7. Cấu trúc của khóa luận:
2.3.3 Hoạt động 3:
Thống kê là ngành có tính ứng dụng cao trong hầu hết các vấn đề thực tế. Trên thực tế, học sinh đã được tiếp cận với thống kê từ lớp 2 với các bài phân loại số liệu và đọc biểu đồ đơn giản. Đối với lớp 10 ở chương trình hiện hành, HS được tìm hiểu thêm một số khái niệm mới như phương sai, độ lệch chuẩn. Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung về xác suất thông kế cũng chiếm trọng số lớn trong nội dung chương trình toán 10. Trong quá trình thực tập giảng dạy tại trường THPT Lương Ngọc Quyến, tôi nhận thấy rằng hầu hết HS nắm rõ được nội dung kiến thức của phần này, nhưng nếu chỉ làm việc với các bảng số liệu cho sẵn, tính toán các giá trị tần suất, trung bình cộng, phương sai thì HS không thật sự hứng thú. Vì những điều trên, tôi chọn hoạt
48
động giúp HS tham gia vào quá trình tìm hiểu, thống kê số liệu trong thực tế nhằm tạo hứng thú cho HS, qua đó cũng giúp HS củng cố kiến thức về thống kê.
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động
Dựa vào ý tưởng mong muốn HS thực hiện việc tìm tòi số liệu và phân tích các số liệu thực tế, tôi đặt tên cho hoạt động là “Thống kê trong thực tế”.
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động + Định hướng phát triển năng lực:
Rèn luyện năng lực giao tiếp trong việc thuyết trình, trong quá trình làm việc nhóm, trình bày sản phẩm trước lớp.
Rèn luyện năng lực sử dụng công cụ toán học vào việc tính toán, phân tích số liệu trình bày sản phẩm của nhóm.
+ Kiến thức:
Củng cố kiến thức về thống kê: Tần số, tần suất, bảng phân bố tần số tần suất, bảng phân bố tần số tần suất ghép lớp.
Củng cố về các loại biểu đồ: Biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ hình quạt
+ Kỹ năng:
Thu thập và phân tích các số liệu đơn giản Làm việc nhóm.
Khả năng sáng tạo trong việc trình bày sản phẩm bằng mô hình. Thuyết trình trình bày kết quả của nhóm.
+ Thái độ:
Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc nhóm. Hợp tác, cởi mở, chia sẻ công việc trong nhóm.
Bước 3: Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức thực hiện. + Phương pháp: Hoạt động nhóm
+ Nội dung: Gợi ý cho HS các dấu hiệu điều tra đơn giản cho HS lựa chọn
Chiều cao của các bạn trong tổ Số đo vòng tay của các bạn trong tổ
49 Phương tiện đến trường của các bạn trong tổ
Số anh chị em ruột trong gia đình của các bạn trong tổ
Bước 4: Chuẩn bị cho hoạt động
+ Kiến thức cần nhắc lại
+ Gợi ý các dấu hiệu điều tra cho HS
Bước 5: Lập kế hoạch.
Gợi ý các dấu hiệu điều tra cho HS sau khi học trong tiết lý thuyết. Báo cáo sản phẩm của các nhóm vào tiết tiếp theo.
Các sản phẩm của nhóm được trình bày tùy theo khả năng sáng tạo của HS
Bước 6: Thiết kế hoạt động chi tiết.
50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa vào quan điểm về hoạt động trải nghiệm và quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm đã trình bày ở chương 1, trong chương 2 này, tôi đã hoàn thành được:
+ Trình bày quan điểm cá nhân để định hướng thiết kế một hoạt động trải nghiệm cũng như là một hoạt động trải nghiệm toán học.
+ Chỉ ra được những cơ hội tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông
+ Thiết kế được một số hoạt động trải nghiệm trong môn Toán 10 cho HS.
Để kiểm nghiệm giá trị khoa học của các kết quả nghiên cứu, tính khả thi của quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm, chương tiếp theo, tôi sẽ thực nghiệm những hoạt động đã thiết kế được tại trường phổ thông.
51
CHƯƠNG 3:
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích sau:
- Đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực cho HS và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đánh giá tính khả thi của quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm đã đưa ra ở chương 1.
- Kiểm tra sự phù hợp của các nội dung trải nghiệm.
3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
- Chuẩn bị kế hoạch dạy học hoạt động trải nghiệm, giáo án. - Tiến hành thực nghiệm một số kế hoạch đã đưa ra.
- Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.
3.3 Đối tượng và thời gian của thực nghiệm sư phạm
- Đối tượng: Học sinh khối 10 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên - Thời gian: từ 22/03/2021 đến 10/4/2021
3.4 Nội dung của thực nghiệm sư phạm
Để khóa luận đạt kết quả cao và phản ánh được tính thực tế của nó, tôi tiến hành lựa chọn và thực nghiệm ở trường THPT các hoạt động:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của parabol trong thực tế. - Hoạt động 2: Ứng dụng giải tam giác
- Hoạt động 3: Thống kê trong thực tế
3.5 Phương pháp thực nghiệm
- Hướng dẫn HS tham gia và thực hiện các hoạt động theo kế hoạch xây dựng hoạt động trải nghiệm đã đưa ra.
- Theo dõi, ghi chép lại diễn biến các hoạt động của HS.
- Trao đổi với GV bộ môn và HS để bổ sung, tìm hiểu, điều chỉnh kế hoạch xây dựng hoạt động trải nghiệm và cách thức tiến hành.
52
- Đánh giá kết quả của hoạt động thông quá quá trình theo dõi, quan sát và sản phẩm trình bày của HS và thông qua GV bộ môn
3.6 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm 3.6.1 Thuận lợi: 3.6.1 Thuận lợi:
- Đa số đối tượng thực nghiệm ủng hộ, hợp tác.
- Nhà trường THPT Lương Ngọc Quyến và các giáo viên bộ môn tạo điều kiện. - HS tích cực, sáng tạo và tham gia các hoạt động rất nhiệt tình
3.6.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì trong quá trình thực nghiệm vẫn gặp một số khó khăn:
- Thời gian thực nghiệm cũng là thời gian tôi thực tập tại trường, ngoài nhiệm vụ tổ chức thực nghiệm, tôi vẫn phải hoàn thành các nhiệm vụ của một giáo sinh thực tập tại trường nên thời gian thực nghiệm vẫn còn hạn chế.
- Một số nội dung thực nghiệm HS đã học từ trước nhưng HS nắm vững được kiến thức.
- Một số HS vẫn chưa thực sự tích cực, nhiệt tình tham gia vào hoạt động thực nghiệm
3.7 Kết quả thực nghiệm sư phạm
Sau đây, tôi phân tích diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm đối với các hoạt động đã nêu trên
3.7.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của parabol trong thực tế
* Hoạt động 1: Phân công nhiệm vụ Giới thiệu hoạt động.
Tiến hành chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho HS như trong kế hoạch đã nêu * Hoạt động 2: Báo cáo kết quả
Nhóm 1: Tên nhóm: PENCIL
53
HS được nhóm phân công lên báo cáo về sản phẩm của nhóm mình.
Nội dung:
+ Đưa ra những hình ảnh về những cây cầu có hình dạng parabol
+ Giải thích tại sao những cây cầu lớn thường được xây dựng có hình dạng là một parabol có bề lõm quay xuống
54
GV: Chuẩn hóa kiến thức, nhấn mạnh nội dung nhóm 1 trình bày
Nhóm 2: Tên nhóm: APPLE
Báo cáo sản phẩm bằng Powerpoint.
HS được nhóm phân công lên báo cáo về sản phẩm của nhóm mình.
+ Đưa ra những hình ảnh về hình dáng của dòng phun nước ở các đài phun nước
+ Giải thích tại sao dòng nước khi phun ra có hình dạng parabol
Giải thích bằng chuyển động ném xiên trong vật lý GV: Nhận xét
55
Nhóm 3: Tên nhóm: PI-TA-GO
Báo cáo sản phẩm bằng Powerpoint.
HS được nhóm phân công lên báo cáo về sản phẩm của nhóm mình. + Nhắc lại khái niệm gương cầu lồi, gương cầu lõm
Gương cầu lồi: Gương có bề mặt là một phần của hình cầu và bề mặt cong phản xạ hướng về phía nguồn sáng. Gương cầu lồi là loại gương phình ra ở rìa ngoài, phản xạ ở gần rìa có góc rộng hơn so với ở trong tâm tạo ra ảnh ảo và nhỏ hơn so với vật thật.
Gương cầu lõm: Gương có bề mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu và hướng về phía nguồn sáng.Ảnh một vật tạo bởi gương cầu lõm thường là ảnh ảo và thường lớn hơn vật. Ảnh đó không hứng được trên màn chắn.
+ Đưa ra các ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm:
Trong y học Gương trang điểm
Trong giao thông Nung nóng vật Trong thiên văn
+ Trình bày về nguyên lý của các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng mặt trời parabolic
Nhóm 4: Tên nhóm: BANANA
Báo cáo sản phẩm bằng Powerpoint.
56
+ Đưa ra các loại ăng-ten trên thị trường
Ăng-ten ngoài trời
Ăng-ten trong nhà
Ăng-ten chảo + Lợi ích của ăng-ten chảo:
Ăng-ten parabol hay anten chảo parabol là một thiết bị dùng để thu sóng vệ tinh, thu sóng băng tần C, băng tần Ku. Nhờ ứng dụng tính chất parabol nên có khả năng tập trung tín hiệu tại điểm thu cao, nhờ đó không bị thất thoát, cho tín hiệu nhận được rõ nét, không bị nhiễu, nhòe.
Chức năng:
- Thu sóng truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, thu trực tiếp tín hiệu nên cho hình ảnh sắc nét, rõ.
- Thích hợp sử dụng mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam. + GV: Nhận xét
57
* Đánh giá kết quả
Tôi lựa chọn hình thức đánh giá bằng quan sát và bảng kiểm
(Bảng đánh giá được ghi lại trong phần phụ lục 5)
Nhận xét:
Qua các bảng đánh giá và quan sát học sinh thực tế trên lớp, tôi nhận thấy rằng + Học sinh hoàn thành được các nhiệm vụ mà nhóm mình được giao.
+ Tích cực đặt câu hỏi cho nhóm bạn với các nội dung kiến thức mới
+ Ngoài ra, HS đã có sự nổi trội hơn khi đưa ra được rất nhiều hình ảnh đẹp và phân loại được các sản phẩm theo từng ứng dụng của nó.
3.7.2 Hoạt động 2: Ứng dụng giải tam giác
* Hoạt động 1:
Giới thiệu hoạt động.
Phân công nhiệm vụ từng nhóm.
Hướng dẫn, gợi ý sản phẩm giác kế dễ thực hiện cho các nhóm * Hoạt động 2: Thực hành
Nhóm 1:
Nhiệm vụ: Đo chiều cao tòa nhà A3 Chiều cao thực tế: 18,6 mét
58 Kết quả đo được: Chiều cao bức tường là 17,52 mét
GV nhận xét, đánh giá sai số:
+ Khi đo, HS đã đo khoảng cách từ chân bạn đang ngắm đến chân tường trong khi đó phải đo khoảng cách từ chân giác kế đến chân tường.
+ Thước ngắm: Điểm ngắm không chính xác. Nên tạo một hình dấu cộng ở 2 đầu ống ngắm để điểm ngắm được chính xác hơn.
+ Chân thước ngắm: Nên cắm thước ngắm xuống nền đất hoặc cát để cân ngắm đứng vững và luôn vuông góc với mặt đất. Việc có 1 bạn giữ chân thước ngắm sẽ không đảm bảo chân thước ngắm luôn vuông góc với mặt đất.
Nhóm 2:
Nhiệm vụ: Đo chiều cao tòa nhà A5 Chiều cao thực tế: 22 mét
Kết quả đo: Chiều cao bức tường là 21 mét. Sản phẩm:
GV nhận xét, đánh giá sai số:
+ Thước ngắm: Điểm ngắm không chính xác. Nên tạo một hình dấu cộng ở 2 đầu ống ngắm để điểm ngắm được chính xác hơn.
Nhận xét:
59
Dựa bảo bảng đánh giá và quan sát học sinh thực hành, tôi nhận thấy:
+ HS đã xác định được vị trí cần đo, lựa chọn được vị trí đo hợp lý là bức tưởng phẳng, vuông góc với mặt đất.
+ HS đã áp dụng được kiến thức lý thuyết vào để tính toán dựa vào số đo mà công cụ các em thiết kế đo được.
+ HS đã thiết kế được 2 loại giác kế đơn giản theo hướng dẫn và sự gợi ý của GV.
3.7.3 Hoạt động 3: Thống kê trong thực tế
* Hoạt động 1:
Giới thiệu hoạt động.
Phân công nhiệm vụ từng nhóm.
Hướng dẫn, gợi ý các ý tưởng trình bày sản phẩm cho các nhóm * Hoạt động 2: Báo cáo kết quả
Nhóm 1: Kết quả số đo vòng tay phải của thành viên trong tổ 1
Sản phẩm:
60
Nhóm 3: Kết quả điều tra phương tiện đi học của các thành viên tổ 3 Loại phương tiện Tần số Tần suất
Không đi xe 1 8,3%
Xe đạp 1 8,3%
Xe điện 5 41,7%
Xe máy 5 41,7%
Tổng 12 100%
Nhóm 4: Kết quả điều tra số anh chị em ruột của các thành viên tổ 4 Số anh chị em Tần số Tần suất 1 4 33,3% 2 5 41,7% 3 2 16,7% 4 1 8,3% Tổng 12 100% * Đánh giá kết quả
Đánh giá bằng các tiêu chí trong bảng dưới với từng nhóm:
61
Nhận xét:
Dựa vào bảng đánh giá và quan sát phần thuyết trình của HS trên lớp, tôi nhận thấy: + HS hứng thú với các hoạt động giáo viên đưa ra.
+ Các kết quả khảo sát của HS chính xác.
+ Ngoài ra, HS có sự sáng tạo trong trình bày sản phẩm của nhóm mình, thiết kế các loại biểu đồ và các chất liệu khác nhau.
62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoạt động trải nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục, làm cho hoạt động giáo dục không còn bị bó hẹp trong sách vở mà gắn liền với thực tiễn đời sống, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, hình thành năng lực toàn diện cần có của mỗi HS.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, trong chương 3, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện của các thầy cô giáo tại trường THPT Lương Ngọc Quyến, tôi đã tổ chức thực nghiệm được các hoạt động trải nghiệm đã thiết kế được ở chương 2 trong thời gian thực tập tại đó với mục tiêu giúp học sinh củng cố kiến thức và những kỹ năng đã có, trên cơ sở đó phát huy tính sáng tạo và tích cực của HS. Từ đó, đánh giá được tính khả thi của quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm đã trình bày ở chương 1 và các hoạt động trải nghiệm đã thiết kế được ở chương 2.
63
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã thu được những kết quả như sau:
+ Tìm hiểu được các quan điểm về hoạt động trải nghiệm, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với trong quá trình dạy học.
+ Chỉ ra được các đặc điểm của hoạt động trải nghiệm nói chung và hoạt động trải nghiệm trong môn Toán nói riêng. Thông qua đó, tôi đã có một số ví dụ minh họa cho từng đặc điểm đó.
+ Đưa ra được quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm.
+ Dựa vào quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm, tôi đã thiết kế được một số hoạt động trải nghiệm trong môn Toán 10 cho HS
+ Trong thời gian thực tập tại trường THPT Lương Ngọc Quyến, tôi đã thực nghiệm một số hoạt động trải nghiệm đã thiết kế được và nhận được kết quả khá khả quan
Từ những điều trên, cho thấy rằng quy trình thiết kết hoạt động trải nghiệm đã đưa ra là khả thi, các hoạt động trải nghiệm đã thiết kế có thể sử dụng để tổ chức HS.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Vân Anh, (2018), Luận văn, Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học tại Trường THCS Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh phúc.
2. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình tổng thể, Chương trình giáo dục phổ
thông
4. Bộ giáo dục và Đào tạo,(2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Hoạt động trải
nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.