Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 (Trang 27 - 32)

7. Cấu trúc của khóa luận:

1.1.5 Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tất cả các phương pháp dạy học đều cho phép người học được trải nghiệm. Theo Joplin (1995), hành động đọc sách vẫn là trải nghiệm nếu người học phản hồi những thông tin từ quyển sách thông qua các yêu cầu hành động (chọn quyển sách đọc phù hợp

Năng lực đặc thù

(Hoạt động trải nghiệm) - Năng lực tổ chức hoạt động. - Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân.

- Năng lực quản lý cuộc sống. - Năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp. Năng lực công cụ - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tính toán. - Năng lực ICT Phát triển bản thân

- Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Tự chủ: tự học, tự quản lý, tự chăm sóc ... - Năng lực thẩm mĩ. - Năng lực thể chất Năng lực chung sống

- Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác.

20

với chủ đề, giải thích lí do lựa chọn quyển sách đó, chọn nội dung để giải quyết một vấn đề được đề cập trong quyển sách,...). Hành động được sử dụng với nghĩa là “nguồn” của các hoạt động trải nghiệm. Với những nguồn khác nhau, sẽ có giá trị khác nhau đối với sự tham gia và trách nhiệm của người học. Một số phương pháp dạy học trải nghiệm tiêu biểu, thúc đẩy quá trình học qua trải nghiệm: dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm, đóng vai, trò chơi, dạy học dự án, dạy học mô phỏng, nghiên cứu trường hợp.[14]

Các phương pháp giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; Giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm; Giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hoá các kinh nghiệm có được; Tạo cơ hội cho người học có kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

Học tập trải nghiệm là một mô hình nổi tiếng trong giáo dục. Theo lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb thì học tập trải nghiệm được định nghĩa như sau: “Học tập trải nghiệm là một quá trình trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm, kết quả tri thức thu được từ sự kết hợp nắm bắt và biến đổi kinh nghiệm”[19].

Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb thường được biểu diễn bằng một chu trình học tập bốn giai đoạn như Hình 2, trong đó người học tham gia vào tất cả các giai đoạn.

21

Giai đoạn 1: Kinh nghiệm rời rạc - là những trải nghiệm cụ, tình huống mới gặp phải hoặc kinh nghiệm vốn có.

Giai đoạn 2: Quan sát có suy tưởng - đặc biệt quan trong với bất kỳ mâu thuẫn nào giữa trải nghiệm và hiểu biết.

Giai đoạn 3: Khái niệm hóa - sự phản hồi đem đến một ý tưởng mới, hoặc điều chỉnh một khái niệm trừu tượng hiện có.

Giai đoạn 4: Thử nghiệm tích cực - người học áp dụng chúng vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống để thu được kết quả.

Chu trình bắt đầu với một kinh nghiệm mà học sinh đã có đó là kinh nghiệm cụ thể (concrete experience), theo sau là một cơ hội để suy ngẫm về kinh nghiệm đó. Sau đó, HS có thể khái niệm hóa hay còn gọi là khái niệm hóa trừu tượng (abstract conceptualization) và rút ra kết luận về những gì họ đã trải qua và quan sát gọi là phản ảnh qua quan sát (reflective observation). Dẫn đến những hành động trong tương lai mà học sinh thử nghiệm đó là thử nghiệm tích cực (active experimentation) với các hành vi khác nhau. Kết quả học tập của chu trình này là kinh nghiệm ban đầu cho chu trình học tập tiếp theo. Chu trình học tập dựa vào trải nghiệm diễn ra từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 và bắt đầu trở lại ở giai đoạn 1, tạo thành một vòng tròn khép kín. Quá trình học luôn tiếp diễn một cách liên tục và nhịp nhàng trên cơ sở những thành tựu, kết quả đã thu được.

Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành thông tư số 32/2018-TT- BGDĐT về chương trình Giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm là “hoạt động giáo dục bắt buộc”. Trong đó, ở cấp tiểu học hoạt động chủ yếu là thực hành vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, các hoạt động ngoài giờ như trò chơi, đố vui, thi đua... Đối với cấp trung học, các hoạt động mang thêm tính định hướng hướng nghiệp. Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ. Theo đó, có hai hình thức tổ chức

22

hoạt động trải nghiệm chính đó là tổ chức trải nghiệm trong lớp học và tổ chức trải nghiệm ngoài lớp học.

Trải nghiệm trong lớp học

(Trải nghiệm qua môn học) Trải nghiệm ngoài lớp học

Mục đích Chủ yếu: năng lực trí tuệ, kỹ năng trí tuệ

Phẩm chất nhân cách, giá trị, kỹ năng sống

Chức năng, nhiệm vụ

Giáo dục trí tuệ: biểu tượng, khái niệm, định luật, lý thuyết, kỹ năng, kỷ xảo liên quan đến tri thức

Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe, lao động: niềm tin, chuẩn mực, lý tưởng, động cơ, hành vi, lối sống,..liên quan đến xúc cảm, thái độ

Đối tượng

Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tuân theo chương trình, kế hoạch

Chuẩn mực xã hội theo nhu cầu xã hội, nguyện vọng và hứng thú của đối tượng Lĩnh vực Môn học/khoa học Chủ đề, chủ điểm, nội dung đa dạng,

phong phú Cơ chế

thi hành Con đường logic cao Tác động vào cảm xúc, nhiều khi phi logic

Thời gian Chiếm lĩnh nhanh hơn Lâu dài, bền bỉ hơn Hình thức

chủ yếu

Lớp/bài, xêmina, thực hành thí nghiệm

Nhóm/nội dung giáo dục: tập thể, hoạt động xã hội, tham quan, lao động,.. Không

gian Phòng học chủ yếu Ngoài lớp học

Phương thức

Chủ yếu cá nhân, truyền đạt, phân tích, giảng giải

Chủ yếu tập thể, trải nghiệm, biểu diễn, chiêm nghiệm,..

Kiếm tra, đánh giá

Mang tính định lượng: Kiến thức vận dụng vào thực tiễn

Mang tính định tính: kinh nghiệm, thái độ, cảm xúc, niềm tin, thói quen,...

Quản lý

Lãnh đạo: Chủ yếu GV bộ môn Quản lý: theo chương trình môn học, thi cử

Lãnh đạo: rất đa dạng

Quản lý: theo chương trình hoạt động của tập thể

23

Chương trình Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo bốn loại hoạt động chính sau: Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động theo chủ đề (Hoạt động trải nghiệm thường xuyên, Hoạt động trải nghiệm định kì), Hoạt động câu lạc bộ.[1]

Sinh hoạt dưới cờ: Đây là hình thức hoạt động được tổ chức theo quy mô toàn trường. Nội dung hoạt động sinh hoạt dưới cờ gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục, có tính định hướng, chuẩn bị cho các hoạt động của tuần và của tháng, tạo cơ hội cho HS các lớp luân phiên đảm nhận việc tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt này dưới sự hướng dẫn của lãnh đạo nhà trường, tổng phụ trách, GVCN lớp.

Sinh hoạt lớp: Tổ chức theo quy mô lớp học gắn liền với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục, sơ kết hoạt động trong tuần, chuẩn bị cho các hoạt động của tuần và tháng tiếp theo, tạo cơ hội cho tất cả HS trong lớp được tham gia các hoạt động.

Hoạt động theo chủ đề: Hoạt động theo chủ đề bao gồm Hoạt động trải nghiệm thường xuyên và Hoạt động trải nghiệm định kì: Hoạt động trải nghiệm thường xuyên được thực hiện đều đặn từng tuần hoặc tháng, thực hiện ở trường và cả ở nhà với nhiệm vụ trải nghiệm được giao như nhau đến từng học sinh. Hoạt động trải nghiệm thường xuyên đảm bảo quá trình hình thành năng lực và phẩm chất cho HS được diễn ra thực sự; giáo viên phối hợp với phụ huynh HS để hướng dẫn, theo dõi và đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. Hoạt động trải nghiệm định kì được thực hiện theo khoảng thời gian nhất định, ví dụ 2 hoạt động/học kì hay 2 hoạt động/năm học. Hoạt động trải nghiệm định kì thực hiện nội dung mang tính tổng hợp hơn, mở ra các cơ hội không gian rộng hơn và sân chơi lớn hơn để HS tăng cơ hội trải nghiệm cũng như thể hiện bản thân. Hoạt động trải nghiệm định kì đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung hoạt động, phương tiện và điều kiện thực hiện, về sự hỗ trợ của cộng đồng.

Hoạt động câu lạc bộ: Hoạt động câu lạc bộ là các hoạt động theo nhu cầu, sở thích, năng khiếu và hoạt động mang tính định hướng nghề nghiệp được thực hiện ngoài giờ học các môn văn hoá và là hình thức tự chọn.

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, “Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài

24

trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội”[4].

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)