp nhập, giải thế, mua bán, chia tách doanh nghiệp.
1.3.3. Nội dung chủ yếu của dự báo
1.33.1. Phương pháp dự bảo trên cơ cở hệ thống dự toán sản xuất- kinh doanh
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc lập dự toán hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện được phương pháp này, doanh nghiệp cần có những điều tra thực tế nhất định để ước lượng được mức tiêu thụ và doanh thu dự kiến. Việc này hoàn toàn mang tính xét đoán chủ quan, do đó cần có
nhiều dữ kiện hỗ trợ nhằm đưa ra mức doanh thu dự kiến họp lý nhất. Hơn nữa,
cũng cần căn cứ vào dữ kiện doanh thu tiêu thụ trong quá khứ đề ước tính mức doanh thu trong tương lai. Căn cứ vào dự toán tiêu thụ và lượng tồn kho kỳ vọng, có
thể xác định số lượng sản xuất dự kiến. Đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện dự toán
các loại chi phí hinh thành sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào các mức chi phí và kế
hoạch hoạt động cụ thế, doanh nghiệp dự toán từng khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh theo từng yếu tố từng địa điểm phát sinh, kết hợp với dự toán tiêu thụ để
lập dự toán tiền, dự toán báo cáo KQKD và dự toán bảng cân đối kế toán. Căn cứ
vào dự toán giá hàng bán, dự toán chi phí hoạt động, kế hoạch thu tiền và chi tiền
trong kỳ, có thể xác định được nhu cầu vốn bổ sung theo từng thời điểm trong năm.
Mục tiêu của phương pháp này chủ yếu sử dụng cho quản trị nội bộ trong doanh nghiệp nhiều hơn là phục vụ cho các đối tượng quan tâm bên ngoài. Kỳ dự báo theo phương pháp này có thể được lập theo từng năm, sau đó tính toán chi tiết
theo từng quý hoặc tháng.
1.33.2. Phương pháp dự báo dựa theo tỉ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu căn cứ vào dự báo mức tiêu thụ và từ đó ước lượng mức doanh thu, tuy nhiên nó không chia nhở các yếu tố chi phí
đê dự toán mà thực hiện ước lượng tòng chỉ tiêu theo doanh thu, lây doanh thu làm
gốc để xác định các chỉ tiêu còn lại.
Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đe dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, người ta phải dựa vào các giả thiết về doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí tài chính trong mối quan hệ với các khoản tiền vay, các
khoản đầu tư.
Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo được dự báo dựa trên mẫu của Báo cáo
kết quả kinh doanh thực tế theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Việc
dự báo Báo• cáo kết quả 1 •kinh doanh được •bắt đầu từ việc dự • báo doanh thu. Doanh
thu được dự báo dựa trên các thông tin hiện có về tình hình kinh tế thị trường, nhu cầu của khách hàng, doanh thu của doanh nghiệp trong những năm trước. Đe có thể
xác định doanh thu người ta có thể sử dụng phương pháp tỉ lệ, phương pháp hồi quy hoặc phương pháp phân tích dãy số thời gian.
Sau khi dự báo doanh thu, tiến hành dự báo giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý biển đổi. Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý biến đổi được dự báo dựa theo kinh nghiệm nhiều năm của doanh nghiệp và thường chiếm tỉ lệ nào đó trong tống doanh thu của mỗi loại sản phẩm.
Các bước lập dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Dự báo doanh thu
Doanh thu được dự báo ở đây là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu chi phối hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Dự báo doanh thu là cơ sở để có được các chỉ tiêu tài chính dự báo hợp lý.
Dự báo doanh thu bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong những thời kỳ trước đó, thông thường, xem xét doanh thu trong khoảng từ 3 đến 5 năm trước đó. Ngoài ra, cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm cùa doanh thu.
Ngoài ra, để dự báo doanh thu một cách chính xác nhất, ta cần quan tâm đến
các yêu tô như sau:
- Triển vọng của nền kinh tế;
- Môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; - Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay;
- Mối đe dọa từ việc tham gia vào thị trường của các doanh nghiệp mới.
Dự các chỉ tiêu trên Báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trước khi dự báo các chỉ tiêu trên BCKQKD, cần tiến hành dự báo doanh thu. Doanh thu được dự báo dựa trên tình hình kinh tể- xã hội tại thời điểm hiện tại
và tương lai. Ngoài ra, cần dựa vào tỉnh hình doanh thu trong quá khứ cùa doanh nghiệp.
Do việc dự • • báo chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được thực• • hiện• theo tỉ lệ • phần1
trăm so với doanh thu nên nhà phân tích cần xác định các chỉ tiêu biến đối theo doanh thu và dự báo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu đó. Đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng và
quản lí doanh nghiệp là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu với việc quyết định tới
tỉ suất lợi nhuận gộp và tỉ suất lợi nhuận thuần của doanh nghiệp.
Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cãn đối kế toán
Dự báo các chỉ tiêu trên BCĐKT, thực chất là xác định các chỉ tiêu để lập
BCĐKT dự báo, đây là báo cáo dự báo về tài sản, công nợ và nguồn vốn tại thời
điểm cuối kỳ của kỳ dự báo. Báo cáo này dựa trên mẫu của BCĐKT thực tế và có
mối quan1 hệ• chặt• • chẽ với BCKQKD dự • báo. số dư của khoản mục lợi• nhuận• trên
BCĐKT dự báo căn cứ vào lợi nhuận dự báo trên BCKQKD dự báo
Đối với BCĐKT, các khoản phải thu khách hàng, hàng tồn kho, và phải trả
người bán do các ti lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục này thể hiện ki thu tiền bán hàng, thời gian lưu hàng và kì trả tiền mua hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra các khoản mục tiền, phải trả người lao động hay chi phí phải trả cũng có thể dự đoán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu do các khoản mục này cũng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên khi lập BCĐKT dự báo thường xảy ra tình trạng không cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn. Có 2 trường hợp có thể xảy ra khi dự báo BCĐKT như sau:
- Tổng tài sản lớn hơn tổng nguồn vốn: Khi đó BCĐKT dự báo thể hiện nhu
câu cân có nguôn vôn bô sung nêu doanh nghiệp thực hiện theo đúng chiên lược về tài sản.
- Tổng nguồn vốn lớn hơn tổng tài sản: Khi đó BCĐKT dự báo chỉ ra sự dư thừa nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể dùng đầu tư thêm hoặc bớt.
Để giải quyết 2 trường hợp này người ta bổ sung thêm khoản mục “Nhu cầu vốn bổ sung” vào BCĐKT dự báo. Đây là khoản mục chỉ có trong BCĐKT dự báo.
Nếu khoản mục này dương có nghĩa là nhu cầu tài sản lớn hơn nguồn vốn và như
vậy doanh nghiệp cần phải tìm thêm nguồn tài trợ. Ngược lại, nếu khoản mục này âm thể hiện lượng vốn dư thừa mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư
Dự• báo các hệ• số tài chính
Dựa vào Bảng cân đối kế toán dự báo và Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo,
ta sẽ tính toán được một số hệ số tài chính dự báo cơ bản của công ty như: khả năng
thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, hệ số nợ trên tổng tài sản, tỉ suất
lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ suất lợi
nhuận trên doanh thu (ROS),...
1.3.3. Quy trình thực hiện dự báo
Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu được thể hiện qua sáu bước như sau:
Bước 1: Dự báo doanh thu
Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu
Bước 3: Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh
Bước 4: Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và nhu cầu vốn bổ sung
Bước 5: Điều chỉnh dự báo
Bước 6: Dự báo các hệ số tài chính
1.3.4. Căn cứ đế thực• hiện dự• • báo
1.3.4.1. Phương pháp dự báo trên cơ cở hệ thong dự toán sán xuất - kinh doanh
Đe thực hiện được phương pháp này, doanh nghiệp cần có những điều tra
thực • tế nhất định • để ước lượng được • <^2 • mức tiêu thụ• và doanh thu dự kiến. Việc • • nàyJ
hoàn toàn mang tính xét đoán chủ quan, do đó cần có nhiều dữ kiện hỗ trợ nhàm đưa ra mức doanh thu dự kiến hợp lý nhất. Hơn nữa, cũng cần căn cứ vào dữ kiện
doanh thu tiêu thụ trong quá khứ đê ước tính mức doanh thu trong tương lai. Căn cứ vào dự toán tiêu thụ và lượng tồn kho kỳ vọng, có thế xác định số lượng sản xuất dự kiến. Đây là cơ sở đề tiếp tục thực hiện dự toán các loại chi phí hình thành sản phấm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào các mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp dự
toán từng khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh theo từng yếu tố từng địa điểm