7. Cấu trúc của khóa luận:
2.3.2 Hoạt động 2:
Giải tam giác là một nội dung trong tâm của chương trình toán 10 (chương trình hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018). Hơn nữa, ứng dụng của giải tam giác xuất hiện trong đo đạc thực tế rất nhiều. Rất nhiều bài toán thực tế được lấy làm bài tập. Để giúp HS hiểu và ứng dụng được cách đo đạc và các công vào thực tế tôi chọn chủ đề ứng dụng của giải tam giác vào thực tế.
Bước 1: Đặt tên hoạt động
Dựa vào ý tưởng áp dụng những công thức toán học vào giải một số bài toán thực tế, tôi đặt tên hoạt động là “ứng dụng giải tam giác”.
Bước 2: Xác định mục tiêu cho hoạt động
Rèn luyện năng lực sử dụng công cụ toán học (cụ thể là thiết kế, làm và sử dụng các vật dụng đo đạc) trong quá trình hoạt động.
Hiểu được các định lý sin, cosin trong tam giác.
Hiểu được cách xây dựng các công thức tính độ dài trung tuyến, diện tích tam giác.
Vận dụng được các công thức trong việc giải các bài toán tính cạnh, góc, diện tích và các bài toán thực tế
Sử dụng các công cụ đo đạc.
Năng động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình làm việc. Nghiêm túc, tự giác.
Liên hệ được nhiều ứng dụng khác trong đo đạc của các công thức đã học. Chủ động, tự giác, tích cực, hợp tác.
47
Bước 3: Xác định nội dung, hình thức thực hiện. + Nội dung:
Thiết kế giác kế theo hướng dẫn. Đo chiều cao tòa nhà
+ Hình thức: Làm việc nhóm Bước 4: Chuẩn bị hoạt động
+ Hệ thống lý thuyết cần nhắc lại
+ Video, tài liệu hướng dẫn làm sản phẩm giác kế đơn giản cho HS
+ Nguyên vật liệu phục vụ việc làm giác kế: Ống nhựa, giấy bìa, dây dọi, ...
Bước 5: Lập kế hoạch.
+ Hệ thống lại lý thuyết giúp học sinh nắm vững được lý thuyết và ứng dụng vào hoạt động một cách dễ dàng hơn.
+ Hưỡng dẫn HS thiết kế giác kế (cho HS xem video hướng dẫn). HS làm giác kế tại nhà
+ Đo đạc, báo cáo kết quả tại lớp + Đưa ra bảng đánh giá đo đạc cụ thể
Bước 6: Thiết kế hoạt động chi tiết.
(Bản thiết kế hoạt động chi tiết được trình bày trong phần phụ lục 3)