Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 (Trang 39 - 42)

7. Cấu trúc của khóa luận:

1.4.3 Kết quả điều tra

a) Giáo viên

Về phía giáo viên, sau khi tiến hành điều tra, khảo sát đối với 20 GV Toán ở trường THPT Lương Ngọc Quyến, 5 GV Toán ở trường THPT Đồng Hỷ và 5 GV Toán ở trường THPT Ngô Quyền và xử lí số liệu, tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 1.1: Mức độ hiểu biết về hoạt động trải nghiệm

Biểu đồ 1.2: Mức độ tổ chức các hình thức trải nghiệm

32

Dựa vào kết quả khảo sát, thông qua phỏng vấn trực tiếp và dự giờ một số tiết giảng của một số giáo viên toán ở một số trường THPT, tôi nhận thấy 100% giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN trong dạy học, hiểu được cơ bản về cách thức tổ chức một HĐTN nhưng việc tổ chức các HĐTN, đặc biệt là trải nghiệm ngoài lớp học chưa thật sự được chú trọng, chủ yếu giáo viên tích cực hóa hoạt động của học sinh bằng việc đặt ra những câu hỏi vấn đáp trực tiếp, tổ chức một vài hoạt động nhóm nhỏ hoặc trò chơi củng cố kiến thức (Biểu đồ 1.2). Các hoạt động này đã góp phần phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS nhưng chưa nhiều và chưa thật sự hiệu quả. Các thầy cô cho rằng, việc tổ chức HĐTN cho HS còn tùy thuộc vào từng nội dung bài, đặc biệt là đối với các bài nặng về kiến thức, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm kiểm soát tiết học thì việc tổ chức nhiều hoạt động trong khuôn khổ một tiết học sẽ ảnh hưởng đến lượng kiến thức truyền thụ cho HS.

Ngoài ra, các thầy (cô) còn gặp những khó khăn trong quá trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm như: HS thiếu sự chủ động, lười suy nghĩ; việc thiết kế các dụng cụ phục vụ cho hoạt động trải nghiệm mất nhiều thời gian; ít tài liệu tham khảo...

b) Học sinh

Dựa vào kết quả khảo sát 50 HS tại 2 lớp 10A7 và 10A9 trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên, tôi nhận thấy HS chưa thực sự được tổ chức, tham gia vào HĐTN một cách thường xuyên.

Thông qua quan sát thực tế trong các tiết dự giờ, các giờ thực nghiệm, đa số HS khá hào hứng, thích thú khi được tham gia vào hoạt động, biết cách vận dụng kiến thức và hợp tác với các bạn trong lớp, trong nhóm. Ngoài ra, một số ít HS thờ ơ với hoạt động của GV, các em cho rằng nội dung kiến thức này đã biết. Một số ít còn lúng túng trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Qua phỏng vấn trực tiếp, đa số HS thích thú và mong muốn được tổ chức và tham gia vào các hoạt động nhiều hơn để môn Toán không còn là một môn học khô khan, đáng sợ đối với HS.

33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động trải nghiệm đã có sự manh nha từ lâu, vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và vận dụng ở cả trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay, hoạt động trải nghiệm đang được chú trọng nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, được thể hiện ở trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm được coi là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

Trong chương này, tôi hoàn thành được các nhiệm vụ: + Nghiên cứu được các quan điểm về hoạt động trải nghiệm + Nghiên cứu được về quy trình thiết kế hoạt động

+ Khảo sát được thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Lương Ngọc Quyến.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông, tôi nhận thấy:

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho

+ HS là điều cần thiết, giúp học sinh có sự phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng và các năng lực, kỹ năng sống khác.

+ Nội dung của hoạt động trải nghiệm rất đa dạng, đòi hỏi HS phải có sự vận dụng, tích hợp kiến thức của nhiều môn học và nhiều kỹ năng để giải quyết vấn đề được đưa ra.

+ Phương pháp tổ chức các hoạt động khác quen thuộc, đặc biệt có hiệu quả cao trong môn Toán.

+ Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm rõ ràng.

34

CHƯƠNG 2:

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)