Thực trạng dạy học các hoạt động trải nghiệ mở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 (Trang 38)

7. Cấu trúc của khóa luận:

1.4 Thực trạng dạy học các hoạt động trải nghiệ mở trường trung học phổ thông

1.4.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến trong quá trình thực tập tại đó và một số trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên. Đánh giá dựa trên cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm và mục tiêu giáo dục. Những kết quả khảo sát về tình hình tổ chức hoạt động trải nghiệm là cơ sở để tôi rút ra những ưu điểm, nhược điểm, khó khăn, thuận lợi của GV và HS trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế, tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm đối với môn Toán.

1.4.2 Phương pháp điều tra

+ Điều tra GV: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, trao đổi qua email, gửi link khảo sát

qua zalo, tham khảo giáo án, dự giờ lên lớp. (Bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên được ghi trong phần phụ lục 1)

31

1.4.3 Kết quả điều tra a) Giáo viên a) Giáo viên

Về phía giáo viên, sau khi tiến hành điều tra, khảo sát đối với 20 GV Toán ở trường THPT Lương Ngọc Quyến, 5 GV Toán ở trường THPT Đồng Hỷ và 5 GV Toán ở trường THPT Ngô Quyền và xử lí số liệu, tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 1.1: Mức độ hiểu biết về hoạt động trải nghiệm

Biểu đồ 1.2: Mức độ tổ chức các hình thức trải nghiệm

32

Dựa vào kết quả khảo sát, thông qua phỏng vấn trực tiếp và dự giờ một số tiết giảng của một số giáo viên toán ở một số trường THPT, tôi nhận thấy 100% giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của HĐTN trong dạy học, hiểu được cơ bản về cách thức tổ chức một HĐTN nhưng việc tổ chức các HĐTN, đặc biệt là trải nghiệm ngoài lớp học chưa thật sự được chú trọng, chủ yếu giáo viên tích cực hóa hoạt động của học sinh bằng việc đặt ra những câu hỏi vấn đáp trực tiếp, tổ chức một vài hoạt động nhóm nhỏ hoặc trò chơi củng cố kiến thức (Biểu đồ 1.2). Các hoạt động này đã góp phần phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù cho HS nhưng chưa nhiều và chưa thật sự hiệu quả. Các thầy cô cho rằng, việc tổ chức HĐTN cho HS còn tùy thuộc vào từng nội dung bài, đặc biệt là đối với các bài nặng về kiến thức, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm kiểm soát tiết học thì việc tổ chức nhiều hoạt động trong khuôn khổ một tiết học sẽ ảnh hưởng đến lượng kiến thức truyền thụ cho HS.

Ngoài ra, các thầy (cô) còn gặp những khó khăn trong quá trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm như: HS thiếu sự chủ động, lười suy nghĩ; việc thiết kế các dụng cụ phục vụ cho hoạt động trải nghiệm mất nhiều thời gian; ít tài liệu tham khảo...

b) Học sinh

Dựa vào kết quả khảo sát 50 HS tại 2 lớp 10A7 và 10A9 trường THPT Lương Ngọc Quyến - Thái Nguyên, tôi nhận thấy HS chưa thực sự được tổ chức, tham gia vào HĐTN một cách thường xuyên.

Thông qua quan sát thực tế trong các tiết dự giờ, các giờ thực nghiệm, đa số HS khá hào hứng, thích thú khi được tham gia vào hoạt động, biết cách vận dụng kiến thức và hợp tác với các bạn trong lớp, trong nhóm. Ngoài ra, một số ít HS thờ ơ với hoạt động của GV, các em cho rằng nội dung kiến thức này đã biết. Một số ít còn lúng túng trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Qua phỏng vấn trực tiếp, đa số HS thích thú và mong muốn được tổ chức và tham gia vào các hoạt động nhiều hơn để môn Toán không còn là một môn học khô khan, đáng sợ đối với HS.

33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động trải nghiệm đã có sự manh nha từ lâu, vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và vận dụng ở cả trên thế giới và Việt Nam. Hiện nay, hoạt động trải nghiệm đang được chú trọng nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, được thể hiện ở trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm được coi là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

Trong chương này, tôi hoàn thành được các nhiệm vụ: + Nghiên cứu được các quan điểm về hoạt động trải nghiệm + Nghiên cứu được về quy trình thiết kế hoạt động

+ Khảo sát được thực tế tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường THPT Lương Ngọc Quyến.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông, tôi nhận thấy:

+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho

+ HS là điều cần thiết, giúp học sinh có sự phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng và các năng lực, kỹ năng sống khác.

+ Nội dung của hoạt động trải nghiệm rất đa dạng, đòi hỏi HS phải có sự vận dụng, tích hợp kiến thức của nhiều môn học và nhiều kỹ năng để giải quyết vấn đề được đưa ra.

+ Phương pháp tổ chức các hoạt động khác quen thuộc, đặc biệt có hiệu quả cao trong môn Toán.

+ Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm rõ ràng.

34

CHƯƠNG 2:

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10

2.1. Một số định hướng thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán.

Việc thiết kế các HĐTN cho HS lớp 10 ,theo tôi cần tuân thủ một số định hướng chung như sau:

- Định hướng 1: Việc xây dựng HĐTN trước hết phải bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa đảm bảo việc tổ chức hoạt động phù hợp, khả thi và có tính ứng dụng thực tế cao.

- Định hướng 2: Nội dung các HĐTN cần gần gũi với HS và gần gũi với thực tế, từ đó tạo được sự hứng thú cho HS. Hệ thống các HĐTN phải thể hiện rõ ý tưởng góp phần vào việc làm cho học sinh nắm vững các tri thức, kĩ năng của môn Toán và các môn học khác.

- Định hướng 3: Hệ thống các hoạt động ngoại khóa phải thể hiện tính khả thi, tức là HS có khả năng thực hiện được dưới sự chỉ dẫn của GV. Nói cách khác HĐTN phải gắn với thực tiễn và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.

- Định hướng 4: Trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoại khóa, cần quan tâm đúng mức tới việc tăng cường hoạt động cho người học, phát huy tối đa (trong chừ ng mực có thể) tính tích cực, sáng tạo, độc lập cho người học.

2.2. Một số nội dung toán lớp 10 có thể lựa chọn tổ chức hoạt động trải nghiệm

Dựa vào nội dung chương trình môn Toán lớp 10 của chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi nhận thấy rằng chương trình toán 10, có thể tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm với hầu hết các nội dung, có thể tổ chức với quy mô lớp học hoặc với quy trường học hoặc cao hơn.

Hoạt động trải nghiệm trong chương trình toán 10, chương trình giáo dục phổ thông 2018 có trình bày các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:

35

– Thực hành tổng hợp các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường, ước lượng và tạo lập hình, như: tính tiền khi đi taxi theo các khung giá: dưới 1km, từ 1–10km, từ 10 –31km, trên 31km,...; đo đạc một vài yếu tố của vật thể mà chúng ta không thể dùng dụng cụ đo đạc để đo trực tiếp; tính chiều cao của công trình kiến trúc dạng Parabola (như cầu Nhật Tân, cầu Trường Tiền, cầu Mỹ Thuận,...); giải thích các hiện tượng, quy luật trong Vật lí; thực hành vẽ, cắt hình có dạng Ellipse (elip).

– Thực hành mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính, như: – Hiểu sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư.

– Thực hành thiết lập kế hoạch đầu tư cá nhân để đạt được tỉ lệ tăng trưởng như mong đợi.

Hoạt động 3: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá như các câu lạc bộ toán học, dự án học tập, trò chơi học toán, cuộc thi về Toán, chẳng hạn: thi tìm hiểu lịch sử toán học, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ toán học theo các chủ đề (tìm hiểu các ứng dụng của hàm số bậc hai, vectơ trong thực tiễn,...).

Hoạt động 4 (nếu nhà trường có điều kiện thực hiện): Tổ chức giao lưu học sinh giỏi trong trường và trường bạn, với các chuyên gia nhằm hiểu nhiều hơn về vai trò của Toán học trong thực tiễn và trong các ngành nghề.[4]

Dựa vào nhứng gợi ý tổ chức hoạt động trải nghiệm trong chương trình môn Toán, chương trình giáo dục phổ thông 2018, dựa vào nội dung môn Toán của chương trình hiện hành, để thuận tiện cho việc thiết kế và tổ chức thực nghiệm các hoạt động, trong khóa luận này tôi đề xuất và thiết kế các hoạt động sau:

STT Nội dung trong chương trình Hoạt động trải nghiệm

1 Đồ thị hàm số bậc hai Tìm hiểu các ứng dụng của parabol trong thực tế

2 Giải tam giác Đo đạc trong thực tế

3 Thống kê Thống kê số liệu và phân tích các số liệu đơn giản trong cuộc sống

36

2.3 Thiết kế hoạt động trải nghiệm 2.3.1 Hoạt động 1: 2.3.1 Hoạt động 1:

Nhận thấy được tầm quan trọng của nội dung “Hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai”, nhận thấy được những ứng dụng thực tiễn của đồ thị hàm số bậc hai trong thực tiễn (xây dụng cầu, hình dáng các dòng phun nước, kính thiên văn, ...), nhận thấy nội dung này có liên quan đến thực tế và môn học khác là Vât lý, tôi lựa chọn nội dung “Tìm hiểu ứng dụng của parabol trong thực tế” để giúp HS vận dụng được kiến thức liên môn vào giải quyết các bài toán thực tế, khắc sâu hơn kiến thức về parabol và hàm số bậc hai.

Bước 1: Đặt tên cho hoạt động

Dựa trên những ý tưởng xây dựng hoạt động đã xác định ở trên là giúp HS tìm hiểu về những ứng dụng trong thực tế của parabol nên tôi đặt tên cho hoạt động là “Tìm hiểu ứng dụng của parabol trong thực tế”

Bước 2: Xác định mục tiêu cho hoạt động

Mục tiêu chính của hoạt động là tìm hiểu về các ứng dụng của parabol trong thực tế, khi đó HS sẽ được rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học trong quá trình liên hệ hình dạng của parabol trong thực tế và giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến hình dạng parabol.

Hiểu được các dạng hàm số bậc hai, các dạng đồ thị của hàm số bậc 2.

Hiểu được ứng dụng của gương cầu lỗi, gương cầu lõm trong cuộc sống và trong y học.

Biết được tác dụng của chảo ăng-ten.

Biết được cách thức vận hành, hoạt động của nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng mặt trời.

Nhận biết được các đồ vật, công trình có hình dạng parabol trong thực tế.

Vận dụng được kiến thức về parabol để giải quyết một số giải quyết bài toán thực tế.

37

Bước 3: Xác định nội dung, hình thức của hoạt động.

+ Nội dung: Tìm hiểu về các ứng dụng trong thực tế của parabol

Tìm hiểu về các cây cầu nổi tiếng trên thế giới và trong nước có hình dạng là một parabol. Giải thích tại sao những cây cầu lớn thường được xây dựng có hình dạng là một parabol có bề lõm quay xuống?

Tìm hiểu về hình dáng của dòng phun nước ở các đài phun nước. Giải thích tại sao dòng nước khi phun ra lại có hình dáng như vậy?

Tìm hiểu về gương cầu lồi, gương cầu lõm và ứng dụng. Tìm hiểu về các nguyên lý hoạt động của các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng mặt trời Parabolic. Nêu ra các ví dụ về các nhà máy nhiệt điện.

Tìm hiểu về ăng-ten chảo thu phát sóng vệ tinh? Liệt kê các loại ăng-ten trên thị trường, loại nào phổ biến. Tại sao truyền hình K+ lại dùng ăng-ten chảo để thu phát sóng?

+ Hình thức: Hoạt động nhóm Bước 4: Chuẩn bị hoạt động

+ Dự kiến những kiến thức liên quan: Hàm số bậc hai, tổng hiệu hai vecto, chuyển động ném xiên.

+ Triển khai hoạt động nhóm cho HS tại nhà + Dự kiến kết quả kỳ vọng

Bước 5: Lập kế hoạch

Dựa vào kiến thức HS đã được học, sau khi tiến hành giao nhiệm vụ cho HS tại nhà, tiết học của HS gồm:

+ Thuyết trình diễn ra trên lớp + Các nhóm nhận xét

38

Bước 6: Thiết kế hoạt động chi tiết

Tên hoạt động: Tìm hiểu ứng dụng của Parabol trong thực tế

Đối tượng: Học sinh lớp 10 Thời lượng: 2 tiết

1. Mục tiêu

+ Định hướng phát triển năng lực:

Rèn luyện năng lực mô hình hóa toán học trong quá trình liên hệ hình dạng của parabol trong thực tế và giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến hình dạng parabol.

Rèn luyện năng lực giao tiếp toán học trong quá trình chuẩn bị, làm việc nhóm và thực hiện các nhiệm vụ.

+ Kiến thức:

Hiểu được các dạng hàm số bậc hai, các dạng đồ thị của hàm số bậc 2. Hiểu được các công thức trục đối xứng, tọa độ đỉnh của parabol.

Hiểu được ứng dụng của gương cầu lỗi, gương cầu lõm trong cuộc sống và trong y học.

Biết được tác dụng của chảo ăng-ten.

Biết được cách thức vận hành, hoạt động của nhà máy nhiệt điện dùng năng lượng mặt trời.

+ Kỹ năng:

Lập được bảng biến thiên và vẽ được đồ thị hàm số bậc hai. Xác định được parabol khi biết các yếu tố cho trước.

Nhận biết được các đồ vật, công trình có hình dạng parabol trong thực tế. Vận dụng được kiến thức về parabol để giải quyết một số bài toán thực tế. Giới thiệu về các nhà máy nhiệt điện dùng lăng lượng mặt trời.

Biết cách tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Làm việc nhóm.

Viết báo cáo và thuyết trình sản phẩm.

39

+ Thái độ:

HS tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV. Có tinh thần cởi mở, hợp tác, chia sẻ.

Năng động, sáng tạo.

Làm việc nghiêm túc, tự giác.

Có ý thức bảo vệ môi trường, hứng thú trong quá trình thực hiện và có niềm đam mê với môn Toán.

Liên hệ, tìm hiểu được nhiều ứng dụng thực tế liên quan đến parabol.

2. Nội dung và hình thức hoạt động.

+ Nội dung: Tìm hiểu về các ứng dụng thực tế của Parabol. + Hình thức: Hoạt động nhóm.

3. Chuẩn bị

a) Phương tiện hoạt động:

- Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, giáo án, bảng phụ, tranh ảnh sưu tầm. - Địa điểm tổ chức hoạt động: Trong lớp học

b) Kiến thức:

Để giải quyết được vấn đề đặt ra và phục vụ cho quá trình tham gia hoạt động, HS cần chuẩn bị những kiến thức tổng hợp sau:

Môn học Bài liên quan Yêu cầu cần đạt

Toán học

Hàm số bậc hai

- Biết đọc đồ thị hàm số bậc hai. - Vẽ được đồ thị hàm số bậc hai.

- Từ đó gắn được parabol vào các mô hình thực tế và giải quyết một số bài toán liên quan.

Tổng hiệu hai vecto

Biết phân tích tổng hiệu hai vecto.

- Từ đó kết hợp với kiến thức vật lý để phân tích các lực tác động vào vật.

Vật lý 10 Lực hướng tâm Áp dụng vào bài toán liên quan đến xáy cầu, xác định áp lực lên cầu.

40 Bài toán về chuyển động

ném ngang

Xác định hình dạng, quỹ đạo chuyển động của

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)