4. Kết cấu luận văn
4.1. Dự báo tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC giai đoạn 2021-
2021 - 2023
4.1.1. Dự báo doanh thu của Công ty cồ phần Dược phẩm OPC trong giai đoạn
2021 - 2023
• Căn cứ phương hướng phát triển trong năm 2021 của OPC
về công nghệ sản xuất trong năm 2021, OPC tiếp tục đầu tư công nghệ và
hoàn thiện quy trình sản xuất theo quy định GPs và hệ thống quản lỷ chất lượng
ISO 9001:2015.
về định vị chiến lược, Công ty tiếp tục phát triển hệ thống phân phối OTC đồng thời tập trung phát triển thị trường ETC tập trung vào hệ thống các bệnh viện công lập và tư nhân, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, phòng khám đông y,...
trên toàn quốc theo định hướng chính sách BHYT toàn dân của chính phủ. Từ đầu quý 4 năm 2019 tiếp diễn sang đến năm 2020, OPC đã thực hiện việc điều chỉnh
chính sách thị trường về cơ cấu OTC và ETC để phù hợp với thực trạng và yêu cầu phát triển ổn định. Việc điều chỉnh này có ảnh hường tức thời đến doanh thu nhưng
là bước điều chỉnh cần thiết cho định hướng phát triển bền vững và lâu dài.
Trong hoạt động kinh doanh thuốc phiến, còn tồn tại nhiều khó khăn như Giá cả của dược liệu biến động khó lường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh; Việc
đánh giá chất lượng thuốc phiến tại các bệnh viện còn mang tính cảm quan, phụ thuộc khá nhiều vào chủ quan đánh giá của người nhận hàng nên nhiều khi hàng bị
trả về với lý do chưa hợp lý; Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, giá trúng
thầu thấp...Từ năm đầu (2016) tham gia vào thị trường chưa sinh lãi, các năm tiếp
theo đã mang lại lợi nhuận và duy trì sản lượng tương đương 100 tấn mồi năm.
Những hoạt động xây dựng, quảng bá và phát triến thương hiệu được duy trì thực hiện thông qua nhiều kênh truyền thông có chọn lọc phù hợp với điều kiện và
đặc thù của thương hiệu cũng như sản phẩm OPC, cụ thể: phát thanh trên các kênh
VOVGT Quôc gia (giờ cao diêm, FM sức khỏe), V0V3 (Afterwork), VOH - Sài Gòn (SG buối sáng, Bạn hữu đường xa,...), VOB - Bình Dương(Ca nhạc theo yêu cầu, FM công nhân,...); Quảng cáo, phóng sự truyền hình (VTV, HTV, cần Thơ,
Vĩnh Long, Today TV..); ....
OPCtiếp tục công tác nghiên cứu sản phẩm mới, ngoài việc tiếp tục hoàn tất các đề tài nghiên cứu sản phẩm mới cấp cơ sở đang triển khai, tiếp tục triển khai các
hồ sơ sản phẩm liên quan đến thuốc phiến (hồ sơ đăng ký, hồ sơ thầu,...).
Năm 2021, OPC tiếp tục cải tiến, vận hành hiệu quả máy móc thiết bị được đầu tư giai đoạn 2017 - 2020: 2 máy vô hộp tự động PHZ - 100 TQ và CXZ - 100 TQ, máy đóng nang NJP 2000 TQ, thùng Inox cánh khuấy 2500L, máy đóng gói cốm bột KOMACK KP, máy đóng gói thuốc nước KOMACK TYL, máy in phun MARKEM - IMAJE, máy in phun VIDEOJET, nồi hấp sấy tiệt trùng Zongon ...
• Căn cứ tình hình kinh tế xã hôi năm 2020 và nửa đầu năm 2021
Xem xét tình hình kinh tế xã hội năm 2020 với những tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, rất nhiều
nhà hàng, quán ăn đã phải tạm thời đóng cửa, thu hẹp sản xuất.
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với
kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái
nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng cua các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy tri tăng trường với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Và trong năm 2021, GDP Việt Nam dự kiến
tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vừng chắc
trong nửa đầu năm. Dự báo này, thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự báo do Nhóm Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng 12 năm 2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt
dịch Covid-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong
số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự
kiến năm nay thấp hon nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7%. nếu tình hình
dịch bệnh Covid-19 được kiếm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt
Nam sẽ hồi phục vào năm 2022.
Do vậy việc kỳ vọng mức tăng trường doanh thu năm 2021 là khó vì trước đó vào năm 2019 và 2020 doanh thu của công ty đang có xu hướng giảm xuống. Thực tế thực hiện 3 tháng năm 2021 cho thấy doanh thu của công ty cũng không bị ảnh hưởng quá
nhiều do dịch bệnh nhờ vào việc công ty đẩy mạnh thêm hoạt động marketing và kênh
bán hàng online. Sản lượng tiêu thụ vẫn cao hơn cùng kỳ năm 2020.
• Căn cứ tỉ lệ tăng trưởng doanh thu của các năm:
Bảng 4.1 Xác định tỷ lệ tăng trướng doanh thu
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguôn: Tác giả tông hợp và tính toán từ Báo cáo tài chỉnh năm 20ỉ 7 - 2020 của
Chỉ ticu 2017 2018 2019 2020
Doanh thu thuần (triệu đồng) 944,850 1,002,477 989,389 965,590
Tỳ lệ tăng trướng doanh thu (%) — 6.09 -1.31 -2.41
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân (%) 0.8
Công ty Cô phãn Dược phãm OPC)
Doanh thu của OPC nhỉn chung có xu hướng giảm trong giai đoạn 4 năm từ
2017 - 2020, chỉ duy nhất năm 2018, doanh thu tăng lên. Nguyên nhân năm 2019 và 2020 doanh thu giảm xuống do công ty thay đổi chính sách hoạt động, tập trung vào
thị trường ETC (thuốc đấu thầu vào bệnh viện) cùng với đó là ảnh hưởng của Coivd
đến nền kinh tế nên doanh thu giảm xuống.
• Căn cứ tình hình kinh tế và thị trường
- Tình hình kỉnh tế thế giới và Việt Nam nói chung
Chiến tranh thương mại Mỷ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày
22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối
với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành
vi thương mại không công bằng và hành vi trộm Cắp tài sản trí tuệ. Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm
ngoài vòng xoáy đó.
Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đà vượt qua
biên giới của hai nước, tác động mạnh mẽ tới nên kinh tê toàn câu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Xét về mặt tích cực, Việt Nam là nước nằm
trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới với hơn 38 tỷ
USD năm 2017. Những mặt hàng Mỹ đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm
trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, đây có thể là cơ hội tốt để Việt Nam chiếm lĩnh thị phần. Mặt khác, khi đồng USD tàng giá, NDT giảm giá sẽ có
lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn, vì VND chủ yếu neo theo giá USD. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối cảnh dòng vốn FDĨ vào các nước bị Mỹ đánh thuế cao sẽ có xu
hướng chững lại.
Bên cạnh tác động tích cực, Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc như: Nen kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng
có độ mở lớn, lại phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khấu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn nhất về ngoại thương cùa Việt Nam. Do đó, khi 2 đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam. Nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu: Hiện nay, ngành công nghiệp hóa chất cơ bản, công nghiệp hóa dầu nước ta chưa phát triến mạnh, vì vậy khoảng 90%
nguyên liệu để sản xuất thuốc đến từ nhập khẩu, các khoản chi phí nhập khẩu, biến động về tỷ giá và giá cả sẽ khó kiểm soát, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh
nghiệp dược phẩm.
- Tình hình phát triên ngành dược Việt Nam
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp
tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Theo đó, gần 78% chuyên gia và doanh nghiệp dược dự báo, tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2019
sè đạt trên 10% (năm 2017: tốc độ tăng trưởng ngành được 75% doanh nghiệp dự báo đạt trên 10% trong năm 2018), cho thấy sự tự tin vào khả năng tăng trường doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp dược hiện nay.
Mặc dù, ngành dược phấm Việt Nam hiện nay đạt được một số thành tụu
nhất định nhưng vẫn còn non trẻ, có tiềm năng tăng trưởng nhưng cần được đầu tư
nhiêu hơn khi hơn một nửa thị trường nguyên liệu và thuôc thành phâm phụ thuộc
vào nhập khẩu. Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên phụ liệu
dược phẩm, 78% trong số đó là từ Trung Quốc và Ấn Độ - là hai nguồn cung cấp
thuốc chủ yếu cho các nước đang phát triển có tham gia sản xuất thuốc phiên bản.
Chính vì bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà năm 2018 nhiều doanh nghiệp dược Việt Nam lao đao khi giá API nhập khẩu từ Trung Quốc đã tàng đáng kể từ
15% đển 80%, giữa bối cảnh Chính phủ nước này đã đóng cửa hàng loạt các nhà máy sản xuất API gây ô nhiễm môi trường.
- Sự tác động của các hiệp định TPP kỷ kết giai đoạn 20ỉ5-2020 đến ngành
dược phẩm
về thuế suất: Mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản đối với
hàng hóa và dịch vụ, hướng đến tự do hóa toàn diện, xóa bỏ 100% thuế nhập khẩu (trong đỏ trên 90% là xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực). Khu vực châu Á -
Thái Bình Dương hiện là khu vực thị trường thương mại chiếm đến 70% tống kim ngạch xuất khẩu và 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu nhiều mặt hàng vốn là thế
mạnh và lợi ích cốt lõi của mình vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ (hiện đóng góp 20% trong tống kim ngạch xuất khấu cùa Việt Nam). Việt Nam được cho là nước được hưởng lợi nhiều từ TPP. Bên cạnh mặt thuận lợi, việc cắt giảm / xóa bỏ hàng rào thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng
lượng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh, nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với những ngành hàng mà năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu. Khi các sản phẩm nước ngoài vào Việt Nam được hưởng thuế
suất 0% thì họ không còn e ngại vấn đề về giá khi cạnh tranh với hàng nội địa.
về quy định chất lượng: Các DN Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rào cản kỳ
thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt. Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được
đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP mới được hưởng ưu đài. Đây là một bất lợi vi Việt Nam chủ yếu nhập
khẩu từ các nước bên ngoài TPP như Trung Quốc, Hàn Quốc đế gia công hàng xuất
khâu, nêu không chuyên đôi được vùng nguyên liệu, hàng xuât khâu của Việt Nam
sẽ không được hưởng ưu đãi thuế. Ngoài ra, các quy định kỹ thuật thuộc nội khối
như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Những quy định này nằm trong tay các nước nhập khẩu và hoàn toàn có thể bị lạm dụng để trở thành rào cản đối với hàng
hóa của Việt Nam.
- Tình hình dịch Coỉvd -19 ảnh hưởng tới kỉnh tế Việt Nam
Bức tranh kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã trải
qua một giai đoạn đầy biến động với những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-
19 (từ cuối năm 2019 đến nay). Tháng 12/2020, sự ra đời của vắc-xin phòng ngừa
dịch COV1D-19 đã giúp thế giới kiểm soát phần nào đại dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế. Nen kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể.
Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021 của Ngân hàng Thế giới dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 là 4% và cùa Việt Nam dự kiến đạt 6,8%. Đối với nền kinh tế Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã có nhiều tác động
như tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhưng đang
trong giai đoạn phục hồi; thị trường lao động Việt Nam, có khoảng 9,1 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19; Thứ ba,
doanh nghiệp trong nước bị thu hẹp sản xuất; Thứ tư, đại dịch COVID-19 có tác
động mạnh đến hoạt động của khu vực doanh nghiệp,..
Dưới sức ép cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hỏa của các sản phẩm dược nhập khẩu cũng như các sản phẩm dược của các công ty dược phẩm trong nước thách thức với một DN như OPC là không hề nhỏ. Từ những thay đổi về cung cầu dược phẩm cũng như những triển vọng trong tương lai ngành dược, tác giả dự báo mức tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ của OPC bình quân giai đoạn 2021-
2022 dưới kịch bản theo xu hướng lạc quan.
Như vậy căn cứ vào định hướng phát triển của công ty; tỉ lệ tăng trưởng DT
bình quân của DN trong giai đoạn 2017-2020 (0.8%); tinh hình kinh tế và thị trường và xem xét ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhà phân tích sẽ dự báo tỉ lệ tăng
trưởng DT cho giai đoạn 2021-2023 cùa công ty, giả sử là 1%.
Như vậy dự báo DT năm 2021 của công ty đạt mức:
965,590 * (100% +1%) = 975,245 triệu đồng.
4.1.2. Dự bảo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Co phần Dược phẩm
OPC giai đoạn 2021 - 2023
• Dự báo các chỉ tiêu trong bảng kết quả kinh doanh
Bảng 4.2Tỷ lệ giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN trên doanh thu thuần
Đơn vị: Triệu đông
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020
DTT 944,850 1,002,477 989,389 965,590
GVHB 540,841 571,410 572,536 590,010
Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý DN 287,100 308,406 287,170 239,168
Chi phí quản lý DN (%) 30.39 30.76 29.02 24.77
GVHB/ DTT (%) 57.24 57.00 57.87 61.10
Tỷ lệ trung bình của giá vốn từ năm 2017-2020: 58.30% Chi phí bán hàng và quàn lý DN/ DTT
(%) 30.39 30.76 29.02 24.77
Tỷ lệ trung bình cua chi phí bán hàng và chi phí quan lý DN từ 2017-2020: 28.74%
X __ V __
(Nguôn: Tác giả tông họp và tỉnh toán từ Báo cáo tài chính năm 2017 - 2020 của
Công ty Cô phân Dược phâm OPC)
Dựa vào bảng số liệu ta có thế dự báo tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu
của Công ty theo tỷ lệ tương đối qua các năm là 59% dựa trên mức tỷ lệ trung bình
giai đoạn 2017-2020 là 58.32% và tỷ lệ giá vốn hàng bán năm 2020 là 61.10%.
Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN trên doanh thu dự báo ở mức
29%, do tỷ lệ trung bình là 28.74% và năm gần nhất là 2020, tỷ lệ này cũng đạt
24.77%.
Giả định một vài yếu tố được cố định, ví dự như chi phí lãi vay ( Chi phí lãi vay của công ty giả định sẽ không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kế so với năm
2020 do chi phí lãi vay ở năm 2020 của công ty đang ở mức khá cao và nợ dài hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả nên sự biến động về lãi vay trong
năm 2021 dự báo là không nhiêu).
Bảng 4.3 Dự báo kết quả kinh doanh của OPC giai đoạn 2021 - 2023