SUY NGHĨ LÀM GIÀU LÊN
CÁC PHẨM CHẤT CỦA THIÊN TÀ
Các thiên tài đã được người ta nghiên cứu trong suốt các thời đại, quay về hàng ngàn năm trước. Trong việc phân tích cuộc sống và các hoạt động của những nhà tư tưởng vĩ đại trong các thời kỳ, các nhà nghiên cứu đã kết luận là các thiên tài dường như có ba phẩm chất chung. Mỗi phẩm chất này đều là một thói quen suy nghĩ hoặc ứng phó với thế giới mà bạn có thể học được bằng cách thực tập và lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn thực hiện, bạn thực sự trở nên lanh lợi hơn.
Nhiều người tin rằng thiên tài là một vấn đề về IQ, thường được chứng minh bằng khả năng đạt được các trình độ giỏi về học vấn. Tuy nhiên, có vô số câu chuyện về những người chẳng được học hành bao nhiêu hoặc không đạt được điểm thật cao trong các cuộc thử nghiệm IQ theo quy ước, tuy thế, họ lại thực hiện được ở
trình độ thiên tài trong cuộc sống sau này. Thiên tài không phải là vấn đề của trình độ cao hoặc đạt điểm cao trong các cuộc thử nghiệm. Thay vì thế nó phản ảnh cách hành động của bạn. Nếu bạn hành động thông minh, bạn sẽ tỏ ra mình lanh lợi. Nếu người nào đó hành động ngốc nghếch, thì họ không khôn, bất kể IQ hoặc học vấn của họ đến đâu.
Hóa ra nhiều thiên tài sáng tạo trong lịch sử chỉ có IQ trung bình hoặc trên trung bình một chút, nhưng họ đã tự nỗ lực để trở thành người kiệt xuất.
Như đã nói, có ba cách hành động mà tất cả các thiên tài dường như đều có giống nhau. Mỗi cách này đều làm tăng óc thông minh và tính sáng tạo, tạo cho bạn có đủ khả năng hơn để đạt được các kết quả quan trọng nhất đối với bạn.
Học cách tập trung vào một mục đích duy nhất
Trước hết, các thiên tài phát triển khả năng tập trung vào một mục đích duy nhất mỗi lần một việc. Khả năng tập trung vào một công việc dường như có liên quan chặt chẽ đến sự thành công của bất kỳ lĩnh vực nào có sự nỗ lực. Mọi thành tựu vĩ đại đều được đi trước bởi một thời gian dài sự tập trung liên nỉ, đôi khi trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm, trước khi sự thành tựu trở thành hiện thực.
Khi chúng ta đề cập đến chủ đề sự thành thạo ở ngay phần đầu cuốn sách này, tôi đã đưa ra vấn đề là phải mất 5 tới 7 năm để một người thành thạo được tay nghề hoặc một chuyên môn. Phải mất 5 tới 7 năm để trở thành một bác sĩ giải phẫu thần kinh giỏi hoặc một người kinh doanh đứng đầu. Phải mất nhiều năm nỗ lực tập trung chuyên sâu để trở nên xuất sắc về lĩnh vực của mình để bạn đạt được giá trị cao nhất mà bạn có khả năng.
Người tài giỏi không thể tập trung hoặc cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc và không làm được việc nào có kết quả tốt sẽ thất bại nặng nề về sau. Một người trung bình tập trung vào một mục đích hoặc kết quả và đem tất cả sức lực để dồn vào một điểm đó cho tới khi nó được hoàn tất, sẽ làm việc tốt hơn người không thể tập trung vào một mục đích rất nhiều lần.
Tiếp cận có hệ thống
Đặc điểm thứ hai của thiên tài được các nhà nghiên cứu nhận biết là tất cả họ dường như đều sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để giải quyết các vấn đề, khảo sát các vấn nạn và đưa ra các quyết định. Nhất là các thiên tài viết những suy nghĩ của họ lên giấy. Dù họ thông minh đến đâu, họ vẫn viết mọi thứ ra để họ có thể nhìn thấy nó trước mặt. Thói quen viết ra các sự kiện chi tiết làm cho họ có thể nghĩ sâu xa về các vấn đề phức tạp hơn và đi vào chi tiết hơn, họ bắt kịp được các ý tưởng tốt hơn và khả thi hơn trong một khoảng thời gian ngắn.
Tất cả những người thành công đều viết những suy nghĩ của họ lên giấy. Họ thường xuyên viết đi viết lại, đặt ra các kế hoạch tới lui. Chính hành động viết những suy nghĩ lên giấy làm cho bạn sắc bén hơn và trở thành người suy nghĩ sáng tạo hơn. Thói quen viết các suy nghĩ lên giấy làm cho bạn tác động tốt hơn đến bất cứ việc gì bạn làm. Khi bạn thu thập thông tin, hãy ghi lại để bạn có thể so sánh với các lần ghi chú khác và viết các ý tưởng của bạn ra, các hoạt động của đầu óc của bạn sẽ chính xác và rõ ràng hơn nhiều nếu khi ấy bạn cố ghi nhớ được những suy nghĩ và thông tin.
Giải quyết các vấn đề có hệ thống
Một cách giải quyết vấn đề có hiệu quả và đưa ra quyết định bao gồm 7 bước sau:
Bước 1. Xác định vấn đề cho rõ ràng bằng cách viết ra. Chính xác bạn cố đạt được cái gì, tránh vướng vào cái gì hoặc duy trì cái gì? Cái gì đang kìm hãm bạn? Còn có thể là vấn đề gì nữa? Chẩn đoán chính xác là đã chữa khỏi được một nửa.
Bước 2. Lập danh sách tất cả các nguyên nhân có thể về vấn đề này hoặc điều trở ngại. Nó đã xảy ra như thế nào? Nó xảy ra khi nào? Nó xảy ra ở đâu? Liên can đến ai? Khảo sát vấn đề ấy thật kỹ trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp.
Bước 3. Nhận dạng tất cả các giải pháp có thể xảy ra đối với vấn đề ấy. Tất cả các việc gì khác bạn có thể làm để giải quyết vấn đề này? Còn giải pháp nào nữa không? Nếu bạn không làm được gì cả thì sao?
Bước 4. Chọn điều gì dường như là giải pháp tốt nhất cho vấn đề
vào lúc này. Đừng cố được hoàn hảo. Đôi khi giải pháp một nửa cần được thực hiện ngay sẽ tốt hơn là giải pháp phức tạp có thể hoặc không thể thực hiện được vào thời gian sau này.
Bước 5. Giao trách nhiệm cho một người cụ thể về vấn đề ấy. Chính xác ai sẽ thực hiện giải pháp?
Bước 6. Xác định cách đo lường sự thành công của giải pháp như thế nào? Liệu bạn biết được giải pháp ấy có hiệu quả ra sao? Bạn sẽ áp dụng các biện pháp hoặc tiêu chuẩn nào?
Bước 7. Đặt ra thời hạn chót để thực hiện giải pháp này rõ ràng và sự thành tựu của mục đích. Đặt thêm các thời hạn chót nếu cần. Vào thời hạn chót, đánh giá tiến trình và đưa ra bất cứ quyết định nào cần thiết để tiếp tục tiến đến giải pháp.
Dù bất kỳ cách giải quyết vấn đề có hệ thống nào đi nữa, có còn hơn không. Trong mọi lĩnh vực chuyên môn hóa, có các phương
pháp hệ thống được xác minh là giải quyết được các vấn đề và đạt được các mục đích về lĩnh vực đó. Bạn càng thuần thục với các phương pháp giải quyết vấn đề thì càng dễ dàng nắm bắt nhanh chóng được các giải pháp tốt nhất để đem lại các kết quả bạn mong muốn.
Luôn luôn có đầu óc phóng khoáng
Đặc tính thứ ba của các thiên tài qua các thời đại là khả năng luôn luôn có đầu óc phóng khoáng về bất cứ vấn đề gì. Có đầu óc phóng khoáng đòi hỏi phải linh hoạt về cách tiếp cận vấn đề. Điều này đòi hỏi phải sẵn sàng xem xét bất cứ đề tài hoặc vấn đề nào ở mọi phương cách khác nhau.
Suy nghĩ máy móc
Các cuộc nghiên cứu được tiến hành qua nhiều năm đã chia người ta thành hai dạng dựa vào cách họ suy nghĩ. Nhóm thứ nhất, những người suy nghĩ máy móc (thiếu sáng tạo) là những người thường cứng ngắc và thiếu linh động về cách suy nghĩ của họ. Khi họ quyết định về một quá trình hành động nào đó hoặc đi theo một ý kiến cá biệt thì họ không thể thay đổi hoặc nhận xét một cách tiếp cận giải quyết khác được.
Những người suy nghĩ máy móc thường e sợ, nghi ngờ và dễ bị dao động. Họ sợ bất cứ ý kiến nào cho là cách nghĩ và hành động họ ưa thích không hoàn chỉnh sẽ đe dọa họ. Họ thiếu lòng tự trọng và tự tin. Họ giữ mãi các cách thử cho đúng và đâm ra lo lắng suy nghĩ vẩn vơ đến chuyện khác.
Suy nghĩ thích ứng
Loại người thứ hai là những người suy nghĩ thích ứng. Những người này luôn có đầu óc phóng khoáng, linh hoạt và ham hiểu
biết khi đối diện vấn đề mới hoặc trở ngại nào đó. Những người suy nghĩ thích ứng hành động để vấn đề luôn được cởi mở càng lâu càng tốt, tránh khuynh hướng bản năng nhảy vào các kết luận hoặc làm bế tắc việc thảo luận và tranh luận.
Người suy nghĩ thích ứng tin rằng mọi vấn đề luôn mở ra những thông tin mới. Họ luôn luôn sẵn sàng xem xét các khả năng khác nhau.
Từ nay trở đi, bạn nên tập thành người suy nghĩ thích ứng. Luôn luôn có đầu óc phóng khoáng và linh động đối với bất cứ vấn đề hoặc khó khăn nào bạn đang phải đối đầu. Luôn luôn bắt đầu bằng sự thừa nhận rằng có thể có cách làm điều đó tốt hơn hoặc có giải pháp tốt hơn cho vấn đề.
Bác học Einstein có lần đã nói, “Mọi đứa trẻ được sinh ra đều là thiên tài”. Hầu như đến 95% các trẻ được thử nghiệm cho thấy có tính sáng tạo cao cho tới 5 tuổi. Bạn được sinh ra với khả năng suy nghĩ không theo thông lệ và tư duy trừu tượng. Bạn có năng lực sáng tạo bẩm sinh để mường tượng thế giới bằng nhiều cách giàu tưởng tượng mới lạ. Khi bạn khơi dậy được thiên tài bên trong mình, bạn sẽ khơi dậy được nguồn ý tưởng sâu xa có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề bạn đối đầu và đạt được bất kỳ mục đích nào bạn đặt ra cho mình.